Bộ nhớ chúng ta quá nhỏ để chứa cùng lúc nhiều khuôn mặt hay nhiều cái tên, chỉ khi nào nhìn thấy người đó ngoài phố hay bắt gặp cái tên đó trong một mẩu tin trên báo chẳng hạn thì chúng ta mới chợt nhớ ra và cảm động thốt lên "Ôi, đã lâu lắm mình không gặp nó. Năm ngoái mình kẹt tiền, nó có cho mình vay năm trăm ngàn!".
Cô giáo của tôi cũng vậy thôi. Làm sao cô có thể nhớ tới tôi và kêu tôilên bảng trả bài khi mà cô không thể nào nhìn thấy tôi giữa một đống đầu cổ lúc nhúc che chắn trước mặt.
Ngày nào cũng như ngày nào, tôi ngồi đó, vừa xì xầm trò chuyện vừa cựa quậy lung tung, và mong ngóng tiếng chuông ra chơi đến chết được.
Trong những năm tháng mà người ta gọi một cách văn hoa là mài đũng quần trên ghế nhà trường (tôi thì nói thẳng là bị giamcầm trong lớp học), tôi chẳng thích được giờ nào cả, từ giờ toán,giờ tập viết đến giờ tập đọc, giờ chính tả. Tôi chỉ thích mỗi giờ ra chơi.
Ra chơi có lẽ là điều tuyệt vời nhất mà người lớn có thể nghĩ ra cho trẻ con. Ra chơi có nghĩa là những lời vàng ngọc của thầy cô tuột khỏi trí nhớ nhanh như gió, hết sức trơn tru. Ra chơi có nghĩa là được tháo cũi sổ lồng (tất nhiên sau đó phải bấm bụng chu vào lại),là được tha hồ hít thở không khí tự do.
Suốt những năm đi học, tôi và lũ bạn đã sử dụng những khoảng khắc tự do hiếm hoi đó vào việc đábóng, bắn bi, nhưng thường xuyên nhất và hăng hái nhấ là những trò rượt đuổi, đánh nhau hay vật nhau xuống đất cho đến khi không đứa nào còn ra hình thù một học sinh ngoan ngoãn nữa mới thôi, tức là lúc khuỷu tay đã trầy xước, mắt đã bầm tím, chân đi cà nhắc và áo quần thì trông còn tệ hơn mớ giẻ lau nhà.
Tại sao tôi không kể giờ ra về vào đây. Vì ra về có nghĩa là rời khỏi một nhà giam này để đến một nhàgiam khác, y như người ta chuyển trại cho các tù nhân, có gì hay ho đâu.
Tôi không nói quá lên đâu, vì ngày nào chào đón tôi ở đầu ngõ cũng là khuôn mặt lo lắng của mẹ tôi và khuôn mặt hầm hầm của ba tôi.
- Trời ơi, sao ngày nào cũng ra nông nỗi này thế hả con?
Đại khái mẹ tôi nói thế, giọng thảng thốt, vừa nói vừa nắn nót cánh tay rướm máu của tôi như đểxem nó sắp rụng khỏi người tôi chưa.
Ba tôi thì có cách nói khác, rất gần với cách rồng phun lửa:
- Mày lại đánh nhau rồi phải không?
- Con không đánh nhau. Tụi bạn đánh con và con đánh lại.
Tôi nói dối (mặc dù nói dối như thế còn thật hơn là nói thật) và khiba tôi tiến về phía tôi với dáng điệu của một cơn bão cấp mười tiến vào đất liền thì mẹ tôi đã kịp kéo tôi ra xa:
- Ông ơi, con nó đã nát nhừ ra rồi!
Mẹ tôi có cách nói cường điệu rất giống tôi, tôi vừa chạy theo bà vừacười thầm về điều đó.
Sau đó, không nói thì ai cũng biết là tôi bị mẹ tôi tống vào nhà tắm. Khi tôi đã tinh tươm và thơm phứcnhư một ổ bánh mì mới ra lò thì mẹ tôi bắt đầu bôi lên người tôi đủ thứ thuốc xanh xanh đỏ đỏ khiến tôi chẳng mấy chốc đã rất giống một con tắc kè bông.
Dĩ nhiên là từ đó cho tới bữa cơm, tôi không được phép bước ra khỏinhà để tránh phải sa vào những trò đánh nhau khác hấp dẫn không kém với bọn nhóc trong xóm, những đối thủ thay thế hết sức xứng đáng cho tụi bạn ở trường.
Ăn trưa xong thì tôi làm gì vào thời tôi tám tuổi?
Đi ngủ trưa!
Trên thế giới rộng lớn này, có lẽ córất nhiều đứa nhóc trạc tuổi tôi đều bị các bậc phụ huynh cột chặt vào giấc ngủ trưa theo cái cách người ta cột bò vào cọc để chúng khỏi chạy lung tung mà hậu quả làthế nào hàng xóm cũng kéo đến nhà chửi bới om sòm.
Chứ thực ra với một đứa bé tám tuổi thì giấc ngủ trưa chẳng có giátrị gì về mặt sức khoẻ. Khi tôi lớn lên thì tôi phải công nhận giấc ngủtrưa đối với một người lớn tuổi đúng là quý hơn vàng. Lớn tuổi thìsức khoẻ suy giảm. Làm việc nhiềuthì đầu nhức, mắt mờ, lưng mỏi, tay run, giấc ngủ ban đêm vẫn chưa đủ liều để sửa chữa thành công những chỗ hỏng hóc của cơ thể. Buổi trưa phải chợp mắt thêmmột lát thì buổi chiều mới đủ tỉnh táo mà không nện búa vào tay hayhụt chân khi bước xuống cầu thang.
Nhưng nếu bạn sống trên đời mớicó tám năm thì bạn không có lý dochính đáng để coi trọng giấc ngủ trưa. Với những dân tộc không có thói quen ngủ trưa, như dân Mỹ chẳng hạn, trẻ con càng không tìmthấy chút xíu ý nghĩa nào trong việc phải leo lên giường sau giờ cơm trưa.
Hồi tôi tám tuổi dĩ nhiên tôi khôngcó được cái nhìn thông thái như thế. Nhưng tôi cũng lờ mờ nhận rakhi ba tôi đi ngủ thì bôi buộc phải đi ngủ, giống như một con cừu còn thức thì người chăn cừu không yên tâm chợp mắt vậy.
Tôi nằm cựa quậy bên cạnh ông trên chiếc đi-văng, thở dài thườn thượt khi nghĩ đến những quả đấm mà lũ bạn nghịch ngợm đangvung lên ngoài kia.
- Đừng cựa quậy! Cựa quậy hoài thì sẽ không ngủ được!
Ba tôi nói, và tôi vờ nghe lời ông. Tôi không cựa quậy nhưng mắt vẫn mở thao láo.
- Đừng mở mắt! Mở mắt hoài thì sẽ không ngủ được!
Ba tôi lại nói, ông vẫn nằm ngay ngắn nên tôi nghĩ là ông không nhìn thấy tôi mở mắt, ông chỉ đoán thế thôi. Chẳng may cho tôi là lần nào ông cũng đoán đúng.
Tôi nhắm mắt lại, lim dim thôi, mi mắt vẫn còn hấp háy, nhưng tôi không thể nào bắt mi mắt tôi đừng hấp háy được.