Lời Nguyền Ngôi Trường Cổ
Chương IV Gloomy Sunday
Bài hát Demons lúc này đang đến đoạn cao trào, nhịp điệu càng dồn dập...
"Wake me up and let's go!!!"
Tôi đuối sức, đôi mắt mờ dần, trong khi những "xúc tua" ấy vẫn tiếp tục xiết chặt...
"I'm about to explode!!!"
Giống như lời bài hát, người tôi nổ tung...kèmmột theo tràn cười ma quái!
Khắp nền nhà là những bộ phận cơ thể vương vãi khắp nơi...đầu, mắt, mũi, hai cánh tay, đôi chân...hoà vào màu đỏ đặc sệt - máu...Và tôi nhận ra, những thứ ấy là của tôi...Quá hoảng sợ, gần đó có cái miệng nhăn nhúm, hét lên thật to: Á!!!
Câu hát cuối cùng vang lên: "The demons's in my dreams..."
_________
"Hộc...hộc"... Tôi bật người tỉnh dậy sau cơn ác mộng khủng khiếp, mồ hôi vãi ra như tắm,tim đập như muốn vỡ cả lồng ngực, từng hơi thở mệt mỏi vang lên muốn xé tan không gian...Thật sự kinh hãi, không ngờ những chuyện lúc chiều lại ám ảnh tôi đến thế.
Lấy bình tĩnh, tôi bước ra khỏi giường, bật đèn, mở quạt lên cho đỡ nóng bức. Nhìn lên đồng hồ thì cũng đã 0 giờ kém 5 rồi, biết làmgì cho bớt cảm giác sợ hãi đây? Lướt net là giải pháp hữu hiệu nhất. Tôi với tay mở máy tính, vào trang quen thuộc - Facebook.
Lang thang Facebook một lúc cũng chán, tôi vào Google nhưng chả biết đánh từ khoá gì. Nhớ lại chuyện lúc chiều, tôi nhớ tới bài hát Gloomy Sunday, tôi tò mò gõ vào từ khoá"Gloo.." tạch tạch!
Enter!
Ôi, hơn 12 triệu kết quả trong 0,17 giây. Thấycái tít "Gloomy Sunday - Bài hát cướp đi sinh mạng gần 100 người" tôi click vào ngay.
"Gloomy Sunday là tên của một bài hát kể về một tình yêu đã mất. Thật đúng như tựa đề của nó, bài hát được viết vào một ngày chủ nhật thật ảm đạm của tháng 12 năm 1932 bởi một nhà soạn nhạc tên là Reszo Seress. Reszo thường nằm nguyên ngày trong căn phòng của mình ở thủ đô Paris. Người phụ nữ anh yêu vừa cự tuyệt tình yêu cao thượng của anh. Reszo luôn luôn tôn thờ tình yêu củamình, nên vì vậy anh đã phải đau khổ thật nhiều khi tình yêu của anh bị từ chối. Trong nỗi thất vọng, anh đã sáng
tác ra bài hát sầu thảm nhất trong đời. Khi bài nhạc được hoàn thành, Reszo cảm thấy nhẹ nhàng hơn đôi chút trong lòng. Tuy nó không bù vào nỗi mất mát tình yêu to lớn kia,nhưng bài hát của anh ta thật hay - đủ hay đểđược đưa vào đĩa nhạc thời bấy giờ. Khi Reszo cố gắng bán Gloomy Sunday, thoạt đầuanh đã gặp nhiều khó khăn khi tìm người tiêu thụ. Các nhà sản xuất đĩa nhạc cho rằng bài hát nghe rất lạ và quá buồn thảm để trở thành một đĩa nhạc có giá trị. Một nhà sản xuất đã viết rằng: "Có cả một mối tuyệt vọng bị cưỡng ép thật kinh khủng trong bài hát ấy.Tôi không nghĩ rằng nó sẽ đem lại điều gì hay ho cho người nào nghe nó". Ca khúc Gloomy Sunday Nhưng không vì thế mà Reszongừng cố gắng để tìm mối tiêu thụ. Cuối cùng,
anh ta đã tìm được một nhà sản xuất chịu phát hành nhạc của anh. Khi bài hát được tung ra thị trường cũng là lúc
nhiều sự việc lạ lùng bắt đầu xảy ra. Một người đàn ông đang ngồi trong một quán café đông đúc tại Budapest đòi ban nhạc chơi bản Gloomy Sundaỵ. Người đàn ông ngồi tại bàn ông ta vừa nhấp rượu champagne vừa lắng nghe bài nhạc. Khi bản nhạc chấm dứt, người đàn ông trả tiền, rời khỏi quán, và vẫy một chiếc xe taxi. Vừa ngồi vào trong xe, ông ta liền lôi ra một khẩu súngvà tự kết liễu đời mình. Tác giả bài hát Reszo Seress Vài ngày sau đó, một cô gái bán hàng thật trẻ đã tự treo cổ tại Berlin. Nằm phía dưới chân của cô gái là tờ nhạc của bài Gloomy Sunday. Một cô thư ký xinh đẹp tại New York tự tử trong căn apartment bằng hơi ga đã để lại một mẩu giấy nhỏ xin yêu cầu bản nhạc Gloomy Sunday được chơi vào buổi lễ an táng cô. Khắp thế giới, có nhiều bàitường trình về những cái chết liên quan đến bài hát ây. Ca sĩ chết trong lúc hát. Người ta chết trong lúc nghe. Cuối cùng thì công ty truyền thông Anh Quốc phải cấm hẳn bài Gloomy Sunday vào những buổi phát thanh thường lệ trên làn sóng. Công ty này không thể làm ngơ trước những lời phiền hà đến từ bài hát ấy. Tác giả bài hát và cô người yêu của anh Bài hát dường như ảnh hưởng mọi người không phân biệt gì đến tuổi tác hay tầng lớp. Một người đàn ông 80 tuổi tự hủy diệt đời mình bằng cách nhảy từ cánh cửa sổ lầu bảy xuống trong khi bài nhạc đang hát. Một cô gái 14 tuổi chết đuối khi trong tay còncầm một bản copy của bài Gloomy Sunday. Một nạn nhân trẻ tuổi khác, một cậu bé sai vặt người Ý, đang đi ngang một người ăn xin trên lề đường đang hát bản nhạc Gloomy Sunday đột nhiên dừng lại, để chiếc xe đạp của cậu sang
một bên, tiến dần đến chỗ người ăn xin và cho ông ta hết số tiền mà cậu đang có. Sau đó chẳng một lời nào, cậu bé đi đến một cây cầu gần đấy và tự nhảy xuống tìm lấy cái chết.