Làng bên có người bị quỷ nhập, cứxưng tên là Bà Tư Hỉ. Và cái Bà Tư ấy cứ một mực nói rằng đêm nào cũng thấy cô Tư thắp nhang, quỳ lại tại "bàn ông thiên". Chuyện này làm cả họ nhà tôi phát hoảng. Số làcô tôi ăn chay trường, không biết có khấn điều gì mà nói: Cứ thức giấc vào giờ nào đều phải ra sân đốt nhang van vái...Nhưng chuyện này chỉ có người nhà mới biết...Làm sao Bà Tư hiểu được!?
Có người nói, những lúc đêm khuya thường thấy một bóng người mặc đồ trắng đứng trong sân nhà ông tôi. Chuyện này thật rợn tóc gáy, bởi đêm đêm tôi thường ra đầu hè để "tè". Báo hại từ đó lúc nào đi ra sân vào buổi tối, tôi thường ngó lên những tàn cây xung quanh với đôi mắc trợn trừng hoảng sợ. Phải mấy năm sau, cái bí mật người mặc áo trắngmới được phơi bày. Hôm ấy tôi đi chơi khuya về. Vừa đến đầu đường đã thấy cái bóng trắng đáng sợ đứng trong sân nhà. Những sợi tóc trên đầu tôi dựng lên trong sự sợ hãi vô bờ. Nếu bỏ chạy thì
không vào được nhà. Còn muốn vônhà lại phải đối diện với cái bóng trắng ấy. Cuối cùng lấy hết can đảm tôi làm liều. Nếu là ma phải đểtôi "sờ thử" rồi chạy cũng không muộn. Khi đi đến gần mới biết người mặc đồ trắng chính là cô Tư. Mà cô Tư cũng thật kỳ, thiếu vì đồ để mặc, sao chọn bộ đồ trắng đứng trong bóng tối mà thắp nhang. Sau này hỏi lại, cô tôi thích nhất là mặc đồ trắng lúc đi ngủ...
Hai mươi năm sau, linh hồn cô gái chết oan vẫn ám ảnh tâm trí tôi. Códịp về làng cũ hỏi thăm bè bạn thì được biết: Bà Tư đã không còn phá phách nữa. Trong làng có người mở nhà máy chà lúa, thợ thầy biết chuyện đã xây cho vong hồn oan khuất một ngôi miếu. Và người ta tin rằng, từ đây về sau BàTư sẽ không hiển hiện oai linh nữa...
Câu chuyện lâu ngày không còn nghe ai nhắc đến. Mọi người không nhắc, chứ không phải là đã quên. Cứ có ai trong làng khơi lên câu chuyện cũ thì lập tức mọi việc sống lại. Cũng như tôi vô tình trong một bữa cơm, đã đem câu chuyện kể lại. Con tôi sợ rúm. Vợ tôi cười phì...
Một ngày, mấy người chị ghé thămnhà và ngủ lại. Thằng bé ở nhà đem việc ra hỏi. Những người cô lập tức xác nhận lời nói của tôi. Vợtôi không cười nữa, sắc mặt ra vẻ khác thường...
Nếu câu chuyện về Bà Tư là đơm đặt thì tôi nghĩ: Sự bịa đặt bao giờ cũng bắt đầu bằng người lớn. Nhưng...những đứa trẻ rồi sẽ lớn lên...Và biết đâu câu chuyện lại được tiếp nối...