Như mình cũng thấy nhiều bạn hỏi về root
Root là gì?
Thuật ngữ root được bắt nguồn từ nhân điều hành Linux, nhân điều hành “thủy tổ” của Android. Root cho phép người dùng truy xuất, quản trị vào nhân hệ thống mà thông thường họ không thể tiếp cận được. Chúng ta hãy thử tưởng tượng điện thoại là máy vi tính của công ty, Android là Windows và nhà sản xuất là nhân viên quản trị mạng. Thông thường, nhà quản trị mạng của công ty luôn kiểm soát máy tính của nhân viên, chỉ cho phép họ sử dụng tài khoản thành viên (user) vốn có rất nhiều hạn chế, nhằm tránh những trường hợp can thiệp sai làm hỏng toàn bộ hệ thống. Chỉ những thành viên có thẩm quyền mới được dùng tài khoản quản trị (administrator) có quyền hạn lớn hơn. Hành động root có thể hiểu như một người dùng chiếm quyền điều khiển máy chủ, cho phép mình thực hiện các thao tác mà trước đây không thể.
Chính vì vậy mà root khá nguy hiểm nếu được thực hiện bởi những ai không nắm rõ về nó. Trước đây, các công ty sản xuất điện thoại từng thực hiện nhiều biện pháp để phòng chống hành động này, chẳng hạn như các bản SPL mới, hay dùng một con chip riêng biệt chống root, nhưng gìờ họ không còn gắt gao như vậy.
Google thậm chí còn có hướng dẫn root Nexus One nhưng họ cũng kèm theo điều kiện mất bảo hành khi thực hiện thao tác root máy. Dù vậy thì bản thân Android là một phiên bản Linux mã nguồn mở, do đó mà rất khó để kiểm soát. Hơn nữa, ngay cả chính phủ Mỹ cũng thông qua một đạo luật hợp thức hóa việc root hay jailbreak máy, nên các nhà sản xuất không còn nhiều lý do để ngăn chặn nữa.
Nhược điểm
Trước hết, phải khẳng định một điều rằng, root máy có lợi hơn rất nhiều so với giữ nguyên hiện trạng mà nhà sản xuất quy định. Tuy nhiên, bạn sẽ gặp một số phiền phức nhỏ, chẳng hạn như vô tình xóa các tập tin hệ thống dẫn đến hỏng hệ điều hành. Thông thường, bạn chỉ cần khôi phục (format) lại máy là đã có thể sửa được những lỗi này, nhưng trường hợp tệ nhất là thay đổi SPL có thể dẫn đến hỏng máy, phải thay flash.
Mặt khác, việc root máy sẽ làm mất bảo hành, đặc biệt là các cửa hàng xách tay ở Việt Nam thường vịn vào cớ up ROM để từ chối bảo hành, cho dù đó chỉ là cập nhật tự động từ nhà sản xuất. Để khắc phục, bạn nên phục hồi lại toàn bộ hệ thống trước khi bảo hành.
Ngoài ra, việc root máy cũng làm cho bạn không thể cập nhật OTA từ nhà sản xuất nữa, mà phải tự cập nhật bằng tay (thực ra điều này không đúng với một số máy nhưng bạn sẽ mất root khi cập nhật). Bên cạnh đó, phương thức thực hiện root cũng khá phức tạp và đòi hỏi người sử dụng phải thật sự tập trung, hiểu rõ về chiếc điện thoại của mình. Root máy cũng có thể gây “tai họa” vì bạn trao toàn bộ quyền điều khiển máy cho bên thứ ba, có thể bị lộ các thông tin cá nhân.
Ưu điểm
Người dùng có thể tự mình thay đổi tập tin hệ thống, các giao diện ẩn, thậm chí là thay đổi hình đại diện của hãng sản xuất khi khởi động máy, xóa những chương trình “vô dụng” kèm theo máy.
Có thể sao lưu và phục hồi toàn bộ hệ thống, gần giống với hành động tạo tập tin ảnh đĩa trên máy vi tính. Đây là tính năng rất hữu ích trong trường hợp máy bạn không thể mở lên.
Sao chép dữ liệu, chương trình vào thẻ nhớ là lợi ích thứ ba của việc root máy. Ở các phiên bản Android 2.2 trở về trước, dữ liệu (cache) và ứng dụng được cài trực tiếp trong bộ nhớ máy, làm hạn chế khả năng tráo đổi (swap) của hệ điều hành do thiếu dung lượng trống, qua đó cũng phần nào làm chậm máy. Một điện thoại đã root cho phép bạn di chuyển các dữ liệu này sang thẻ nhớ, dành chỗ trống cho hệ điều hành hoạt động.
Việc root máy cũng đồng thời mở một “chân trời” mới, giúp bạn khám phá những ứng dụng mà mình không thể làm trước đây. Chẳng hạn những ứng dụng như dùng điện thoại Android làm trạm phát Wi-Fi (đã tích hợp trong Android 2.2), tắt các ứng dụng không cần thiết, hay thay đổi xung nhịp của chíp xử lý.
Root máy cũng giúp mở khóa các tính năng ẩn của nhà sản xuất, chẳng hạn như trong phiên bản Droid (Milestone) phân phối tại Mỹ, nhà sản xuất đã khóa tính năng cảm ứng đa điểm vì lo ngại vấn đề bản quyền, nhưng người dùng có thể dễ dàng kích hoạt nó nếu như đã root máy.
Thay đổi sang các bản ROM đã “nấu” (cook), tùy chỉnh (custom) là ưu điểm lớn nhất, vì nó giúp bạn dùng các phiên bản ROM chỉnh sửa đã được cộng đồng sử dụng tối ưu sẵn, cho tốc độ cao và tiết kiệm pin hơn. Mặt khác, với những máy không còn được hỗ trợ từ nhà sản xuất nữa, các bản ROM này cũng có thể là phiên bản mới hơn. Một ví dụ là Google G1 chỉ có ROM 1.0 khi xuất xưởng, nhưng cộng đồng người dùng đã nâng cấp cho máy lên 2.1.
Thực hiện ra sao?
Thông thường, để root thì người dùng phải đưa máy về bootloader, mỗi máy lại có cách đưa về riêng, vì còn tùy thuộc vào số phím cứng và do nhà sản xuất quy định. Sau đó, chính ta phải kết nối điện thoại với máy tính, nạp driver cho điện thoại và tải Superboot vào. Đó là với các máy đời sau, còn những máy đời cũ thì bạn phải thay đổi SPL và dùng các dòng lệnh để thay đổi recovery, thậm chí là phải trả máy về những bản firmware cũ hơn.
Một số máy có cách thức rất đơn giản nhưng những máy khác lại rất phức tạp. Lấy một ví dụ là Dell Streak, bạn chỉ cần dùng trình duyệt web của máy tải về chương trình Universial Androot và chạy nó là máy đã được root.
(Android)
------------
Những người đã like
kUlanGtU bởi bài viết có ích này (Tổng: 5):
nghiammo1992 •
minh •
nguyenvansam •
Merilo •
Hieukissyou
_______________
V- Anime Fan - A/M in our heart