Bang hộiTiền mặt: 0 Xu Trò chơiHộp quà giáng sinhThứ Bảy, 19:31:47 - 23/11/2024
Cùng chia sẻ những bài thơ, mẩu chuyện hay

Các điều hành viên: Admin, Mod, SMod

[truyen ma]Dao si tan mang ki

Re: [truyen ma]Dao si tan mang ki

#4 » Gửi bài gửi bởi ZzasagazZ » 18/02/2013 13:35 » @177533

Chuyện thứ ba: Thầy phù thủy Vào những năm trước khi Chiến
tranh Biên giới xảy ra, ở quê em
ngoài những nghề như làm nông,
thủ công, buôn bán thì còn có một
nghề rất đặc biệt, mà không phải
ai cũng làm được. Đó là nghề thầy phù thủy, hay như người tàu
thường gọi đó là "bọn thuật sĩ giang hồ". Các cụ kể lại rằng, người làm thầy
phù thủy thì phải là nam, phải có
dòng máu phù thủy trong người
( nghĩa là trong dòng họ phải có
người đã từng làm nghề này và đạt
đến trình độ "tốt nghiệp"). Những người làm nghề này thì phải tuân
theo lời thệ từ lúc bái sư đến cuối
đời, nếu ai sai phạm thì sẽ bị trời phạt . Và đã từng có không ít người hóa điên, tán gia
bại sản hay thậm chí là cả nhà chết
sạch chỉ vì họ đã không tuân thủ theo lời thệ. Nhưng nội dung bản thệ đó thì những người ngoài
nghề chẳng ai biết và cũng không
hiểu nó có gì đặc biệt mà lại thay
đổi được số vận của cả một con
người như vậy.
Thầy phù thủy cũng chia theo cấp bậc, dòng phái y như người ta học
đại học bây giờ, có thầy giỏi thầy
thường, có dòng chính tông, có
dòng chi phái, dòng mạnh, dòng
yếu,….nhưng được người đời biết
đến nhiều nhất là hai dòng Nam tông và Bắc tông. Dòng Nam tông
là dòng bùa chú được sáng tạo nên
bởi những người ở phía nam Trung
Quốc như vung Vân Nam, Tứ
Xuyên, Miêu Cương,… và những
nước phương Nam như nước ta hay Miến Điện, Xiêm,... Loại bùa chú
Nam tông này dễ làm dễ sử dụng
nhưng lại độc ác vô cùng, người học
dòng này có thể sử dụng bùa chú
để làm mọi chuyện, từ việc sai ma
quỷ tát nước, đắp bờ đến việc vẽ một lá bùa để làm cho nhà hàng
xóm bệnh tật liền vài ba đời đều
được. Chỉ có điều là dòng bùa chú
này sức mạnh không cao bằng Bắc
tông, lại độc địa khó lường, chỉ
gieo vạ cho con cháu đời sau nên không mấy người học. Còn dòng
bùa chú Bắc tông là dòng bùa chú
được coi là "chính thống" nhất,
nhưng cũng khó sử dụng nhất, đây
chính là loại bùa chú mà em muốn
nói đến trong chuyện. Để học bùa chú Bắc tông rất khó, ngoài việc có
dòng máu ra còn cần phải có trí
thông minh, lính hội tốt, chịu nhiều
gian nan khổ cực mới được sư phụ
chấm sắc cho xuất sư, được tự do
hành nghề phù thủy. Bùa chú Bắc tông nhìn trông y như loại bùa màu
vàng mà nhà các bác hay dán trên
cửa ý, chỉ khác cái là bùa Bắc tông
thì nhìn rất đẹp nhưng chả ai hiểu
nó viết cái gì. Nhưng để vẽ được
một tờ bùa loại này thì phải lập đàn cúng tế, chọn ngày chọn giờ,
bày trận bát quái ngũ hành, lục
đinh lục giáp rất cầu kì, phức tạp.
Giải thích sơ qua về bùa chú chút để lòe các thím , bây giờ thì em xin phép quay trở
lại câu chuyện ở quê em. Bắt đầu
từ những năm 30- 45, người Tàu
sang bên ta định cư rất đông, họ
đem theo cả nền văn hóa, phong
tục của họ đến đất nước mới. Và tất nhiên, văn hóa bùa phép cũng
theo người Tàu về quê em. Sau cái
đợt người dân Trung Quốc ào ạt
sang Việt Nam lánh nạn chiến
tranh Quốc- Cộng thì làng em có
rất nhiều người xin theo học mấy ông thầy Tàu phép bắt ma. Nhưng
người thành tài thì ít mà người
chán nản bỏ dở thì nhiều. Trải qua
hơn chục năm, những ông thầy ở
quê tưởng như phải bỏ nghề vì
không có "đất dụng võ", ở cái làng quê yên bình này thì kiếm đâu ra
ma quỷ, họa chăng có thì toàn là
ma do mấy bà hàng rau hang thịt ở chợ tự thêu dệt nên. Nhưng đến tháng 3 năm 1946 thì
mọi chuyện ở quê em bắt đầu biến
động. Khởi đầu là những làng xung
quanh làng em, bắt đầu từ làng
ngoại. Cứ đêm đến là đường làng
lại có tiếng rục rịch rồi ào ào như có cả đoàn quân đi qua vậy, lắm
