Không phải bất kỳ gamer nào cũng biết nguồn gốc ra đời, hay ý nghĩa thực sự của những thuật ngữ này.
"
Phá đảo", "
KS", "
Limit",… đó là những từ ngữ “chuyên môn” hết sức thông dụng trong cộng đồng game Việt. Khi nói hoặc viết, đại đa số các gamer đều hiểu. Tuy vậy, không phải bất kỳ gamer nào cũng biết nguồn gốc ra đời, hay ý nghĩa thực sự của những thuật ngữ này.
Câu chuyện từ hơn một thập kỉ trướcVới độ tuổi trung bình của game thủ ngày càng được trẻ hóa như hiện nay, giai thoại về những chiếc máy điện tử đầu tiên xuất hiện ở Hà Nội có lẽ không khác gì một câu chuyện cổ tích.
Ngay cả những game thủ “lão làng” đã có thâm niên nhiều năm “cày” game, nếu không nghe kể lại chưa chắc ai cũng biết rằng chỉ hơn chục năm trước, trên đường Đinh Tiên Hoàng bên bờ hồ Hoàn Kiếm đã từng có những chiếc máy thùng tiền thân của làng games Việt bây giờ.
Đó là thời hoàng kim của những chiếc máy điện tử “xèng”, điện tử “thùng” với những trung tâm mọc lên như nấm sau mưa, trở thành điểm vui chơi một thời của thế hệ trẻ thủ đô.
Một trong những trò chơi phổ biến nhất từ những thời đầu tiên ấy, phải kể đến Contra của hãng Konami. Những “game thủ” từ choai choai đến lớn ngồng thời đó đều cuốn mình theo những viên đạn, những nhân vật trong game cho đến khi 2 anh em Contra bay khỏi hòn đảo vừa chiến đấu, để lại một vụ nổ lớn và kết thúc trò chơi.
Thuật ngữ “
phá đảo” ra đời như thế đó, và được truyền miệng đến mãi tận hơn một thập kỉ sau, những lớp game thủ thế hệ Internet, game 3D, Game Online vẫn lưu truyền.
Rất nhiều “dị bản” khác như “phá băng”, “cứu công chúa”,… được các game thủ tạo nên sau này, tất cả cũng như “
phá đảo” đều hướng tới một thuật ngữ kết thúc trò chơi, hay còn gọi là “end game”, “completed game”.
[align=center]
[/align]
[align=center]Không phải dân trong nghề khó hiểu được ngôn ngữ của gamer[/align]
Sai cộng sai bằng đúngTrong khi cụm từ bất hủ “phá đảo” có hẳn một câu chuyện li kì phía sau như vậy, thì những thuật ngữ như “limit”, “KS” lại xuất phát điểm hết sức bình thường, nhưng cũng không kém phần hài hước.
“
Limit” trong tiếng Anh có nghĩa là “giới hạn”, nhưng không hiểu vì sao đã có một thời gian khá dài, đến tận ngày nay, game thủ Việt, đặc biệt ở khu vực phía Bắc, đều quy chữ “limit” về theo nghĩa “rất nhiều” (!?) Và không chỉ áp dụng vào game mà còn sử dụng như một “từ mới” trong ngôn ngữ thường ngày.
“Nhà mình có limit đồ chơi, sang đây thoải mái”,… những câu nói mang đậm chất “game” khiến những kẻ ngoại đạo không thể không tự đặt câu hỏi “Limit là gì vậy trời?”. Hóa ra, đơn giản chữ “Limit” xuất phát từ trò chơi chiến thuật Starcraft: Broodwar, một tựa game của hãng Blizzard đã có từ rất lâu đời và phát triển đến tận ngày nay như một môn eSport thể loại RTS (real-time stragety: chiến thuật thời gian thực) điển hình.
Những game thủ của “ngày xưa ấy” đâu có biết chiến thuật là gì, Starcraft đối với họ đơn giản là sản xuất thật nhiều “quân” (units) tới mức giới hạn (Limited – và hiện thông báo trên màn hình), rồi đem đi chiến đấu để giành phần thắng. Tuy vậy, khi đạt đến mức “Limited” thì số lượng units là rất lớn (thông thường là 200), và khi nhìn trực quan thì sẽ thấy đúng là “đông như quân Nguyên”. Từ “limit” được đánh đồng cùng “rất nhiều” là bởi lẽ vậy.
[align=center]
[/align]
Khi Internet du nhập vào Việt Nam cùng với cơn bão Games Online (GO), những thuật ngữ của GO cũng theo đó xuất hiện, điển hình là cụm từ “KS”.
KS là viết tắt của Kill Stealing, dùng để chỉ việc những người chơi trong các game nhập vai trực tuyến (RPG: Role Playing Game) chơi xấu khi tranh cướp quái vật của nhau lúc luyện công để lên cấp.
Tuy bị lên án, những hành động KS diễn ra đều đặn, thường xuyên trong làng GO Việt đến mức được cộng đồng gamer khổng lồ chủ yếu là lứa tuổi thanh thiếu niên biến tướng thành một ngôn ngữ phổ thông trong giới trẻ. “KS” lúc này lại được hiểu với nghĩa “tranh cướp, phỗng tay trên một cách có chủ ý”. Ví dụ điển hình “KS ghế vừa vừa thôi bạn…”. Hẳn một số độc giả là gamer khi đọc đến đây cũng thấy hơi “chột dạ” khi nhận ra đó là những câu nói quá quen thuộc được sử dụng thường xuyên, mà không nhận ra sự khác lạ trong đó.
Một thời gian trôi đi, và nhận thức của game thủ cũng được nâng lên một tầm cao mới, họ cũng nhận ra sự “sai” trong cách nói, cách viết và cách nghĩ của mình. Tuy nhiên, những cụm từ đã trở nên phổ thông đến mức ai cũng có suy nghĩ “Thôi nhỡ rồi, dùng tiếp như mọi người có ai trách mình đâu”. Và thêm một lần “sai” nữa đã nghiễm nhiên đưa những thuật ngữ game “sai” trở thành “đúng”, và được coi như một bộ phận “từ mới” trong thanh thiếu niên.
Còn bạn, là một game thủ, hay đơn thuần một người yêu game, đã bao giờ bạn nghĩ đến chính mình sẽ là “tác giả” của một “cụm từ mới” được thừa nhận như vậy chưa?