Chuyện thứ tư: Chân nhân bất lộ
tướng Như đã nói trong chuyện trước,
làng em có một thời hạn là 25 năm
không bị mấy cái oán linh kia phá.
Nhưng trong ông T dù giỏi cũng
không chỉ đủ sức trấn yểm mấy cái
oán linh bị xổng mất kia thôi, hơn nữa thành hoàng làng lại đang chịu
phạt nên bây giờ, cửa âm của làng
em gần như bỏ trống. Nói là gần
như vì đã có hồn của hai ông B và D
giữ cho làng khỏi mấy cái ác linh rồi , nhưng còn những loại ma quỷ khác vẫn có thể vào được mà không bị cản bởi hai ông. Cũng may sao là cụ tổ họ nhà em
lại có tướng Bạch Hổ Trấn Sơn , sánh ngang với Trung Đẳng thần, tuy vậy thì cụ cũng chỉ
có quyền hạn bảo vệ cho con cháu
trong nhà, còn người ngoài thì
thuộc quyền của thành hoàng, thổ
địa, vậy nên trong 25 năm đó, họ
nhà em vẫn yên ổn làm ăn, còn người làng thì…. Kể sơ qua về cụ tổ họ nhà em chút:
Cụ sống vào thời phù Lê diệt Mạc,
là tướng tài của vua Lê, lại có công
cùng hai đời chúa Trịnh đánh đuổi
nhà Mạc chạy lên Cao Bằng. Sau
khi hết nạn can qua, vua Lê ghi công cụ em vào hàng công thần, lại
gả công chúa cho cụ, phong cụ làm
phò mã. Cụ tổ vì cảm cái ơn của vua
nên dốc lòng thờ vua nên lúc nào
cụ nhà em lúc nào cũng chỉ mong
diệt được họ Trịnh, đem lại ngôi chính thiên cho nhà Lê. Cũng vì lẽ
đó mà không ít lần cụ bị gia hại,
nhưng đều may mắn thoát được.
Qua bao tranh đấu chốn quan
trường hiểm ác mà vẫn không xoay
vần được thời cục, ngán ngẩm chuyện thế sự, quan quyền nên cụ
cáo quan về ở ẩn, chỉ lo vui thú
điền viên. Sau khi cụ mất, nhờ cụ
vốn có phúc tướng, lại có mệnh là
tướng tinh nên mất rồi lại được
phong thần, đạo lại cao hơn cả thổ địa, thành hoàng, đứng ngang với
hàng Trung Đẳng Thần.
Nhờ có uy của tổ mà sau bao nhiêu
năm, họ nhà em lúc nào thế cũng
vững như thành đồng, chưa hề có chuyện quỷ mị xảy ra. --------------------------------
-----------
Khoe với các thím chút về dòng dõi
quý tộc của mình vậy là đủ, giờ thì
sau khi trà nước chán chê, em xin
bắt đầu vào câu chuyện chính . Trở lại với cái kỳ hạn nọ, đã 20 năm
trôi qua mà chưa có chuyện gì to
tát lắm xảy ra, người nhìn thấy ma
quỷ. Bị ma trêu thì nhiều lắm, cơ
mà chẳng có gì hại đến người. Qua
20 năm yên ổn, giờ thì ông T đã mất được vài năm, những thầy phù
thủy cũng thời cũng đều đã khuất
núi lâu. Giờ thì ở quê em lại có một
lớp thầy pháp mới, tuy không cao
tay bằng lớp trước nhưng cũng
được xếp vào hàng giỏi, lớp thầy này gồm có 3 ông là thầy L, thầy A
và thầy N. Ba ông này thì có hai
ông A và N là tuân thủ rất nghiêm
lời thệ, ai bảo giúp gì thì xét khả
năng mình đủ không rồi mới nhận
lời, còn gia chủ thí cho bao nhiêu thì nhận bấy nhiêu, nhà nào nghèo
thì không lấy tiền mà còn giúp
thêm gạo, muối. Duy chỉ có ông
thầy L là tàn tệ nhất trong số
những thầy pháp từng ở làng em.
