THIÊN THẦN VÀ ÁC QUỶ
Tác giả: Dan Brown
Dịch giả: Văn Thị Thanh Bình
chương 94-phần 2
...Các người đã chiến thắng áp đảo bằng cách biến những chân lý vốn được coi là linh thiêng trở nên không còn thích hợpnữa. Tôn giáo không thể theo kịp các người. Khoa học phát triển theo cấp số nhân. Nó tự nuôi lớn bản thân mình, y như những convirus. Mỗi bước đột phá lại mở đường cho những bước dột phá tiếp theo. Loài người phải mất hàng ngàn năm mới phát triển được cái bánh xe lên thành chiếc xe hơi. Nhưng chỉ sau đó vài thập kỷ, nhân loại đã có thểbay vào vũ trụ Giờ đây, sự phát triển của khoa học chỉ còn tính bằng tuần. Chúng ta đang lao rất nhanh,, đến mức không thể kìm giữ nổi. Sự rạn nứt giữa các cá thể đang lớn dần lên, tôn giáo thì đã bị bỏ lại đằng sau, loài người đối mặt với một khoảng trống trong tâm hồn. Chúng ta vật vã kiếm tìm ý nghĩa của cuộc sống. Và chúng ta đã bắt đầu cảm thấy tuyệt vọng. Chúng ta trông thấy các vật thể bay không xác định (UFO), thử nghiệm thần giao cách cảm, tìm hiểu về những kinh nghiệm thoát xác… tất cả những thứ đó đều mang mộtlớp vỏ khoa học, nhưng thậtra đều vô nghĩa. Đó thực ra là những tiếng khóc tuyệt vọng của tâm hồn trong thời hiện đại, cô độc và bị giày vò, không thể tìmthấy ý nghĩa của bất kỳ hiện tượng nào nếu tách rờikhoa học và kỹ thuật.
Hồng y Mortati nhoài người về phía trước. Cũng như ngài, toàn bộ Hồng y đoàn và tất cả mọi người trên tráiđất đang lắng nghe từng từ một. Giáo chủ Thị thần không tỏ ra hùng biện, cũngchẳng đả kích. Không hề nhắc đến kinh thánh hay Chúa Giê-su.
Toàn những ngôn từ hiện dại, giản dị, không màu mè. Nghe như thể chính Chúa trời đang lên tiếng, và dùngmột thứ ngôn ngữ rất hiện đại… để chuyển tải bức thông điệp cổ xưa của mình.Lúc này thì Hồng y Mortati đã hiểu vì sao cố Giáo hoàng lại ưu ái con người này đến vậy. Trong một thếgiới đầy những hoài nghi, lãnh cảm và sự sùng bái khoa học kỹ thuật như thời nay, một người vừa rất thực tế, vừa có khả năng lay động hồn người như Giáo chủ Thị thần đúng là tương lai của giáo hội.
Lúc này, những lời nói của Giáo chủ Thị thần càng trở nên mạnh mẽ hơn.
- Các người nói rằng khoa học sẽ cứu rỗi chúng ta. Cònta lại cho rằng chính khoa học sẽ tiêu diệt chúng ta. Từthời Galileo, Giáo hội đã ra sức ngăn cản những bước tiến tàn nhẫn của khoa học,đôi khi bằng những phương thức sai lầm nhưng với một mục đích cao cả và từ bi. Bất chấp điều đó, sức cám dỗ của khoa học quá lớn, và con người không thể chiến thắng được nó. Các người hãy nhìn lại mà xem, khoa học có giữ lời hứa đâu.Hứa hẹn về sự đơn giản vàhiệu quả, nhưng khoa học lại đẻ ra sự hỗn loạn và ô nhiễm. Chúng ta, một loài vật điên loạn và cô đơn, đang bước trên con đường tuyệt diệt.
Giáo chủ Thị thần ngừng lại giây lát, mắt hướng thẳng vào ống kính máy quay.
- Đức Chúa Khoa học này là thế nào? Chúa gì mà chỉ mang lại cho con người sức mạnh, nhưng không ban chonhân loại một quy tắc đạo đức về cách thức sử dụng sức mạnh đó? Chúa nào mà đưa cho một đứa trẻ ngọn lửa để chơi, nhưng lại không cảnh báo nó về những nguy hiểm của trò chơi đó? Ngôn ngữ của khoa học không đề cập đến cái tốt và cái xấu. Những cuốn sách giáo khoa về khoa học tự nhiên dạy người ta cách chế tạo bom nguyên tử nhưng lại không có bất cứ chương nào bàn xem đặc tính của nó là tốt hay xấu.
Ta xin tuyên bố với giới khoa học rằng nhà thờ đã mệt mỏi rồi. Sau bao nhiêu nỗ lực để nhắc nhở về cái tốt và cái xấu, Giáo hội đã kiệt sức. Các nguồn lực của chúng ta đã cạn sau những chiến dịch để trở thành đối trọng cho những cố gắng của các người nhằm tạo ra những con chíp nhỏ hơn nữa, và những khoản lợi nhuận lớn hơn nữa. Chúng ta đã tự hỏi tại sao khoa học không thể tự kiềm chế bản thân nó, nhưng làm sao các người có thể làm được điều đó? Thế giới của các người tiến bộ nhanh đến nỗi nếu bất kỳ kẻ nào dừnglại để cân nhắc những hệ luỵ từ phát kiến của chính mình thì sẽ bị kẻ khác qua mặt ngay lập tức. Thế là cácngười cứ tiến về phía trước. Các người tạo ra những loại vũ khí giết người hàng loạt, để rồi chính Đức Thánh Cha phải đikhắp thế giới để khuyên nhủ các nhà lãnh đạo cố gắng kiềm chế.
Các người tạo ra các mầm sống trong ống nghiệm, để rồi nhà thờ lại phải nhắc cácngười về những tác động đạo đức của phát kiến ấy. Các người khuyến khích nhân loại liên lạc bằng điện thoại di động, máy tính, mànhình video, để rồi chỉ có nhà thờ mở rộng cửa và nhắc nhở các con chiên của mình hãy giao tiếp với nhau theo đúng cách mà đáng ra phải luôn luôn như thế. Các người thậm chí còn nhân danh y học để giết hại những mầm sống chưa chàođởi, để rồi Giáo hội lại phải chỉ ra tính nguỵ biện trong những luận cứ ấy.
Và các người cũng luôn cho rằng Giáo hội là dốt nát. Nhưng kẻ thực sự dốt nát làai đây? Là người không thể định nghĩa được sấm chớp,hay là kẻ không biết kính trọng sức mạnh vĩ đại của hiện tượng ấy? Giáo hội luôn mở rộng lòng đối với các người, và với toàn nhânloại, thế nhưng chúng ta càng mở rộng lòng, thì các người càng đẩy chúng ta ra xa hơn nữa...