Nhịp đập Sea Games
Chuyên mục “Nhịp dập SEA Games” đã có cuộc trò chuyện chớp nhoáng với ông Qwety Phun-Ra-Ga, trưởng đoàn thể thao Myanmar, nước chủ nhà của SEA Games 2013 khi ông vừa bước từ trong nhà vệ sinh ra.
- Xin chào ông! Ông nghĩ sao về những ý kiến cho rằng trọng tài đã thiên vị chủ nhà Myanmar và xử ép Việt Nam?
- Thiên vị chủ nhà đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của sân chơi SEA Games từ rất lâu rồi. Tôi thấy đây là một nét đẹp mà rất hiếm đại hội thể thao nào khác trên thế giới có được. Vậy thì thay vì kêu ca phàn nàn, tại sao chúng ta không cùng nhau bảo tồn và phát huy truyền thống ấy, để cho nó ngày một phổ biến hơn, bành trướng hơn? Trước đây, khi SEA Games tổ chức ở các nước khác, Myanmar chúng tôi cũng bị xử ép rất nhiều. Vậy thì bây giờ tới lượt chúng tôi xử ép lại, có cái gì lạ đâu mà bạn phải gào lên? Chúng tôi làm vậy cũng chỉ để đảm bảo tính công bằng cho SEA Games.
- Nhưng tại sao trọng tài lại chỉ tập trung vào xử ép Việt Nam?
- Cái này là lỗi của Việt Nam thôi! Ai bảo các bạn tranh giành vị trí thứ 2 với Myanmar làm gì? Nếu các bạn cứ lẹt đẹt ở cuối bảng như Đông Timo hay Campuchia thì chúng tôi xử ép các bạn làm cái đéo gì?
- Nhưng ông không sợ Việt Nam và các nước khác sẽ nộp đơn khiếu nại lên ban tổ chức vì bị trọng tài xử ép quá lộ liễu hay sao?
- Càng nhiều đơn khiếu nại chúng càng mừng, bởi vì theo quy định thì muốn nộp đơn khiếu nại phải đóng 100 đô. Thời gian xem xét đơn khiếu nại là một tháng. Đến khi có kết quả khiếu nại thì SEA Games cũng qua lâu rồi, chả ai quan tâm nữa!
- Thế tại sao các ông không xử ép Thái Lan? Họ đang dẫn đầu kia kìa!
- Chúng tôi quan niệm thể thao không chỉ để đua tranh thấp cao mà còn phải phục vụ cho mục đích ngoại giao. Như bạn đã biết thì tỉ lệ chênh lệch giới tính ở Myanmar chúng tôi hiện nay rất lớn, 10 nam thì chỉ có 6 nữ. Thành ra đàn ông Myanmar đang FA và ế vợ rất nhiều. Sau SEA Games này, chúng tôi dự tính sẽ đưa khoảng 10 triệu nam thanh niên sang Thái để chuyển giới nhằm cân bằng lại tỉ lệ dân số. Phía Thái Lan đã nhận lời giúp đỡ với điều kiện chúng tôi phải để họ về nhất ở SEA Games lần này.
- Vậy ông đánh giá thế nào về lối chơi của đội tuyển bóng đá nam U23 Việt Nam tại SEA Games năm nay?
- Về lối chơi thì tôi không dám đánh giá vì tôi chỉ được xem Việt Nam đá có hai trận, và trận nào cũng được khoảng 10 phút là tôi lại ngủ gật. Hình như năm nay đội hình của các bạn khá mạnh. Nghe nói các bạn có Phi Sơn được mệnh danh là Ronaldo của Việt Nam, có Văn Quyết là Lampard của Việt Nam, có Hoàng Văn Phúc là Mourinho của Việt Nam…
- Thế nhưng Việt Nam lại thua Malaysia 1-2 và bị loại ngay từ vòng bảng, để rồi phải hứng chịu rất nhiều chỉ trích và phẫn nộ của người hâm mộ. Ông nghĩ sao?
- Tôi nghĩ việc người hâm mộ chỉ trích và trút giận lên các cầu thủ Việt Nam là không đúng, bởi vì nếu ở trận đấu ấy các cầu thủ Malaysia không ghi được bàn thì Việt Nam đã thắng 1-0 và hiên ngang vào bán kết. Như vậy các cầu thủ Malaysia chính là người có lỗi khiến Việt Nam bị loại. Tại sao người hâm mộ Việt Nam lại chỉ trích các cầu thủ của mình trong khi người gây ra lỗi lại là các cầu thủ Malaysia? Thật quá bất công!
- Vậy theo ông, Việt Nam cần phải đầu tư vào những môn thế mạnh nào, quy mô ra sao để có thể đạt được thành tích cao nhất tại các kỳ SEA Games sắp tới?
- Để đạt thành tích cao tại SEA Games thì đừng có dại gì mà đầu tư vào đào tạo vận động viên hay là mua thiết bị tập luyện làm gì cả, vì nó rất mất thời gian và hiệu quả không cao. Việt Nam hãy dùng tiền đó để đút lót, hối lộ cho các quan chức của Liên đoàn Thể thao Đông Nam Á, giành lấy quyền đăng cai SEA Games. Việc gì thì khó chứ còn hối lộ và đút lót thì tôi nghĩ nó là sở trường của Việt Nam rồi. Khi đã là chủ nhà SEA Games, các bạn có quyền đưa các môn thế mạnh của mình vào nội dung thi đấu, cắt bỏ những môn mà các bạn còn yếu kém; bạn cũng sẽ được trọng tài thiên vị, xử ép các đối thủ khác. Đó mới là cách nâng cao thành tích nhanh nhất và hiệu quả nhất!