[Truyện cười bựa] Những Tập Tục Đẹp

Cùng chia sẻ những bài thơ, mẩu chuyện hay

Các điều hành viên: Admin, Mod, SMod

[Truyện cười bựa] Những Tập Tục Đẹp

Gửi bàigửi bởi k3posh » 16/08/2014 09:24

Phải công nhận văn phong của bác này khá thâm thúy. Coppy những mẫu chuyện hay cho anh em đọc

NHỮNG TẬP TỤC ĐẸP

Theo số liệu thống kê không chính xác của tổ chức FAP FAP – một tổ chức phi nhân đạo của Giao Hợp Quốc, thì ở Việt Nam hiện nay có khoảng 69 dân tộc anh em sinh sống. Mỗi dân tộc đều có những thói quen, những phong tục tập quán riêng biệt, rất hay, rất đẹp của mình. Và để tránh cho những nét đẹp ấy bị mai một, bị thất truyền theo thời gian thì tổ chức FAP FAP đã có văn bản đề nghị Bộ Văn hóa, Thể dục và Du lịch phải có những chương trình, kế hoạch và chiến lược cụ thể hòng quảng bá, phổ biến rộng rãi những phong tục tập quán tốt đẹp ấy, làm sao để nhân dân thủ đô và nhân dân cả nước học tập và làm theo những tập tục đầy tính nhân văn, đượm tình dân tộc ấy.
Sau đây là một số tập tục chính có tên trong danh sách mà tổ chức FAP FAP đã trình lên Bộ để quảng bá và nhân rộng:
1. Tập tục thứ nhất: Tắm truồng ở suối.
Đây là tập tục rất đẹp của phụ nữ dân tộc Thái. Cứ chiều chiều, các chị em phụ nữ Thái lại kéo nhau ra suối tắm truồng. Đủ mọi lứa tuổi, từ các cháu thiếu niên đến các em thiếu nữ, từ các chị thiếu phụ đến các cụ thiếu răng, tất cả đều tồng ngồng, tô hô giữa mây trời, núi rừng và non nước. Một cảnh tượng quá đẹp và có khả năng gây phấn khích hơn bất kì một clip trên mạng nào. Có lẽ, đó cũng là lý do mà những vùng có dân tộc Thái ở, dù vùng đó chẳng có cái danh lam thắng cảnh nào, thì lượng khách du lịch đến đó vẫn rất đông, và hầu hết khách đều là mấy thanh niên FA ở dưới xuôi, vì tình yêu với núi rừng mà không quản ngại gian lao, lọ mọ lên tận bản làng xa xôi để thăm cho thỏa cái thú (tính).
Việc tổ chức FAP FAP yêu cầu Bộ Văn hóa Thể dục và Du lịch đưa tập tục này của người Thái về phổ biến rộng rãi tại Hà Nội cũng không phải là một ý kiến tồi. Thứ nhất, Hà Nội có khá nhiều sông, hồ, có thể kể tên ra đây như Hồ Gươm, Hồ Tây, Hồ Hale, Hồ Sài Đồng, rồi thì sông Hồng, sông Kim Ngưu, sông Tô Lịch. Cơ sơ sở hạ tầng thuận lợi ấy sẽ là điều kiện lý tưởng để các chị em tắm táp. Thứ hai, nếu dạo quanh phố phường Hà Nội vào những ngày hè nóng nực này, bạn sẽ thấy những cô gái mặc mà như không mặc, quần soóc ngắn đễn nỗi đo từ cạp quần đến gấu quần chưa được một gang tay, áo hai dây mỏng tang, áo yếm hở hang, chạy xe hiên ngang. Những bộ trang phục khoe thân đó mà họ còn dám mặc thì có lẽ việc tắm truồng bên Hồ Tây cũng không phải là việc gì quá ghê gớm với họ.
Bạn hãy thử tưởng tượng xem, một chiều hè hiu hiu nắng vàng, bên Hồ Tây mơ màng, một đàn em gái tuổi teen tròn trịa nở nang, sức sống căng tràn, trên người không mảnh vải che thân, vừa kì cọ, tắm rửa, vừa cười vang. Chắc chắn nó sẽ thu hút được một lượng lớn khách du lịch trong nước và quốc tế, và nguồn thu từ du lịch của Thủ đô nói riêng và Việt Nam nói chung sẽ tăng với tốc độ phi mã (hay nói cách khác là tốc độ cưỡi ngựa).
