Chương 2: Ông Sherlock Holmes diễn thuyết.
Nói rằng một cái tin kỳ lạ như vậy làm anh ta phải bối rối hay xúc động thì là nói ngoa. Mặc dù là người không có tính độc ác, nhưng vì sống mãi trong những cái "giật gân thành ra cung chai người đi rồi. Và nếu những xúc cảm của anh có bị cùn nhụt đi thì trái lại sự thông minh của anh lại tăng thêm.
Holmes nói lớn:
- Phi thường. Thật phi thường.
- Hình như ông không ngạc nhiên gì thì phải?
- Tại sao tôi lại phải ngạc nhiên? Tôi nhận đuợc một bức thư nặc danh báo cho biết là có một sự nguy hiểm đang đe dọa một người nào đó. Rồi một giờ sau, tôi hay tin rằng sự nguy hiểm đó đã thành sự thật và người kia đã chết. Vậy thì tôi có chú ý, chớ không hề ngạc nhiên.
Holmes kể lại cho viên thanh tra nghe chuyện chúng tôi vừa giải mã bức thư. MacDonald ngồi xuống hai tay đỡ lấy cằm, và hai con mắt chỉ còn như hai cái khe màu vàng. Ông ta nói:
- Tôi định sáng nay sẽ đi xuống lâu đài. Tôi rẽ vào đây để hỏi xem ông có cùng đi không? Nhung bây giờ làm việc ở London có lẽ có kết quả hơn.
- Tôi không nghĩ thế. - Holmes nói.
- Ông hãy xem, chỉ ngày mai hay ngày kia thôi, là báo chí sẽ làm rùm beng lên về câu chuyện bí mật ở lâu đài đó. Nhung bí mật ở đâu kia chứ, vì ngay tại London, đã có người báo tin trước khi án mạng xảy ra. Vậy chúng ta hãy tóm cổ cái vị tiên tri ấy, thì mọi việc còn lại sẽ tuồn tuột theo ra cả thôi.
- Chắc chắn là thế. Nhưng làm cách nào mà ông tóm cổ đuợc cái tên Porlock này?
Dona lật ngược lá thư mà Holmes vừa đua cho anh ta.
- Thùng thư ở trạm bưu điện Camberwell. Điều này cung không giúp đuợc gì? Theo ông thì cái tên này là tên giả? Có phải ông nói rằng ông có gửi tiền cho hắn ta phải không?
- Hai lần.
- Bằng cách nào?
- Gửi qua bưu điện
- Ông không bao giờ đi xem mặt người linh số tiền đó.
- Không.
Viên thanh tra tỏ ra hơi ngạc nhiên và khó chịu.
- Tại sao lại không?
- Bởi vì bao giờ tôi cung giữ đúng lời hứa, Khi hắn viết thư cho tôi lần đầu tiên, tôi đã hứa với hắn là sẽ không tìm cách theo dõi hắn.
- Ông có nghi rằng có một người nào khác đằng sau hắn không?
- Tôi không nghi, mà tôi biết chắc kia.
- Cái vị giáo sư mà ông đã nói với tôi?
- Đúng đấy.
Vien thanh tra mỉm cười và nháy mắt với tôi
- Ông Holmes ạ. Chính tôi đã đích thân điều tra về ông ta: mọi cái đều cho thấy rằng đây là một con người rất đáng kính, một nhà bác học đầy tài năng.
- Tôi thật sung sướng thấy ông nêu lên những tài năng của ông ta.
- Thật vậy, người ta chỉ còn biết cúi đầu kính chào ông ta mà thôi. Tôi có lần ngồi nói chuyện với ông ta về nguyệt thực, nhật thực, mà thật quái quỷ: tôi cung không hiểu bằng cách nào câu chuyện lại quay sang đến vấn đề đó. Nhung thực tình chỉ với một cái đèn và một quả địa cầu, ông ta đã cắt nghia tất cả cho tôi hiểu trong có một phút đồng hồ. Ông ta có cho tôi mượn một cuốn sách, nhưng nó quá cao đối với tôi. Ông ta có một bộ mặt nhẵn nhụi, mái tóc hoa râm, và cách ăn nói hoi trịnh trọng đủ để làm một ông bộ trưởng.
Holmes phát ra một tiếng cười, xoa hai bàn tay vào nhau:
- Thật là tuyệt, có phải cuộc đàm đạo mê ly và xúc động ấy là ở ngay trong buồng làm việc của giáo sư phải không?
- Đúng thế.
- Một căn phòng rất đẹp
- Rất đẹp, đúng thế.
- Ông ngồi trước bàn làm việc của ông ta
- Vâng
- Mặt trời chiếu vào mắt ông, còn mắt của giáo sư thì ở trong bóng tối.
- Lúc đó à vào buổi tối, cái đèn quay về phía tôi
- Tất nhiên là như thế. Ông có nhận thấy ở trên đầu chỗ giáo sư có treo một bức tranh không?
- Vâng, bức tranh. Một người phụ nữ trẻ tuổi, hai tay ôm đầu và liếc nhìn xuống người xem tranh.
- Tranh của Jean Baptiste Greuze đấy
Viên thanh tra chăm chú nghe, Holmes ngả người vào lưng ghế, chụm đầu các ngón tay vào nhau, nói tiếp:
- Jean Baptiste Greuze là một họa sỹ người Pháp sống vào khoảng 1750 đến 1800. Các nhà phê bình hiện đại đánh giá cao họa sỹ này.
Hai mắt của viên thanh tra dãn ra:
- Có lẽ tốt hơn hết là chúng ta hãy...
Holmes cắt ngang ngay:
- Tất cả những điều tôi nói với ông đều có một mối liên quan với cái bí mật của lâu đài Birlstone đấy. Thực ra, chúng ta đang đứng ở trung tâm của lối bí này.
Dona miễn cưỡng mỉm cười và nhìn tôi:
- Ông suy nghi có hơi nhanh quá. Ông nhảy mất một hay hai bước. Thành ra tôi không theo kịp ông nữa. Làm sao lại có thể có một mối liên hện giữa nhà họa sỹ của thế kỷ trước với vụ án này đuợc.
- Sự kiện năm 1865 một bức tranh của Greuze đuợc La Jeune Fille a l Agneau đem ra bán đấu giá 1.200.000 franc, khoảng 40.000 bảng, không đủ làm chuyển bánh cả một đoàn tàu dài những suy nghi trong chất xám của ông sao?
Không biết có phải là chuyển bánh không? Nhưng thấy viên thanh tra gãi đầu ghê quá, Holmes lại tiếp tục:
- Lương giáo sư Moriarty là 700 bảng một năm. Vậy thì làm sao mà ông ta có thể mua đuợc bức tranh?
Đoàn tàu của viên thanh tra bây giờ đang chạy hết tốc lực:
- Thật hấp dẫn. Tôi rất thích nghe ông nói chuyện.