Bang hộiTiền mặt: 0 Xu Trò chơiHộp quà giáng sinhThứ Hai, 11:09:27 - 25/11/2024
Tất cả tin tức, báo chí Quốc tế

Các điều hành viên: Admin, Mod, SMod

Khi động vật trở thành vũ khí quân sự?!

Khi động vật trở thành vũ khí quân sự?!

#1 » Gửi bài gửi bởi Hunglabocau » 08/08/2013 15:22 » @249474

Kịch bản có vẻ như một bộ phim viễn tưởng: một con gián được điều khiển bằng vô tuyến sẽ bò vào một gian phòng có cuộc họp bí mật và truyền hình ảnh và thông tin từ đây bằng một camera siêu nhỏ. Ý tưởng này trở nên hấp dẫn đến nỗi, các nhà khoa học đã quyết định “chuyển thể” nó từ điện ảnh sang cuộc sống.
Khi động vật trở thành vũ khí quân sự?!
Với sự phát triển của các công nghệ vi tiểu hình hóa, rất nhiều loại côn trùng khác nhau dù nhỏ bé đến đâu (như ruồi, kiến, thậm chí cả muỗi) cũng có thể được sử dụng cho nhiều mục tiêu như truy tìm, phá hoại hay do thám. Đó là chưa kể tới nhiều dự án nghiên cứu trước đây với những động vật to lớn hơn như chuột, cá mập, v.v...

Giữa tháng 3/2006, Cục Các dự án nghiên cứu triển vọng trong lĩnh vực quốc phòng của Mỹ (DAPRA) tại Arlington (bang Virginia) đã treo giải cho một cuộc thi về phát minh tốt nhất trong lĩnh vực ứng dụng động vật. Đích thân Tổng thống Bush đã hứa hẹn về những đơn đặt hàng trị giá hàng trăm triệu USD cho những thành công kiểu trên.

Mục tiêu chính của cuộc thi là làm sao bắt buộc côn trùng tiến sát tới một đối tượng cụ thể, nằm cách điểm xuất phát hàng trăm mét. Sau đó, sinh vật này cần phải “bất động trong một khoảng thời gian nhất định, trước khi nhận được những chỉ thị mới”. Do điều kiện của cuộc thi không hạn chế, bất cứ một sinh vật nào cũng có thể được áp dụng. Nhưng các “ứng cử viên” hàng đầu vẫn là những chú gián, loài vật được coi là “dễ tính”, có triển vọng và nhanh nhẹn (nhờ còn có khả năng bay).

Các chuyên gia từ DAPRA đã phát minh ra một phương pháp gọi nôm na là “zombie” (thây ma sống lại), có thể biến côn trùng thành đối tượng điều khiển được. Để làm được điều này, cần phải ghép vào cơ thể chúng những loại chip sinh học (biochip) - thực chất là các vi mạch bằng các vật liệu hữu cơ. Những chip này không phải được gắn vào các côn trùng đã trưởng thành, mà vào thời kỳ chúng còn là ấu trùng hay nhộng. “Biochip được cấy vào cơ thể côn trùng và sẽ cùng trải qua quá trình biến đổi trong từng giai đoạn phát triển - các chuyên gia Mỹ giải thích - bản thân chúng cùng với bộ não sẽ trở thành những yếu tố cần thiết để điều hành liên lạc”. Phương pháp mới này tỏ ra hiệu quả hơn nhiều so với việc ghép các vi mạch từ bên ngoài.

Những nỗ lực nhằm sử dụng động vật cho các mục đích quân sự còn rất đa dạng. Hai năm trước, một bộ phận tại DAPRA cũng bắt tay vào việc huấn luyện ong vò vẽ và ong mật cho nhiệm vụ tìm kiếm chất nổ theo mùi, vì các loài côn trùng thường đặc biệt nhạy cảm với các thành phần này. Giai đoạn tiếp theo của dự án trên là trang bị cho ong loại chip siêu nhỏ giúp thu nhận được sự phản ứng của chúng.

