THIÊN THẦN VÀ ÁC QUỶ
Tác giả: Dan Brown
Dịch giả: Văn Thị Thanh Bình
chương 82-phần 1
Tại CERN, cô thư ký Sylvie Baudeloque cảm thấy đói bụng và muốn về nhà. Nhưng rủi thay, Kohler đã vượt qua cơn nguy kịch. Ông ta vừa gọi điện, không phải là đề nghị, mà là yêu cầu Sylvie làm thêm giờ. Không một lời giải thích.
Bao năm nay, Sylvie đã tự dặn mình không nên để bụng sự trái tính trái nết của Kohler - sự im lặng, thóiquen kỳ quặc muốn dùng chiếc máy quay phim kỳ dị của ông ta để ghi lại tất cả các cuộc gặp gỡ. Chị thầm ước con người này sẽ có lần bắn nhầm phải chính mình khi đang bắn súng trường trong trường bắn giải trí của trung tâm. Nhưngrõ ràng ông ta là một xạ thủrất cừ.
Lúc này, ngồi một mình bên bàn làm việc, Sylvie thấy bụng đang sôi lên ùng ục. Kohler vẫn chưa quay lại, cũng chẳng có một lời chỉ dẫn về công việc của chị tối nay. Ngồi một mình mà chịu đói kiểu này thật là chán, chị thầm nghĩ. Sylvie để lại trên bàn một lời nhắn cho Kohler, định chạy ù sang khu nhà ăn của viện để kiếm thứ gì ăn qua loa cho đỡ đói.
Nhưng Sylvie không thực hiện được ý định đó.
Đi ngang qua khu giải trí của CERN, một dãy phòng cótrang bị ti-vi chị nhận thấy tất cả các phòng này đều đầy chật người, rõ ràng là những nhân viên này đã bỏ ăn tối để vào đây xem thời sự. Hình như có chuyện động trời. Sylvie bước vào phòng đầu tiên. Phòng này thấy toàn những anh chàng lập trình viên trẻ tuổi. Trông thấy hàng chữ lớn trên ti-vi, Sylvie há hốc mồm.
THẢM HỌA TẠI VATICAN
Nghe xong bản tin, Sylvie không dám tin vào tai mình. Một hội kín sát hại các Hồngy Giáo chủ? Để chứng minh điều gì? Lòng căm thù của họ ư? Địa vị thống trị của họ ư? Hay sự ngu dốt của họ?
Nhưng điều kỳ quặc là bầu không khí trong căn phòng này không một chút buồn bãhay ủ rũ.
Hai anh chàng kỹ thuật viêntrẻ tuổi chạy qua, tay vẫy vẫy những chiếc áo phông in ảnh Bill Gates và lời nói của nhà tỉ phú này: RỒI MỘTNGÀY CÁC KỸ THUẬT VIÊN MÁY TÍNH SẼ THỐNG TRỊ THẾ GIỚI.
- Illuminati! - Một người hô to. - Tôi đã bảo là hội này có thật mà lại!
- Không tin nổi! Cứ tưởng chỉ là một trò chơi thông thường.
- Họ giết Giáo hoàng rồi, các bạn ơi! Giáo hoàng cơ đấy!
- Ối dào! Anh được bao nhiêu điểm rồi hả?
Tất cả cười rộ lên.
Sylvie sững sờ. Là một con chiên mộ đạo làm việc cùng những nhà khoa học, đôi khichị phải chịu đựng những lời xầm xì vô thần đầy báng bổ, nhưng những anh chàng này dường như vô cùng phấn khích trước mất mát của giáo hội. Làm sao họcó thể nói những lời báng bổ đến thế? Sao họ lại căm thù nhà thờ đến thế?
Trong tâm thức của Sylvie, nhà thờ chỉ là một tổ chức vô hại… một nơi tràn ngập tình yêu thương và sự chia sẻ… đôi khi chỉ là nơi người ta đến để hát to lên mà không sợ bị người khác để ý.
Nhà thờ là nơi in dấu nhữngsự kiện quan trọng trong đời chị - đám tang, đám cưới, lễ rửa tội, những ngày lễ - và nhà thờ chẳng bao giờ đòi hỏi gì để đổi lại cho vai trò của nó. Thậm chítiền quyên góp cũng là tùy tâm. Sau những buổi giảng bài ngày Chủ nhật ở nhà thờlũ trẻ trở nên đáng yêu hơn, tâm hồn chúng đầy ắp những ý tưởng giúp đỡ người khác và sống tốt hơn. Những cái đó có gì là xấu?
Sylvie luôn ngạc nhiên khi thấy những người được cholà lỗi lạc ở CERN không thể nào hiểu nổi tầm quan trọngcủa nhà thờ.
Chẳng lẽ họ thực sự tin rằngnhững hạt quark và meson có thể tác động đến những người bình thường? Rằng các phương trình có thể thực sự thay thế cho niềm tin vào đấng tối linh?
Choáng váng, Sylvie bước dọc hành lang, qua những phòng giải trí khác. Tất cả các phòng có ti-vi đều chật cứng. Lúc này, chị bắt đầu thắc mắc về cuộc gọi từ Vatican mà Kohler nhận lúc trước. Trùng hợp ngẫu nhiên? Rất có thể. Đôi khi Vatican vẫn gọi điện cho CERN, một động thái có tính chất ngoại giao trước khi đưa ra một lời bình luận gaygắt nào đó về những nghiên cứu ở đây - gần đâynhất là thành tựu đột phá của CERN về công nghệ nano, lĩnh vực mà giáo hội vẫn chỉ trích vì e ngại những liên quan của nó đếncông nghệ gen. CERN chẳng bao giờ để ý.