nhà còn nghe thấy cả tiếng cây đổ
ầm ầm, từ lúc nửa đêm đến đến gà
gáy, không lúc nào ngớt. Người dân
quê ban đầu tưởng là trộm cướp
vào làng nên hò nhau đánh trống khua chiêng đổ xô ra đường.
Nhưng ra đến ngoài thì lại lặng
ngắt như tờ, cây cối vân ý nguyên.
Vài lần như vậy, người làng biết có
chuyện chẳng lành nên ban ngày
thì các cụ bô lão ngồi trong đình làng họp bàn cách giải quyết, cứ
đến sẩm tối là lùa gà chó vào
chuồng, cài then khóa cổng không
lai vãng ra ngoài. Trước đây thì
nhà này qua nhà kia ngồi chơi chè
nước đến đêm mới về, trẻ con thì tụ tập chơi đuổi bắt trên đường
làng,… náo nhiệt đông vui vô
cùng. Còn giờ thì cả làng quê im lìm
như ngôi làng chết, bọn chó trong
làng thì cứ đến tối là cụp đuôi chui
vào trong gầm giường ư ử cả đêm, trẻ con cũng sợ đến mức không dám
khóc. Nhưng nếu chỉ có vậy thì
chẳng có gì đáng nói, chỉ có điều là
2 tháng sau thì gà vịt trong làng cứ
mất dần, mỗi đêm lại mất vài con,
có nhà còn bị mất cả con trâu, mà sáng hôm sau ra xem chuồng gà
chuồng trâu thì chẳng có dấu vết
gì, vẫn cửa khóa, chằng xích y như
đêm hôm trước. Dân làng đó nghi
là có trộm nên đổ xô đi lùng, đến
một hôm thì có người báo là thấy có dấu máu đi vào trong núi. Thế là
kẻ cuốc người gậy kéo vào trong
núi xem đứa nào mà táo tợn đến
thế. Nhưng đi vào đến quả núi
phía trong thì cả làng mấy trăm
người cùng đứng sững lại vì trước mặt họ là một đống xác gà vịt, trâu
bò đang phân hủy, xác chất cao
như núi, hôi thối nồng nặc. Thế là
chẳng ai bảo ai, cắm đầu cắm cổ
chạy về làng. Về đến sân đình làng
thì mọi người mới bắt đầu xì xào bàn tán xem thứ gì mà lại gây ra
chuyện như vậy. Người thì bảo tại
ma quỷ, kẻ thì đổ tại làng có đứa
ăn ở thất đức nên thánh thần giáng
tội cả làng, bây giờ mới chỉ là trâu
bò, sợ sau này đến cả người cũng chết.
Đến một tuần sau thì chuyện không
còn ở trong phạm vi làng ngoại
nữa, đến cả làng Đông, làng Nam,
làng Bắc đều có trâu bò gà vịt chêt
hàng loạt. Lúc này thì mọi người mới hoảng loạng lên, đi khắp nơi
mời thầy này cô nọ về cũng bái
trấn yểm, hao tốn bao nhiêu tiền
của mà mèo vẫn hoàn mèo. Nghe
tin bên làng em có mấy ông học
thành tài phép của người Tàu nhưng mấy ông lại chẳng có tiếng
tăm gì nên người các làng kia cũng
nghi ngại, không mời từ đầu. Còn
nước còn tát nên họ cử ngay mấy
cụ bô lão trong làng sang bên làng
em xin mấy ông kia cứu giúp, hứa sẽ hậu tạ đầy đủ. Mấy ông thầy
già nhiều tuổi thì tỏ vẻ ái ngại nên
khéo léo từ chôi, còn 2 ông thầy trẻ
mới học xong thì hăng hái đi ngay,
mừng như bắt được vàng vì lần đầu
tiên được thử tài học của mình. Nhưng sau khi đi xem qua địa thế
các làng kia và vào tận trong quả
núi có đống xác trâu bò xem tình
hình thì 2 ông này mới thấy sợ.
Nhưng lỡ nhận lời rồi ma không
giúp thì lại trái với lời thệ lúc bái sư nên hai ông đành phải làm. Ba
ngày sau, hai ông cũng dân làng
lập đàn từ lúc sáng sớm. Bày ra đủ
thứ trận đồ, cờ phướn, mỗi ông
mặc một đạo bào cánh hạc, một
trắng một đen, tay cầm kiếm gỗ, vừa bắt quyết vừa lầm nhẩm đọc
chú pháp. Sau khi cúng tế xong thì
một thời gian dài không thấy mấy
làng kia bị chết gia súc gia cầm gì
nữa, tiếng động ban đêm cũng hết,
cuộc sống lại trở về bình thường. Nhưng bên làng em thì bắt đầu có
biến…..
Sửa lần cuối: ZzasagazZ 18/02/2013 13:52
ZzasagazZ
Hình đại diện của thành viên
Rank: ☀️12/30☀️
Cấp độ:
Tu luyện:
Like:
Online:
Bang hội: ?????
Xếp hạng Bang hội: ⚡??/??⚡
Level:
Chủ đề đã tạo: 🩸16/4141🩸
Tiền mặt:
Nhóm:
Danh hiệu: ⚝Mãn Thiên Hoa Vũ⚝
Giới tính:
Ngày tham gia:
Đến từ:
(Opera Mini 7.1.3)

- Chia sẻ bài viết:

- Xem full chủ đề: http://chiase123.com/viewtopic.html?t=13685

- Link bài viết: http://chiase123.com/topic13685-3.html#p177533

Quay về Thơ, truyện ngắn