Một cơ cấu tương tự như trên đã từng được thử nghiệm thành công trên loài chuột. “Microchip khi gắn vào não sẽ ghi nhận mức độ hoạt động khác thường của con vật khi cảm nhận chất nổ - chuyên gia Frank Vidzens giải thích - Loài chuột đã được huấn luyện từ trước để chúng có cảm tưởng như đang tìm kiếm thức ăn chứ không phải tìm mìn. Tiếp đó, khi có phản ứng của não, bộ phận điện tử sẽ gửi đi một tín hiệu kích thích. Điều này sẽ làm con chuột cảm thấy thích thú, thúc đẩy nó cho những cuộc tìm kiếm tiếp theo”.

Dù sao, các nhà khoa học vẫn thừa nhận là họ chưa thể điều khiển được hoàn toàn động vật - mà thực chất chỉ là kích thích chúng đi theo hướng chính xác. Chính vì vậy, loài chuột dò mìn vẫn chỉ được coi là một công cụ “bán điều khiển học”. Mục tiêu tiếp theo là phải làm cho chúng hoàn toàn điều khiển được.

DAPRA hiện cũng đang cấp tài chính cho một dự án liên quan đến cá mập do nhà khoa học Jelly Etema từ Đại học Tổng hợp Boston đứng đầu. Dường như Etema đã học được cách điều khiển cá mập, cho dù mới chỉ trong bể nhỏ chứ chưa phải ngoài biển. Loài ăn thịt hung dữ này đã biết bơi tới những vị trí mà bà ra lệnh. Etema cũng đang nghiên cứu các phần của não cá mập có phản ứng với các mùi vị. Nhưng bà không thu các tín hiệu từ chúng mà ngược lại, gửi các xung điện nhờ sự giúp đỡ của một chùm điện cực nhỏ được gắn vào thân cá.

Chúng được kết nối với một ăngten đặt trên đầu cá mập. Etema sau đó qua thiết bị vô tuyến gửi một lệnh, ví dụ như quay sang trái. Các điện cực sẽ kích thích theo hướng cụ thể tại trung tâm khứu não của cá. Con cá mập có cảm tưởng là đã ngửi thấy một mùi hấp dẫn và bơi về hướng đó. Tín hiệu truyền lệnh càng mạnh, thì độ kích thích càng mạnh, khiến con cá chuyển hướng đột ngột hơn. “Cá mập có thể điều khiển tương tự như một chiếc ôtô hay một chiếc canô đồ chơi” - Etema quả quyết như vậy.

Nhà khoa học này cũng đang gặp phải một khó khăn khi tín hiệu vô tuyến không lan truyền trong nước. Tại bể huấn luyện cá, những ăngten nối với não được dẫn lên trên mặt nước nhờ các ống - một điều được coi là không thể ở những độ sâu lớn. Etema đang có kế hoạch sử dụng các máy định vị sử dụng âm thanh (dưới nước) - thực chất là các bộ phận phát và thu tín hiệu âm nhờ sự giúp đỡ của các vi mạch đặc biệt có thể truyền đi như điện. Phương pháp này sẽ giúp truyền lệnh đi xa tới vài trăm kilômét, qua đó có thể sử dụng cá mập cho hoạt động tuần tiễu trên biển. Nhờ các cơ quan cảm giác rất nhạy, cá mập có thể dễ dàng phát hiện được các tàu ngầm hay người nhái của đối phương.

Những người đã like Hunglabocau bởi bài viết có ích này (Tổng: 2):
Mrduc95glboyqb97
Hunglabocau
Hình đại diện của thành viên
Rank: ☀️11/30☀️
Cấp độ:
Tu luyện:
Like:
Online:
Bang hội: V-Anime Fan
Xếp hạng Bang hội: ⚡7/79⚡
Level:
Chủ đề đã tạo: 🩸263/4141🩸
Tiền mặt:
Nhóm:
Danh hiệu: ⚝Truy Phong Quyết⚝
Giới tính:
Ngày tham gia:
Đến từ:
Số điện thoại:
(Google Chrome 28.0.150)

- Chia sẻ bài viết:

- Xem full chủ đề: http://chiase123.com/viewtopic.html?t=20077

- Link bài viết: http://chiase123.com/topic20077.html#p249474

Quay về Tin quốc tế