Tuy nhiên, Bộ Văn hóa, Thể dục và Du lịch có vẻ không mặn mà lắm với đề nghị này, bởi theo họ, chưa biết lợi ích từ du lịch ra sao, nhưng chắc chắn việc để các thiếu nữ tắm truồng tập thể sẽ gây tắc nghẽn giao thông nghiêm trọng. Người ta sẽ đứng tràn cả ra đường để xem, chụp hình, quay phim. Rồi họ sẽ trèo cả lên cây, bẻ cành, bứt lá, ảnh hưởng đến cảnh quan xung quanh hồ. Rồi đám đông sẽ xô đẩy, chen lấn, ai cũng muốn chọn chỗ ngon, chỗ gần bờ để được ngắm cho rõ, được nhìn cận cảnh, chắc chắn sẽ dẫn đến xô xát, ẩu đả, chém giết nhau, gây mất trật tự công cộng. Hiện tại, Bộ vẫn đang cân nhắc đề nghị này và sẽ đưa ra câu trả lời chính thức trong thời gian sớm nhất.
2. Tập tục thứ 2: Ngủ thử
Đây là một tập tục khá lâu đời của dân tộc Cù Loi, hiện sinh sống chủ yếu ở vùng núi phía Đông Bắc Tây Nam của nước ta. Nghe cái tên của tập tục thì chắc các bạn cũng đoán ra được phần nào. Tức là nhà nào có con gái mới lớn, đến tuổi tìm chồng thì bố mẹ sẽ dựng cho một cái lều ở ngoài ngõ, đến đêm thì cho con gái ra lều đó nằm một mình. Con trai trong bản sẽ mò đến lều và ngủ thử cùng cô gái đó. Sáng hôm sau, nếu chàng trai thấy ưng cô gái thì sẽ về bảo gia đình chuẩn bị lễ sang hỏi cưới. Nếu thấy không ưng thì chỉ cần mang một con gà đến, coi như là tiền boa, thế là xong. Trước đây thì người ta quy định rằng mỗi đêm cô gái chỉ được ngủ thử với một chàng trai thôi, nhưng rồi quy định vô lý này đã bị đám trai bản cũng như đích thân các cô gái đó phản đối kịch liệt. Vì vậy nên bây giờ, trong một đêm, các cô gái có thể cùng lúc ngủ thử với bao nhiêu chàng trai tùy thích, miễn là có đủ sức khỏe.
Đây là một tập tục đậm chất nhân văn, bởi nó đề cao sự hòa hợp trong đời sống tình dục vợ chồng, giúp các cô gái tránh khỏi nguy cơ lấy phải chồng yếu sinh lý, liệt dương, và cũng giúp các chàng trai không bị vớ phải những cô vợ bị lãnh cảm, không hứng thú với chuyện chăn gối.
Thực ra, không cần phải tới khi tổ chức FAP FAP đề nghị, ngay từ một vài năm trước đây, Bộ Văn hóa, Thể dục và Du lịch đã thử cho áp dụng tập tục này ở một số quận nội thành của Hà Nội. Tuy nhiên, chỉ một thời gian ngắn sau đó thì rất nhiều gia đình ở Hà Nội đã xin rút lui, không học tập và áp dụng theo tập tục này nữa. Lý do mà họ đưa ra đó là cách tuyển chồng này không khả thi. Họ bảo rằng con gái họ đã nằm ngoài lều ròng rã mấy tháng trời, đêm nào cũng tiếp từ 7 đến 10 anh vào ngủ thử, ấy vậy mà chưa thấy anh nào đưa gia đình dẫn lễ đến xin cưới cả, chỉ toàn thấy các anh ấy mang gà đến thôi. Thậm chí có một số anh còn chẳng có gà, cứ vậy là chuồn luôn.
Chưa hết, khi các cán bộ văn hóa bất ngờ ập vào một số lều để kiểm tra tình hình hoạt động thì phát hiện thấy rất nhiều đối tượng đến ngủ thử không phải là các chàng trai trẻ đang độ tuổi tìm vợ mà lại là những bác trung niên, những cụ ông đầu hai thứ tóc. Đồng thời, họ không giao dịch bằng gà mà lại dùng tiền mặt. Khi cán bộ văn hóa yêu cầu gọi bố mẹ ra để đối chất thì các cô ấy cứ ấp a ấp úng, rồi vòng vo, quanh co, nói là bố mẹ chết hết rồi, tự mình dựng lều lên để tìm chồng. Sau khi điều tra, lấy cung và dùng nhục hình thì cơ quan công an mới phát hiện ra rằng các cô này đều từ Quất Lâm và Đồ Sơn dạt lên đây, lợi dụng tập tục ngủ thử này để dựng lều kiếm ăn.
Với những mặt trái và bất cập đó, dù mang tính nhân văn khá cao nhưng sẽ thật khó để Bộ Văn hóa, Thể dục và Du lịch một lần nữa chấp nhận quảng bá và phổ biến tập tục này tại thủ đô.
