Nhiều người cho rằng âm thanh "rù rì" ở sa mạc Xiangshawan (Nội Mông) giống như tiếng thét của quỷ thần chốn địa ngục.
Hẳn các bạn sẽ ngạc nhiên khi nghe tên bài viết, bởi tại sao sa mạc lại phát ra những âm thanh "rù rì" đến như vậy. Đó là một hiện tượng bí ẩn mà các nhà khoa học đã dày công nghiên cứu suốt hơn nhiều thế kỷ qua.
Sa mạc Xiangshawan còn được biết với tên gọi Sounding Sand Desert (tạm dịch là sa mạc "biết hát") nằm ở khu tự trị Nội Mông (Trung Quốc). Sa mạc nổi tiếng với những cồn cát “biết hát” trải dài 200m, có độ cao 110m với độ dốc khoảng 45 độ.
Sa mạc phát ra "tiếng thét quỷ thần chốn địa ngục"
Tuy nhiên, sa mạc này còn xứng danh là một trong các vùng đất “khó sống” nhất trên hành tinh với những đụn cát cao cùng môi trường khí hậu khắc nghiệt. Ban ngày, nhiệt độ tại sa mạc Xiangshawan khoảng 25-40 độ C, ban đêm giảm xuống 10-15 độ C.
Có lẽ điểm đặc biệt nhất ở sa mạc này là trong quá trình đi trên cát hay trượt xuống cồn cát, bạn có thể lắng nghe được tiếng kêu “ộp ộp” của những chú ếch hay “tiếng gầm” của động cơ ô tô phát ra từ cát.
Sa mạc phát ra "tiếng thét quỷ thần chốn địa ngục"
Trước đây, nhiều người tin rằng, tiếng ca này là tiếng thét của quỷ thần chốn địa ngục. Tuy nhiên, các nhà khoa học không tin vào lời đồn đại này nên đã cố gắng nghiên cứu để lý giải được hiện tượng bí ẩn này.
Qua khảo sát sơ bộ, các nhà nghiên cứu đặt ra giả thuyết, chính sự rung động ở phía dưới bề mặt cồn cát đã tạo nên những âm thanh khác lạ đến vậy. Nhưng họ vẫn chưa lý giải được vì sao các hạt cát đó lại phát ra âm thanh cùng một lúc kỳ diệu đến vậy. Hình ảnh những chú lạc đà đi giữa sa mạc tạo ra bản nhạc du dương.
Qua bao năm nghiên cứu, nhóm nhà khoa học đến từ Pháp đã giải mã được điều này. Sau khi nghiên cứu một vài sa mạc cũng có hiện tượng này, các nhà khoa học đã tiến hành phân lập hạt cát kích cỡ khác nhau và ghi lại âm thanh khi chúng di chuyển qua không khí trong phòng thí nghiệm.
Sa mạc phát ra "tiếng thét quỷ thần chốn địa ngục"
Các nhà khoa học kết luận: “Cát biết hát” là hiện tượng phụ thuộc vào kích thước và tốc độ chuyển động của cát, tức là hạt có kích thước khác nhau sẽ di chuyển ở vận tốc khác nhau. Tuy nhiên, họ vẫn chưa hiểu làm thế nào mà chuyển động thất thường lại có thể kết hợp thành những bản nhạc khá mạch lạc đến vậy.
Một giả thuyết khác được chấp nhận rộng rãi chính là sự di chuyển của hạt cát xảy ra đồng thời, dao động ở cùng tần số. Hàng ngàn rung động nhỏ kết hợp dẫn đến sự chấn động của không khí, từ đó phát ra âm thanh.
Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học khác lại đặt câu hỏi, tại sao những khi mưa hay mùa đông thì những hạt cát đó thường câm lặng. Điều gì đã khiến những hạt cát "va đập" vào nhau và vang lên tới vậy. Do đó mà dù rất nhiều nhà khoa học vắt óc suy nghĩ, cho đến nay, họ vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân sát thực nào.
Sa mạc phát ra "tiếng thét quỷ thần chốn địa ngục"
Để phục vụ du khách muốn tận mắt chiêm ngưỡng sa mạc Xiangshawan và thưởng thức bản nhạc từ cát, một khu nghỉ dưỡng đã được xây dựng mang tên Resort Desert Lotus ở địa danh này. Khu nghỉ dưỡng được các kiến trúc sư thiết kế với mô hình như cánh buồm lướt trên cát.
Thay vì xây gạch, kiến trúc sư đã sử dụng hợp chất carbon thân thiện với môi trường, dễ hấp thu năng lượng Mặt trời và năng lượng gió từ sa mạc rộng lớn. Đi kèm với đó là các dịch vụ tuyệt hảo, đem đến cho du khách sự hài lòng nhất.
Sa mạc phát ra "tiếng thét quỷ thần chốn địa ngục"
Bạn có thể bơi lội, tập yoga, cưỡi lạc đà đi dạo, nghỉ đêm tại lều du mục hay hào hứng với những điệu nhảy múa truyền thống của dân tộc.
_________________ Facebook của Hưng
|