Mình dẫn một đoàn phượt chạy lên Lai Châu theo đường 6 rồi về đường 32C. Đoạn qua Mù cang chải rất xấu, mặt đường bay hết thảm nhựa, trơ đá hộc to bằng cái mũ cối, kéo dài mấy chục km. Xe chạy chồm chồm như trâu lồng đứt mũi. Xuống đến Tú lệ cũng đến bữa. Bọn mình dừng lại, đang ngơ ngáo tìm chỗ ăn thì thấy Lan rú lên như bị chọc tiết. Lan là một cô gái khá xinh, vợ chưa cưới củaTiến. Lan tốt nghiệp trung cấp kế toán, giờ đang làm kế toán viên cho một công ty tư nhân. Tiến công tác ở Viện Thủy lợi. Đôi này yêu nhau dễ đến năm bảy năm nhưng chưa cưới vì gia đình Tiến ngăn cản. Chuyến đi này cũng là cơ hội để đôi trai gái được gần gũi dài ngày, điều mà ở Hà nội họ không thểlàm được. “Ới giời ơi! Có cái túi mà không giữ được thì giữ được cài gì cho đời hở thằng kia”. Tiếng oán hờn của Lan rít lên, đập vào vách núi, lanxuống thung lũng òa òa nghe rất khiếp. Mình vội quay xe lại. Lan sổ tóc như kẻ điên, mắt long sòng sọc, hai tay giơ lên trời chân dậm bành bạch theo nhịp hét. Mọi người trong đoàn vây quanh can ngăn nhưng nghe chừng Lan chưa hạ hỏa. Tiến ngồi bệt xuống bãi cỏ bên kia đường, nhìn Lan nhưng không nói gì, chỉ cười cười ngượng nghịu. Thấy mình tiến lại gần, Lan hô lên: “Tôi chết đây. Sống làm gì nữa”. Nói rồi Lan nhào về phía bờ vực. Mọi người xúm vào người tóm tay, kẻ tóm chân không cho Lan chết. Mình hỏi: “Chuyện gì thế con kia?”. Lan vừa khóc hờ hờ, vừa nói: “Sáng nay đã dặn rồi… hờ hờ… Bảo đường xấu cẩn thận không rơi túi… hờ hờ… cuối cùng vẫn rơi mất một cái túi”. Mình hỏi: “Có tiền nong, giấy tờ quan trọng gì không?”. Lan vỗ vỗ vào bụng: “Tiền để đây rồi, nhưng trong ấy có cái chứng minh thư”. Mình bảo: “Giờ quay lại tìm cũng không còn đâu. Chứng minh thư về làm lại được”. Lan rú lên: “Nhưng em phải chết cho thằng vô dụng kia nó ân hận cả đời”. Dứt lời Lan lao về phía vực như một mũi tên. Mọi thấy mình đến thì đã giãn ra xa nên không ai kịp phản ứng. Mình cũng nhoài theo, nhưng vẫn chậm. Đến sát mép vực, thấy tay chân vẫn được tự do nên Lan dừng lại một nhịp… đợi mình theo kịp. Khi biết chắc đã giữ được Lan, mình khẽ ẩn về phía vực, Lan gồng cứng lại, miệng vẫn tru lên: “Buông tuôi ra để tôi chết”. Lúc này mọi người cũng ào tới, mỗi người mỗi tay bê Lan trở lại. Lan giãy giụa rất kinh, vẫn luôn miệng xin được chết. Tiến vẫn ngồi bên kia đường, lấy thuốc ra rít liên hồi. Mặt đờ đờ ngường ngượng. Mình bảo: “Thôi, mày chết làm gì. Chết là thằng Tiến nó lấy vợ mới đấy”. Lan vẫn khóc:“Em hiện hồn về vặn cổ nó chết… hờ hờ… chứ lấy vợ mà được với em à?” Mình quay sang bảo mọi người: “Có mỗi hàng xôi gà thôi. Nếp Tú lệ nổi tiếng đấy. Vào chén đi”. Lan nhất định không chịu vào ăn, chỉ đứng ngoài đường khóc. Mọi người vừa ăn vừa trông chừng. Tiến vẫn không nói gì, cắm cúi ăn hết một chõ xôi với nửa con gà. Tiếp tục khởi hành, Lan nhất định ở lại, mìnhđành bảo mọi người đi trước, rồi nói với Tiến: “Em cứ đi đi. Nó đang điên. Để nó sang anh đèo”. Tiến gật đầu, khẽ nói: “Vâng”. Đợi đoàn xe đi khuất, mình bảo Lan: “Giờ chỉcòn mình tao thôi. Một mình tao không giữ nổi mày đâu. Mày muốn chết thì nhảy xuống vực đi”. Lan liếc mình một cái, vẫn ti tỉ khóc. Mình lại bảo: “Nếu không định chết nữa thì lên xe. Đi không muộn”. Lan lúc cúc nghe lời mình. Tâm trạng mình đang vui phơi phới, cảnh sắc hữu tình, non nước mây trời lồng lộng, mình kéo ga cho kịp đoàn thì đằng sau lại vút lên: “Đ… mẹ thằng mặt lờ… Sao đời tao nó khổ thế này. Tao đã bảo mày cẩn thận rồimà mày không chịu nghe". Mình kéo sụp kính che mặt của mũ bảo hiểmxuống tránh những ánh mắt thương cảm của người đi đường cho kẻ tội đồ là mình. Rồi như có vẻ đã quá mệt với những tiếng hú, Lan rút gọn: "Đ… mẹ thằng mặt lờ". Cứ năm phút một lần, điệp khúc ấy lại được gàolên giữa bốn bề núi rừng trùng điệp. Mình nghĩ, cứ như thế này thì mình cũng sẽ điên mất, phải tìm ra một trò gì để tự giải trí thôi. Khi Lan bắt đầu cất giọng, thì mình cũng đồng thanh: "Đ… mẹ thằng mặt lờ". Lần thứ nhất như thế. Lan không phản ứng gì. Còn mình thấy hay hay, rõ ràng trò giải trínày khá thú vị. Lần thứ hai cũng lại như vậy. Lan không phản ứng gì. Mình thấy hứng khởi hơn với tiếng chửi của mình. Đến lần thức ba, khi câu chửi vừa dứt. Lan hắng giọng: "Này ông kia, thằng ấy nó làm Cám ơn gì ông mà ông chửi nó". Mình bảo:"Tao chửi hộ mày thôi, cho nhanh hết". Lan sửng cồ: "Cám ơn được, chỉ tôi mới được chửi". Và cái điệp khúc ấy lại được ngân nga cất lên, vang vang dội nào vách núi. Tối hôm ấy nghỉ ở Văn chấn, mình bảo Tiến: “Tao không ủng hộ bạo lực gia đình đâu, nhưng trường hợp này thì…”. Tiến ngắt lời: “Em cũng đấm nó suốt đấy. Nhưng nó bảo: Thế mới là … yêu”.
_________________ Hãy thank bài viết nếu bài viết có ích
|