THIÊN THẦN VÀ ÁC QUỶ
Tác giả: Dan Brown
Dịch giả: Văn Thị Thanh Bình
chương 21-phần 2
Langdon ghé mắt nhìn vào ống nhòm. Phải mất một lúc anh mới xác định được hình ảnh trước mắt mình.
Và anh đã nhận ra.
Vật thể đó không nằm dưới đáy hộp như anh tưởng, nó trôi bống bềnh ở giữa - mộtgiọt trông giống hệt như thuỷ ngân đang lấp lánh. Như thể có phép màu, chất lỏng đó bay lượn, nhào lộn trong không trung. Những giọt sóng kim loại gợn lăn tăn trên bề mặt của nó. Thứchất lỏng treo lơ lửng này làm Langdon nhớ đến một bộphim anh đã từng xem về một giọt nước trong zero. Mặc dù biết giọt chất đó cựcnhỏ, anh vẫn có thể nhìn thấy từng khe nhỏ đang chuyển động và dập dờn như quả cầu plasma chầm chậm cuộn mình trong khôngtrung.
- Nó đang… bập bềnh, - anh nói.
- Tốt nhất là nên như vậy, - Vittoria đáp. - Phản vật chất cực kỳ không ổn định. Xét về mặt năng lượng, phản vật chất là hình ảnh phản chiếu của vật chất, vì vậy chúng sẽ ngay lập tức huỷ diệt lẫn nhau nếu tiếp xúc với nhau. Tất nhiên, giữ cho phản vật chất tách biệt khỏi vật chất là một thách thức lớn, vì mọi thứ trên trái đất này đều làm bằng vật chất. Những mẫu này phải được cất giữ ở những nơi nó không bao giờđược chạm vào bất cứ cái gì- kể cả không khí.
Langdon kinh ngạc. Trong môi trường chân không ư?
Những cái bẫy phản vật chất này…, - Kohler đột ngột ngắt lời, mặt đầy vẻ ngạc nhiên khi ông ta lướt ngón tay xanh xao của mìnhquanh đế hộp - đều do cha cô thiết kế à?
- Sự thật thì chúng do tôi thiết kế, cô gái đáp.
Kohler ngước nhìn lên.
Giọng nói của Vittoria vẻ đầy khiêm tốn:
- Cha tôi tạo ra những hạt phản vật chất đầu tiên nhưng lại lúng túng không biết nên lưu giữ chúng thế nào. Tôi đã nảy ra ý tưởng về những cái hộp này. Những vỏ hộp bằng công nghệ nano tổng hợp kín khívới các nam châm điện ngược chiều ở hai đầu.
- Có lẽ tài năng của cô vượttrội hơn ông ấy rồi đấy.
- Không hẳn đâu. Tôi lấy ý tưởng này từ thiên nhiên. Những con sứa Bồ Đào Nhathường bẫy cá giữa các xúctu của chúng, dùng tế bào điện châm. Tôi cũng dùng nguyên tắc tương tự. Mỗi hộp có hai nam châm điện, mỗi đầu một cái. Từ trường ngược chiều nhau đan xen ở giữa và giữ các phàn vật chất lơ lửng giữa chân không.
Langdon nhìn lại chiếc hộp. Phản vật chất đang trôi bồng bềnh trong chân không, không chạm vào bất cứ thứ gì. Kohler nói đúng. Quả là thiên tài.
- Thế còn nguồn năng lượng cho những nam châm thì lấy ở đâu? - Kohler thắc mắc.
Vittoria chỉ tay:
- Trong cột, dưới cái bẫy. Những cái hộp này được bắtvít vào một chân đế liên tụcnạp điện, cho nên nguồn năng lượng cho những thỏi nam châm này không bao giờ cạn.
- Còn nếu như năng lượng cạn kiệt thì sao?
Hiển nhiên là phản vật chất sẽ thoát khỏi tình trạng bị treo lơ lửng, rơi xuống đáy hộp, và chúng ta sẽ thấy sự huỷ diệt.
Langdon căng tai nghe ngóng:
- Sự huỷ diệt? - Anh không thích nghe từ đó chút nào.
Vittoria dường như không để ý.
- Vâng. Nếu phản vật chất tiếp xúc với vật chất, cả hai sẽ bị phá huỷ ngay tức khắc. Các nhà vật lí gọi đây là quá trình "huỷ diệt".
Langdon gật gù:
- À, ra thế.
- Đó là phản ứng đơn giản nhất trong tự nhiên. Một hạtvật chất và một hạt phản vật chất kết hợp lại với nhau tạo ra hai hạt mới - gọi là photon. Một photon chỉ là một luồng ánh sáng nhỏ li ti.
Langdon đã từng đọc về photon - các hạt ánh sáng -dạng thuần khiết nhất của năng lượng. Anh cố kiềm chế không hỏi chi tiết thuyền trưởng Kirk sử dụngngư lôi photon trong việc chống lại quân Klingons(2).
- Vậy nếu phản vật chất rơi xuống, chúng ta sẽ nhìnthấy một luồng sáng nhỏ?
Vittoria nhún vai:
- Còn phải xem anh định nghĩa thế nào là nhỏ. Lại đây, tôi sẽ cho anh xem. - Cô với lấy một cái hộp và bắt đầu mở vít, tháo hộp khỏi bục sạc điện.
Bất ngờ, Kohler hét lên kinhhoàng và nhào tới, dập vàolay cô gái:
- Vittoria! Cô điên rồi!
Chú thích:
(1) Pozitron: Phản rất nhỏ của vật chất có điện tích dương và có cùng khối lượng với electron.
(2) Thuyền trưởng Kirk và quân Klingons là những nhân vật nổi tiếng trong bộ phim truyện giả tưởng Star Trek.