Truyện này hơi dài nhưng rất ý nghĩa:
Có một anh chàng tên là Tiếc, mới 15 tuổi, anh ta yêu một cô nàng cùng tuổi. Bố mẹ của anh chàng này biết, họ tìm cách ngăn cản mốitình đó. Họ cấm anh ta ra khỏi nhà, họ chửi mắng, thậm chí là đánh đòn anh ta.
Chàng Tiếc căm ghét bố mẹ mình, anh coi họ như kẻ thù và tìm mọi cách đối phó với họ. Anh ta thấy tình yêu bị cấm đoán thật là một cơn ác mộng, anh ta ước được dắt tay cô nàng đến một nơi nào đấy ko có bố mẹ mình,để cả 2 tận hưởng hương vị của tình yêu.
1/ Cho đến một ngày, cô nàng kia bỏ anh ta ra đi, anh chàng khổ đau vật vã. Lúc này anh ta bỗng thấy rằng, tình yêu, dù trong điều kiện bị cấm đoán, vẫn còn hạnh phúc vì mình còn được yêu, còn được sở hữu người mình yêu.
Lại đến một ngày kia, cha mẹ anh ta qua đời trong một vụ tai nạn. Trời đất như sụp đổ, anh ta ngơ ngác choáng váng. Lúc này, anh nhận ra rằng, lúc còn bố mẹ thật hạnh phúc bao nhiêu. Anh ta ước được bố mẹ chửi mắng, đánh đòn, cấm đoán tình yêu… Lúc nàyvới anh ta, tất cả những cái đó đều là hạnh phúc.
Hàng xóm và họ hàng thương tình, cùng nhau đóng góp tiền của giúp đỡ chàng Tiếc. Nhờ có sự giúp đỡ đó, chàng Tiếc theo học được đến hết cấp 3. Nhưng trong suốt quãngthời gian ấy, ko lúc nào là chàng ta không nghĩ về quá khứ. Đối với chàng, quá khứ đó thật hạnh phúc và ngọt ngào. Chàng ta coi cuộc sống của mình hiện giờ là địa ngục.
2/ Hết cấp 3 Tiếc phải nghỉ học. Để có tiền sinh sống, Tiếc xin làm công nhân cho một công trường xây dựng.
Công việc nặng nhọc vất vả, ăn mặc bẩn thỉu, bát cơm phủ đầy cát và ngủ trong những chiếc lán tồi tàn dột nát, khiến Tiếc nghĩ rằng mình thực sự đã bước vào đường cùng của sự khốn khổ. Chàng ta thấy nhớ da diết quãng thời gian mình còn học cấp 3, nó trở nên ấm áp và yên bình biết bao nhiêu. Tiếc sống cuộc đời khốn nạn của một người thợ suốt 3 năm liền.
3/ Một ngày kia, trong lúc kéo dây tời cho thang máy, Tiếc bị buồng thang rơi ngay sát người. Chàng ko chết nhưng một cánh tay và một bên chân đã đứt lìa, bị buồng thang đè cho bẹp dí. Tiếc đã trở thành người tàn phế.
Nhận một khoản tiền bảo hiểm, Tiếc về quê sinh sống. Chàng chuyển qua nghề bán cá ở chợ gần nhà. Cái nghề mà chàng luôn cho là “tanh tưởi, bẩn thỉu và chỉ dành cho đàn bà”. Dưới sức ép của họ hàng trước việc thờ cúng về sau, Tiếc cưới một con vợ thuộc loại ma chê quỷ khóc, lại còn gù lưng, bướu cổ, bán tôm ở quầy bên cạnh. Trong vòng 3 năm, họ đẻ liền 3 đứa con.
Tàn tật và đông con, gánh nặng kinh tế khiến gia đình họ trở nên nghèo khó. Trong 3 năm này, ko đêm nào Tiếc ko mơ thấy mình trở về là một chàng công nhân khỏe mạnh tự do ở công trường xây dựng, Tiếc tưởng tượng mình đang đu trên những sợi dây cheo leo đểsơn cho những tòa nhà cao tầng, hay đang bắt những viên gạch do đồng nghiệp ném từ dưới lên, những đêm chơi tá lả với các bạn cùng “lán”, hay những cái liếc mắt của các cô bạn “đồng nghiệp” tuy ko xinh nhưng khỏe mạnh và yêu đời. Ôi, cuộc sống lúc ấy mới baybổng, lãng mạn và sung sướng làm sao. Tiếc thấy tởm lợm cái con vợ xấu tàn xấu tật và lúcnào cũng có mùi tôm ươn của mình. Lắm lúc chàng chỉ muốn tát cho nó một cái cho chết cụ nhà nó đi. Chàng luôn nghĩ rằng nếu có ai khổ hơn mình nữa thì thật vô lý.
4/ Con vợ kinh tởm của Tiếc rồi cũng tèo vì bệnh tật.
Ba năm tiếp theo, một mình Tiếc cáng đáng, lăn lộn nuôi 3 đứa con thơ lúc nào cũng gầy rạc vì thiếu ăn. Cả gia đình làm bạn với cái đói triền miên ko dứt.
Giờ đây, mỗi khi nhìn lên bàn thờ, thấy di ảnh của con vợ giặt dẹo, Tiếc ko thể nào kìm đượcnước mắt. “Ừ, con đấy nó tởm lợm và xấu xí thật đấy, nhưng nó chả bao giờ cãi mình lấy một câu, nó luôn nhường nhịn và nhẫn nhục mỗi khi mình nổi cơn điên, đá thúng búng nia, giận cá chém thớt…, nó cực kỳ chịu khó, thức khuya dậy sớm, tảo tần vất vả kiếm tiền lo cho cái gia đình do mình làm chủ. Đến lúc mắc bệnh nó cũng * dám nói với ai, cũng ko đi khám sợ tốn tiền, mà âm thầm chịu đựng…” – Tiếc nghĩ.
Chàng thấy thương con vợ bẩn của mình quá.Tiếc hối hận vì lúc nó còn sống chàng đã đối xử với nó quá khốn nạn. Chàng ước được quay về quãng thời gian 3 năm trước để mình có thể sửa chữa sai lầm, để mình có thể nói với con vợ bẩn một lời xin lỗi và nói với nó rằng: “Anh yêu em!”.
Ko ngày nào mấy đứa con rách của Tiếc ko thấy bố ngồi trước bàn thờ mẹ chúng nó mà lẩm bẩm một mình. Có đứa còn nghe bố nó nói rằng, quãng thời gian mà mẹ nó còn sốnglà quãng đời hạnh phúc nhất của bố nó.
5/Khi các con Tiếc đã đến tuổi đi học, một lần nữa bất hạnh lại ập xuống đầu chàng. Gánh nặng cuộc đời đã xin của Tiếc đôi mắt. Chàng trở thành người mù, quanh năm làm bạn với bóng đêm. Lũ trẻ ko đc đến trường, chúng lang thang đứa thì đánh giầy đứa thì ăn xin, đứa bán báo kiếm tiền nuôi thân và nuôi người cha bệnh tật. Tiếc nguyền rủa cái cuộc đời chó nướng của mình. Tiếc nhận thấy rằng, dù trước kia có tàn tật, nhưng chàng còn đôi mắt, còn ánh sáng, chàng còn có thể nỗ lực, còn có thể cố gắng, còn biết mình sẽ phải làm gì và biết mình đang làm gì.