Giáo sư Wade Davis - Người đã đưa ra những bằng chứng thuyết phục về hiện tượng zombie tại Haiti.
Thành phần quan trọng nhất trong loại thuốc đó là Tetrodotoxin được chiết xuất từ cá nóc. Thành phần này khiến cho con người bị bất động và tiến sát đến ranh giới của cái chết. Thành phần độc tốnày khiến cho những người bị nhiễm độc bị bất động, không thể phản ứng với những kích thích xung quanh. Cũng có rất nhiều trường hợp trên thế giới ghi nhận bệnh nhân sau khi nhiễm tetrodotoxin đã có dấu hiệu chết đi, nhưng sau đó vẫn hồi phục và sống bình thường.
Khi nghiên cứu về loại thuốc kỳ bí này, Davis còn phát hiện ra những thầy phủ thủy còn thường sử dụng thành phần là một số chất từ thằn lằn, nhện, một số loại cây cỏ,… Những thành phần này có thể gây phản ứng ngay trên da người. Do đó, Wade Davis đưa ra giả thuyết rằng những thầy phù thủy bokor đã bí mật bôi thứ thuốc này lên da của mục tiêu, thứ thuốc này sẽ ngấm từ da, vào máu, khiến cho nạn nhân rơi vào trạng thái chết giả. Sau khi được công nhận là đã chết, người nhà nạn nhân sẽ phải đem trôn cái xác ấy đi. Cuối cùng, các thầy phù thủy sẽ đào trộm những cái xác này, đem đến địa điểm bí mật và chờ cho thuốc tan hết. Những câu chuyện về zombie đã ngấm sâu vào tâm trí của người Haiti, do đó, những nạn nhân sẽ ngu muội nghe theo mệnh lệnh của các thầy phù thủy, làm nô lệ chohọ. Chính những nạn nhân này cũng tin chắc chắn rằng họ đã bị bùa phép cao siêu của các bokor biến thành zombie.
Theo những thầy phù thủy của Haiti, cũng có nhiều trường hợp bùa phép của họ không cótác dụng. Đó là bề trên can thiệp vào nghi lễ của họ, giúp cho những người bị chết thật sự sống lại, hoặc khiến cho nạnnhân bị chết quá sâu, không thể trở thành zombie được nữa. Ở đây, dưới cái nhìn khoa học, chúng ta có thể hiểu trường hợp đầu là khi thuốc độc tan quá nhanh, nạn nhân tỉnh dậy trước khi những bokorkịp bí mật bắt cóc họ, trường hợp thứ hai là thuốc độc quá mạnh hoặc nạn nhân quá yếu, họ đã chết do độc tố, không còn khả năng hồi phục.
3. Những tranh cãi
Những mẫu thuốc của Davis mang về Mỹ từ Haiti đã được thử nghiệm trên chuột và khỉ, cho những kết quả đúng như dự đoán. Những mẫu vật thử nghiệm bị bất động sau khi bôi thuốc lên da, nhưng sau đó dầndần hồi phục lại như bình thường.
Những người quan tâm vẫn coi những giả thuyết, lý luận của Wade Davis là cách giải thích hợp lý nhất cho hiện tượng zombie. Những nghiên cứu của ông đã được xuất bản trong tập san tháng 4 năm 1988 của báo Science và tập san tháng 10 năm 1997 của báo The Lancet.
Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều vấn đề xoay quanh nghiên cứu của Wade Davis. Nhà khoa học này bị đặt câu hỏi về đạo đức nghề nghiệp khi quan sát, mạo phạm đến ngôi mộ của những người đã khuất trong quá trìnhnghiên cứu. Nhiều người cũng nghi ngờ về thứ thuốc kỳ bí được ông mang về từ Haiti, họ cho rằng Davis đã cho thêm những thành phần hóa học khác vào. Sau những thành công trong những cuộc thử nghiệm đầu tiên, Davis đã cho thử nghiệm lại nhưng ở những lần sau, các vật thí nghiệm không có phản ứng với thuốc. Những nhà khoa học khác cũngđã nghiên cứu các trường hợp zombie tại Haiti và phát hiện rấtnhiều trường hợp những người được cho là zombie bị bệnh về não, có một số trường hợp khác lại là kẻ mạo nhận mình là zombie.
Những thầy phù thủy bokor được coi là phải chịu trách nhiệm cho hiện tượng zombie tại Haiti.
4. Zombie trong văn hóa
Mặc dù hình tượng Zombie đã xuất hiện trong điện ảnh vào những năm đầu của thế kỷ 20, nhưng George A.Romeo vẫn được cho là cha đẻ của zombie trên màn bạc với bộ phim “Night of the living dead”. Những ý tưởng của Romeo trong bộ phim này khi nói về zombie như chúng bị nhiễm phóng xạ từ vệ tinh bay về từ vũ trụ, gần như không có khả năng sử dụng vũ khí, gần như bất tử, trừ khi bị đánh vào não… đã mở màn cho việc xây dựng hình tượng zombie cho đến ngày nay. Mặc dù ngày nay, hình ảnh zombie không chỉ là những thây ma đờ đẫn, chậm chạp, không biết suy nghĩ mà còn là những con quái vật mạnh mẽ, có nhiều phương pháp, thủ đoạn để kiếm ăn, nhưng vẫn còn một số đặc điểm được nhiều người biết đến về zombie như: