Quyền được chết là một
thuật ngữ pháp lý dùng để chỉ về
quyền lựa chọn của con người cụ thể để tìm đến cái
chết một cách tự nguyện nhằm giải thoái khỏi
đau khổ,
bệnh tật hoặc các lý do khác. Ở góc độ hẹp hơn, quyền được chết là một
quyền nhân thân của người đã thành niên đang phải chịu sự đau đớn về thể chất hoặc tinh thần kéo dài và không thể chịu đựng được sau một
tai nạn hay một bệnh lý không thể cứu chữa, rơi vào tình huống y tế không lối thoát.
Tổng quan Quyền được chết ban đầu xuất hiện gắn liền với khái niệm
cái chết êm ái. Từ này bắt nguồn từ
tiếng Hy Lạp là
euthanatos. Trong đó,
eu là tốt và
thanatos là
chết. Biểu hiện ban đầu của cái chết êm ả chính là trợ tử, xuất hiện đầu tiên trong lời thề
Hippocrates và sau đó bắt đầu xuất hiện rộng rãi hơn vào thế kỷ XVII, nhằm khuyến khích các bác sỹ quan tâm đến sự đau đớn của người bệnh và giúp đỡ người sắp chết thoát khỏi thế giới này một cách nhẹ nhàng và dễ dàng hơn.
Quyền được chết đang là một khái niệm được bàn cãi. Về tổng quan, các quyền của con người –
nhân quyền như quyền được sống,
quyền tự do, quyền chính trị pháp lý… được quy định trong
Hiến pháp nhiều nước, còn quyền nhân thân đối với những con người cụ thể được quy định trong
Luật dân sự, còn các quyền công dân khác được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành. Trên thế giới chưa có văn bản pháp luật nào công nhận quyền được chết mà chỉ có một số văn bản pháp luật ở một vài quốc gia cho phép sử dụng
an tử trong một vài trường hợp nhất định.
Quyền được chết là một quyền thực tế nhưng hiện tại, chỉ có một số nước hợp pháp hóa nó với tư cách là
quyền nhân thân. Do khi chưa được công nhận về mặt pháp luật, một người thực hiện hành vi nhằm hiện thực hóa quyền được chết (trợ giúp
tự tử, thực hiện trực tiếp đưa bệnh nhân chết được quy vào một số tội: giết người, giúp người khác tự sát, không cứu giúp người bị nạn…
Một số ý kiến cho rằng việc kết thúc nhanh sự sống rõ ràng là một cách để làm giảm sự đau khổ của người bệnh, tránh đau khổ cho bệnh nhân bằng cách rút ngắn cuộc sống một cách có chủ đích
[1]. Một số ý kiến khác cho rằng việc bảo vệ mạng sống và làm giảm đau khổ là nhiệm vụ chính của các
trại tế bần, Nhiều người phản đối vì cho rằng con người không có quyền can thiệp vào sự sống chết của người khác. Mọi sự can thiệp hay giúp đỡ để người bệnh được chết đều bị coi là giết người
[2], ở những nước thuộc khu vực châu Mỹ Latinh bởi các nhà thờ Công giáo Roma nơi đây vẫn kịch liệt phản đối phương pháp này
[3].
Đặc điểm - Quyền được chết là một quyền nhân thân của mỗi con người.
- Quyền được chết được hiểu là phải bao hàm sự tự nguyện gồm tự nguyện được thực hiện cái chết êm ả khi còn tỉnh táo, có thể biểu lộ ý chí cá nhân của mình và tự nguyện chỉ định người đại diện cho mình trong trường hợp lúc rơi vào giai đoạn không ý thức, không biểu lộ được ý chí. Người này sẽ có quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến việc chữa bệnh của bệnh nhân.
- Chủ thể có quyền này đa phần cần là người đã thành niên và đang chịu sự đau đớn kéo dài do bệnh tật hoặc tai nạn, mục đích của quyền được chết là giúp người bệnh được kết thúc cuộc sống một cách nhanh nhất và an toàn nhất theo mong muốn.
- Quyền này có thể được thực hiện thông quá chính người đó hoặc người đại diện.
Cách thức thực hiện trong y học gồm:
- Cách chủ động: Bác sĩ trực tiếp gây tử vong theo yêu cầu của bệnh nhân (tiêm thuốc…)
- Cách bị động: Không điều trị, theo đó bác sỹ ngưng mọi biện pháp kéo dài sự sống đối với bệnh nhân (rút ống dẫn, rút bình ô xy…).
- Chết dưới sự trợ giúp của bác sỹ: Bác sĩ chỉ cho cách để chết và đó chỉ là sự tư vấn, người bệnh tự rút ống dẫn… Bác sỹ không trực tiếp thực hiện hành vi mà chỉ là trợ giúp.
Trên thế giới Châu Âu Tại
Hà Lan, việc hợp pháp hóa việc tự tử với sự trợ giúp của bác sĩ, và đến năm
2002 chính thức cho phép an tử. Cũng trong năm 2002, Bỉ cho phép việc tự tử được bác sĩ trợ giúp. Tại
Áo, một tỉnh ở nước này đã thông qua Luật an tử năm 1995 cho đến khi Quốc hội Áo quyết định bãi bỏ luật này năm 1997, tại
Anh, mặc dù cấm an tử nhưng thái độ đối với các bác sĩ trợ giúp an tử trong một số trường hợp cũng không quá gay gắt.
[1][4].
Tại
Ý, từng diễn tra tranh cãi cay gắt về quyền được chết, sau vụ việc cô Eluana Englaro qua đời do
bệnh viện rút ống cung cấp
thức ăn khỏi người cô. Englaro đã sống thực vật từ năm 1992 sau một tai nạn giao thông. Tuy vậy
Tòa thánh Vatican đã phản ứng gay gắt. Ý là nước không cho phép cái chết êm ái, bệnh nhân được quyền từ chối chữa trị nhưng không được quyền hướng dẫn trước cách thức chữa trị mà họ mong muốn trong trường hợp họ rơi vào hôn mê
[5].
Châu Mỹ Tại
Hoa Kỳ, Mỹ từng tranh cãi xung quanh quyền được chết của một phụ nữ là cô Terri Schiavo một người sống thực vật từ năm
1990, gia đình họ yêu cầu toà án cho phép nối lại ống truyền dinh dưỡng cho cô sau khi ống được tháo ra theo yêu cầu của người chồng. Vụ việc biến thành cuộc chiến giữa toà án và các
chính trị gia, cả
Quốc hội và
Tổng thống[6]. Ở
bang Floria cũng có tranh cãi liên quan đến quyền được chết
[7]. Pháp luật ở Mỹ nhìn chung cấm an tử, nhưng bang
Oregon đã cho phép tự tử được bác sĩ hỗ trợ vào năm 1994 và Tòa tối cao Oregon tán thành luật này năm 1997. Bang Texas cũng cho phép cái chết êm ái vào năm 1999
[4].
Tại
Argentina, Thượng viện Argentina đã thông qua đạo luật cái chết êm ái (Luật chết êm ái). Tức là những người bị bệnh nan y có quyền kiểm soát cái chết của mình, có quyền từ chối điều trị
[2][8] trước đó, phương pháp giúp người mắc bệnh nan y chết một cách nhẹ nhàng vốn bất hợp pháp ở đa số các vùng trên khắp Argentina
[3].
Châu Á Ở
Trung Quốc, trong một kỳ họp Quốc hội Trung Quốc nhận được một
thư điện tử của cô
Lý Dương, cô này bị ung thư thần kinh vận động từ khi mới đẻ, cô đã mất khả năng vận động toàn thân và không thể thực hiện bất cứ một chức năng cơ bản nào của cơ thể mà không có sự trợ giúp. Hiện cô chỉ còn lúc lắc, gật được đầu và cử động được một số ngón tay. bức thư này gửi tới đề nghị các nhà làm luật đưa ra dự luật về an tử
[4].
Tại
Hàn Quốc, Tòa án Tối cao Hàn Quốc đã yêu cầu các bác sĩ gỡ bỏ thiết bị hỗ trợ cuộc sống cho một phụ nữ bị hôn mê sâu ở nước này, Đây cũng là lần đầu tiên Hàn Quốc thông qua quyền được chết
[9].
Tại
Việt Nam, quyền được chết không được pháp luật nước này quy định, tuy nhiên trong quá trình xây dựng luật vẫn có nhiều ý kiến đề nghị thể chế hóa quyền này vào luật. Vào năm 2004, Quốc hội Việt Nam đã có một buổi thảo luận về Bộ luật Dân sự (sửa đổi). Nhiều ý kiến đề xuất đưa những vấn đề mới nảy sinh trong xã hội như: quyền được chết, hiến nội tạng, thay đổi giới tính, mang thai hộ vào trong luật
[10][11]. Có ý kiến cho rằng quy định quyền được chết, nghĩa là để bảo đảm quyền được sống để quyền được sống không bị can thiệp bởi ý chí của người khác và quyền được chết được thực hiện theo ý chí của người đó. Nghĩa là người đó hoàn toàn tự nguyện vì không thể sống được nữa
[12].