Ông này ham tiền hơn mạng sống, ai đến xin giai hạn hay xem nhà
cũng đều phải có chút gì đó gọi là
quà gặp mặt. Lao này lại còn phạm
vào rất nhiều điều đại kị như nữ
sắc, một mình ông mà lấy tới 5 vợ,
lại còn phạm vào tội bất hiếu, rõ ràng nhà giàu nứt đố đổ vách
nhưng toàn để mẹ già ăn gạo xấu,
rau lạt dưới bếp,còn nhà mình thì
ăn thịt, chả, tôm, cá, toàn là cao lương mĩ vị . Người làng ai cũng ghét lão này, lắm
người bảo, lão đã giẫm vào vết xe
đổ của người trước thì chẳng mấy
mà đi, có khi còn nặng hơn. Tuy
độc ác như vậy nhưng tài phép của
lão lại cao hơn hẳn hai ông thầy kia một bực. Đó là do lão luyện chỉ
thuần bùa chú Nam tông, lại luyện
nhiều loại như bùa Xiêm La, bùa
Vân Nam, bùa Chà Và,…
Còn hai ông N và A thì vốn dĩ tư
chất đã không được như các thầy lớp trước, lại không gặp được sư
phụ giỏi, chủ yếu là dựa vào cần
cù, chăm chỉ mà luyện thành tài
vậy. Thế rồi chuyện gì đến cũng
phải đến, một đêm nọ, lão L vừa đi
cúng đám pháp sự suốt hai ngày ở làng bên về thì bị một tia sét đánh
trúng ngay sau lưng, chỉ cách lão
có vài bước. Lão kinh hoàng chạy
một mạch về nhà, vừa vào đến
sảnh lớn thì lão rú lên kinh hãi.
Người làng thấy có động liền đổ xô đến xem, đập vào mắt họ là một
cảnh tượng rợn người: Trên xà
ngang cả năm bà vợ tuổi mới đôi
mươi của lão đều treo cổ chết, tóc
người nào người nấy đều đã bạc trắng. Như một con thú điên, lão L vùng lên, lao vào nhà trong,
vừa chạy vừa gào: Ối con ới! Con
ới! Hai con đâu rồi ra đây con ới!"
Một vài người chạy theo lão, tìm
khắp nhà không thấy hai đứa bé
đâu, chỉ thấy mỗi bà cụ mẹ lão L đã chết từ bao giờ, xác đã lạnh.
Tìm khắp nơi không thấy đâu, mà
nhà thì rộng đến hơn mẫu, tòa
ngang dãy dọc nhiều vô số, một
người thấy khát nước liền mở vại
nước sát ủ ra định uống vài gáo cho đỡ, nhưng vừa mở nắp ra thì người
này hét lên kinh hãi rồi ngất lịm.
Mấy người đứng gần liền đổ xô
đến cứu chữa, có vài người nhòm
vào chum nước xem thì chao ôi! Hai
đứa bé đã chết ngạt từ bao giờ rồi, xác đã trương phềnh lên . Lão L nhìn thấy nhà cửa vợ con như vậy
thì ngồi phịch xuống cái ghế bố ở
giữa sảnh, mắt nhìn vô hồn về phía
trước, người làng ai cũng ghét lão
nhưng mà thấy thế thì cũng ai ngại
nhìn. Lúc này thì ông N và ông A bước ra, họ vì cái nghĩa đồng nghề,
hơn nữa không thể thấy chết mà
không cứu nên hết ông này đến
ông kia bắt quyết rồi điểm vào trán
và gáy lão L. Nhưng không hiểu so
người lão cứ như cái bị bông, chẳng có phản ứng gì, ông A liền lấy
trong bọc áo ra một miếng hương
vào vàng, đốt lên rồi hươ hươ trước
mũi xem lão có phản ứng lại không,
lão L vẫn ngồi thẫn thờ, bất động.
Hai ông thầy kia nhìn nhau rồi lại nhìn dân làng, ông N chỉ nói đúng
hai câu: " Bất hiếu với mẹ, vi phạm
lời thệ. Trời phạt quỷ hành, một xác
nhiều hồn, sống không bằng chết!"
Xong rồi hai ông chẳng nói chẳng
rằng, cứ thế đội mưa đi về. Đêm hôm sau, cả vùng quê lại náo động
lên vì ánh lửa phát ra từ phía nhà
lão L, lúc dân làng chạy đến thì
thấy lão L tay cầm bó đuốc đang
châm lửa đốt nhà, lão cứ vừa đốt
vừa cười ha há, thỉnh thoảng lại rú lên một tràng dài, trai tráng đổ xô
vào cứu hỏa mà không tài nào dập
được, có cảm giác như càng hắt
nước vào thì lửa càng cháy to hơn.
