Còn đây là hồi 2
Đại Họa Lâm Đầu
Vũ Văn Hóa Cập đứng trên đài chỉ huy của chiến thuyền,phóng mắt nhìn sang hai bờ của Đại Vận Hà.
Lúc này trời còn chưa sáng, dưới ánh sáng của những chiếc đèn trên năm chiến thuyền lớn, tinh nguyệt trên trời ảm đạm thất sắc tựa hồ như đang biểu thị thế lực củaVũ Văn phiệt của y đang ngàycàng hưng vượng, khiến cho các sĩ tộc ở phương Nam cũng mất đi cả sự huy hoàng trong quá khứ.
Vũ Văn Hóa Cập niên kỷ ước chừng ba mươi, thân hình cao gầy, tay chân đều dài, diện dung khắc khổ, thần sắc lạnhlùng, đôi nhãn thần thâm sâu mạt trắc, đem lại cho người ta ấn tượng y là kẻ lãnh tâm vô tình, song cũng có một thứ bákhí trấn nhiếp lòng người.
Năm chiếc chiến thuyền này là do đích thân khai quốc công thần đã quá cố của Đại Tùy Dương Tố tự tay thiết kế, giám sát thi công, được mệnh danh là Ngũ Nha Đại Hạm, trên sàn thuyền có năm tầng lầu, cao tới mười hai trượng, mỗi chiếc có thể chứađược tám trăm quân sĩ.
Năm cánh buồm đều được căng hết cỡ, đoàn thuyền lướt xuống hạ lưu Đại Vận Hàvới tốc độ còn nhanh hơn cả khoái mã bôn hành.
Mục quang của Vũ Văn Hóa Cập dừng lại trên đỉnh tòa cung điện ló ra sau những rặng cây hai bên bờ sông, đó là một trong hơn bốn mươi tòa hành cung mà Tùy Dạng Đế Dương Quảng đã cho xây dựng dọc hai bên bờ Vận Hà năm ngoái.
Tùy Dạng Đế Dương Quảng sau khi kế vị đã hạ lệnh thiênhạ khai thông Đại Vận Hà, nốiliền giao thông hai miền nam bắc, đáp ứng được nhu cầu cấp thiết về quân sự và kinhtế của thời đại. Nhưng việc xây dựng hành cung và trồngdương liễu dọc hai bên bờ sông thì quả thật là một chuyện hết sức vô bổ, hao tài tốn của, tổn hại sức dân.
Thủ hạ tâm phúc của Vũ Văn Hóa Cập, Trương Sĩ Hòa đứng sau lưng y cung kính nói:
– Trước khi trời sáng chúng ta có thể đến được Giang Đô, tổng quản đại nhân chuyến này có thể đoạt được TrườngSinh Quyết hiến cho hoàng thượng, quả là công đức vô lượng!
Vũ Văn Hóa Cập nhếch mép nở một nụ cười khó hiểu, nhạtgiọng nói:
– Thánh thượng say đắm thuật trường sinh bất tử của đạo gia, quả thực khiến ngườita thấy buồn cười. Nếu như thực sự có thuật này, vậy thì sớm đã có người trường sinh bất tử rồi, thế nhưng bao nhiêu bậc tiên hiền của đạo gia có ai thoát khỏi được cái chết đâu?