Các nhà nghiên cứu cho biết âm
nhạc, điện ảnh, trò chơi... có thể
tác động đến tâm lý của con người,
nhưng không phải là quyết định.
Thời kỳ đó, Mỹ và châu Âu đang
trong giai đoạn phát triển công nghiệp. Bối cảnh xã hội bị khủng
hoảng kinh tế sau Đệ nhất thế
chiến, nạn thất nghiệp gia tăng,
hậu quả của chiến tranh gây ra sự
chết chóc, thương vong... Sự khủng
hoảng xã hội sâu rộng này được thể hiện rõ nét với sự lên ngôi của
học thuyết hiện sinh. Điều này tác
động mạnh lên tâm lý của dân
chúng và đẩy nhiều người trong số
họ rơi vào trạng thái mất phương
hướng, trầm cảm, thất vọng trong cuộc sống. Trong bối cảnh đó chỉ cần thêm một
tác động nhỏ từ bên ngoài như âm
nhạc, phim ảnh... có nội dung buồn
thảm là có thể đẩy họ đến một
quyết định tiêu cực. Bài hát rất ảm đạm này chính là
"giọt nước làm tràn ly". Thêm nữa là
sự cộng hưởng thêu dệt của dư luận
đã tạo nên cái "mốt tự tử" vào thời
kỳ đó. Các nhà tâm lý học cho rằng hiện
tượng tự tử thời kỳ đó là do bối
cảnh xã hội khủng hoảng tác động
mạnh lên tâm lý con người và bản
thân bài hát này, cũng như cái chết
của tác giả chỉ là một biểu hiện bề mặt của cuộc khủng hoảng đó. Thực tế cho thấy, sau Đệ nhị thế
chiến, không còn hiện tượng tự tử
vì bài hát nữa. Lệnh cấm bài hát
này cũng đã bị bãi bỏ từ lâu.