Thế là đêm đó tất cả đều không
ngủ, đứng nhìn tòa nhà rộng hơn mẫu đang cháy rừng rực trong
đêm, lửa sáng cả một góc trời. Đến
trưa hôm sau thì lửa tắt, mọi người
vào tìm thì chẳng thấy lão L chạy
đâu, có người nói lão chạy ra ngoài
từ đêm hôm qua, chỉ bật một cái mà qua luôn bức tường cao 3 mét, ai
thấy cũng khiếp nên chẳng dám
đuổi theo. Sáng sớm ba ngày sau,
dân làng lại không tài nào ngủ
được vì tiếng huyên náo phát ra từ
cuối làng, mọi người tất tả mặc áo chạy ra, ai vừa đến cũng sợ đến
xanh mặt. Lão L đang đứng trên
một cành cây gạo, cái cây gạo mà
trước đây hai lão thầy kia từng treo
cổ. Lão L đứng trên đó, mái tóc của
lão chỉ mới trải qua một đêm mà đã dài tới gót chân, bạc trắng như
cước, tay lão vung vẩy cái liềm, vừa
vung vừa hát í a, mồm thì lại cười
ngoác đến mang tai, ai nhìn cũng
khiếp. Dân làng liền kéo nhau đi
lấy vải bạt để hứng, ngộ nhỡ lão có rơi xuống thì đỡ. Nhưng vừa quay
lưng di thì có lão L gọi giật lại,
giọng thé thé như xe vải: " Tao
cấm! Tao cấm! Đứa nào dám hứng
thằng này thì tao về tận nhà tao
vặn ngược cổ từ trước ra sau! Hớ Hớ Hớ! Tao cấm! Tao cấm!" . Vừa hét lão vừa nhảy tưng tưng trên
cành cây, ngay lúc này thì ông N
với ông A đã chạy về nhà lấy đồ
xong, mỗi ông cầm một cây kiếm
gỗ ném thẳng về phía cây gạo,
nhưng hai cây kiếm gỗ vừa chạm vào gốc gạo thì tự nhiên rơi luôn
xuống đất như hai khúc củi rồi lần
lượt gãy đôi. Hai ông sợ xanh mắt
mèo, nhìn nhau không nói được câu
nào. Bỗng nhiên, một người mà
không ai ngờ tới lại bước ra, đó là ông K. làm nghề cắt tóc ở xóm
dưới.
Mọi người thấy ông cứ đủng đỉnh
đi vào thì cản lại, bảo ông mà vào
là nó vật chết ngay đấy, ông K chỉ
cười không đáp, rồi lại tiến về gốc cây gạo. Mọi người ai cũng sợ nên
không dám theo giữ chân, tất cả
đứng từ đằng xa xem ông K đinh
làm gì. Ông K cứ thế tiến ngày một
gần tới gốc gạo, con quỷ- lúc này
đnag nhập vào lão L thì cứ chỉ thẳng ông K mà mắng chửi, quát
tháo. Ông nhẹ nhàng rút trong túi
đồ ra một cây gậy vông dài bằng
cánh tay, lúc này thì con quỷ đã
bắt đầu im rồi, nó nhìn ông gờm
gờm, mắt long sòng sọc. Thế rồi ông nhẹ bứt một sợi tóc trên đầu,
quấn vào cây gậy rồi lầm rầm đọc
gì đó. Giờ thì con quỷ mới lộ ra là
nó đang sợ ông K, nó bắt đầu khóc
lóc nỉ non, van vỉ đủ điều xin ông
cho nó một con đường sống, tiếng khóc, van nài như vọng về từ một
cõi xa thẳm, bao nhiêu người cũng
đứng đó mà ai cũng thấy lạnh toát
sống lưng. Ông K chẳng nói chẳng
rằng, lại gần cây gạo, cầm gậy
vông vụt liền bảy phát vào gốc, từ cây gạo, người ta nghe thấy tiếng
hét thất thánh rồi tiếng la oai oái,
mấy chỗ bị vụt trên gốc gạo cứ có
một dòng nước đỏ ộc như máu,
chảy ri rỉ ra. Vụt xong phát thứ bảy
thì lão L trên cành đứng thẳng tưng người một cái, rồi đổ ra, rơi uỵch
xuống đất, lão chết ngay tại chỗ.
Sau đấy thì ông K lẳng lặng đi về,
không nói thêm câu nào. Còn hai
ông A và ông N mới đầu thì nhìn
ông K một cách kinh ngạc , nhưng khi vừa thấy những việc ông làm và
thấy hình săm trên cổ tay ông thì
cả hai cùng kính cẩn đặt tay phải
lên ngực, cúi người đứng nép sang
một bên nhường đường cho ông K. Vậy rốt cuộc thì ông K là ai mà lại
cao tay ấn đến vậy, và hình săm
trên tay ông có ý nghĩa gì mà khiến
hai ông thầy kia phải kính cẩn như
thế? Mọi chuyện chỉ có bố em và
hai ông thầy kia biết, còn quá khứ của ông K thì đó là cả một câu
chuyện dài về tình yêu, gia tộc, máu và nước mắt ……Tobe Continued…..