3. Tập tục thứ 3: Cô dâu chú rể động phòng ngay tại hội trường cưới, trước sự chứng kiến của quan viên hai họ cùng bạn bè gần xa và bà con xóm giềng.
Tập tục này thì dễ hiểu rồi, tức là ngay trong đám cưới, sau khi trao nhẫn cho nhau xong, chú rể và cô dâu sẽ tiến hành giao hợp ngay trên bàn tiệc, trước sự chứng kiến và cổ vũ của hai bên gia đình, bạn bè, quan khách. Xét về tính nhân văn thì tập tục này còn có ý nghĩa cao cả và quảng đại hơn tập tục thứ 2 gấp nhiều lần.
Thứ nhất, nó đề cao việc giữ gìn trinh tiết của cô dâu. Nếu cô dâu không còn trong trắng nữa thì lập tức gia đình hai bên cùng toàn thể mọi người có mặt ở lễ cưới ngày hôm đó sẽ biết ngay, rồi họ chê cười, nói đểu. Các cô gái khác sẽ lấy đó làm gương mà không dám dâng hiến cho người yêu trước khi cưới nữa. Thứ hai, nếu đó là lần đầu tiên của cả cô dâu và chú rể, chắc hẳn hai người họ sẽ có những khó khăn, bỡ ngỡ, loay hoay, không biết phải tiến hành thế nào. Lúc đó, hai bên gia đình cùng toàn thể bạn bè, họ hàng sẽ trợ giúp, góp ý, đưa ra những lời khuyên, truyền đạt lại những kinh nghiệm của bản thân mình, giúp cho cô dâu và chú rể tìm thấy tiếng nói chung, cùng nhau lên đỉnh, hướng tới sự hòa hợp lâu dài trong chuyện chăn gối.
Trong trường hợp chú rể ngu quá, nói mãi mà không hiểu, chỉ mãi mà không làm được thì một hoặc nhiều người đàn ông thuộc hai bên gia đình hoặc bạn bè quan khách sẽ xung phong lên làm mẫu, thực hành trực tiếp với cô dâu ngay tại bàn. Làm cho đến khi nào chú rể hiểu và thực hiện lại đạt yêu cầu thì mới thôi.
Với ý nghĩa nhân văn cao cả như vậy, nhiều khả năng Bộ Văn hóa, Thể dục và Du lịch sẽ chấp nhận quảng bá và phổ biến tập tục này. Tuy nhiên, một số lãnh đạo của Bộ cho biết: hiện nay hội trường để tổ chức đám cưới ở thủ đô còn khá nhỏ, nếu tập tục này được phổ biến rộng rãi và đi vào đời sống của nhân dân thì chắc chắn các hội trường này sẽ quá tải bởi số người muốn tham dự đám cưới là vô cùng lớn. Sẽ có nhiều người không hề được mời, không hề quen biết với cô dâu chú rể nhưng vẫn tới dự. Một điều đáng lo nữa là sẽ có rất nhiều người bỏ việc nhà, chểnh mảng việc cơ quan, chỉ nhăm nhe, dò la xem ở đâu có đám cưới là mò tới dự. Rõ ràng, nó sẽ làm ảnh hưởng lớn đến hiệu quả và năng suất lao động của thủ đô nói riêng và của cả nước nói chung.
Dẫu vậy, với tư cách là một nam thanh niên nhà nghèo, thất nghiệp, FA, tôi tha thiết mong Bộ Văn hóa, Thể dục và Du lịch sẽ phê duyệt và cho phép quảng bá, phổ biến rộng rãi các tập tục tốt đẹp kể trên vào đời sống của nhân dân thủ đô và nhân dân cả nước, giúp những thanh niên như tôi có cơ hội được tiếp cận với những cái mới, cái lạ, cái hay, cái đẹp, những thứ mà nếu cứ như bây giờ, chắc chẳng bao giờ những thằng FA nhà nghèo như tôi được trải nghiệm. Rất mong nhận được thông tin tốt lành từ Bộ.
Tác giả: Vo_tonq_danh_meo
Link nguồn: https://facebook.com/truyencuoibua
Sửa lần cuối: NgoHaiThien 16/08/2014 09:26
Tâm trạng
.
Chúc cho năm mới sum vầy
Mừng năm Đinh Dậu tràn đầy niềm vui
Năm nay quyết tiến, không lùi
Mới tình, mới bạn, niềm vui đong đầy
Hình đại diện của thành viên
k3posh
☀️12/30☀️
☀️12/30☀️
 
Bài viết: 2067
Ngày tham gia: 24/10/2012 20:52

Quay về Thơ, truyện ngắn

 


  • Chủ đề tương tự
    Trả lời
    Xem
    Bài viết mới nhất

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến21 khách