Bang hộiTiền mặt: 0 Xu Trò chơiHộp quà giáng sinhThứ Ba, 00:05:31 - 26/11/2024
Nơi thảo luận về các vấn đề nóng của xã hội và tán gẫu với bạn bè

Các điều hành viên: Admin, Mod, SMod

Hiện tượng kỳ lạ chưa có lời giải trên Trái đất

Re: Hiện tượng kỳ lạ chưa có lời giải trên Trái đất

#2 » Gửi bài gửi bởi Mjhtriuday » 24/07/2014 09:15 » @337194

Một số lời giải thích khác được đưa ra cho rằng nó hình thành do bụi silic, hình thành từ các chất tan từ trong đá hay là mangan và sắt đã tạo nên phản ứng nào đó. Một giả thuyết gần đây nhất cho rằng nguyên nhân do loại vi sinh vật nào đó mà chúng ta chưa hề biết đến hoặc thậm chí có liên quan tới nguồn gốc của sự sống trên trái đất… Tuy nhiên giả thuyết vẫn chỉ là giả thuyết. Lớp biến đổi kỳ lạ này dù được phân tích bao nhiêu lần thì vẫn làm cho các nhà khoa học bó tay.
Núi lửa Uturuncu
Những hiện tượng kỳ lạ chưa có lời giải trên Trái đất
Uturuncu là một ngọn núi lửa kỳ lạ ở châu Mỹ, nó có chiều cao 6000 m và nằm ở phía Tây Nam Bolivia. Lần phun trào cuối cùng của nó là cách đây khỏng 300000 năm trước. Quan sát từ vệ tinh cho thấy các hoạt động của núi lửa trong vòng 20 năm trở lại đây đang trẻ nên mạnh mẽ, gấp 10 lần so với các núi lửa tương tự. Theo tính toán, mỗi giây ở đó tăng lên hơn 1 mét khối magma. Kết quả là vùng đất gần núi lửa, khoảng chứng 70 km xung quanh đã bị phình lên vài cm mỗi năm. Người ta bắt đầu đặt ra câu hỏi rằng liệu quá trình phồng như thế đã diễn ra trong bao nhiêu năm ?
Tuy nhiên đến hiện tại giới khoa học vẫn chưa có câu trả lời xác đáng. Việc trong tương lai núi lửa này sẽ diễn biến như thế nào cũng là một bí ẩn.Theo Shan de Silva, một chuyên gia núi lửa của Đại học Oregon tại Mỹ, đã nghiên cứu Uturuncu từ năm 2006. Shan dự đoán nó có thể trở thành siêu núi lửa. Các nhà địa chất khác không tìm thấy chứng cứ đáng thuyết phục để ủng hộ dự đoán của Shan. Mặc dù vậy, 300.000 năm là khoảng thời gian trung bình giữa những lần núi lửa phun trào ở phía tây bắc Bolivia. Vậy nên rất có thể Uturuncu đã sẵn sàng để bùng lên một lần nữa.
Sự tuyệt chủng từ kỉ Permi
Những hiện tượng kỳ lạ chưa có lời giải trên Trái đất
Trong lịch sử trái đất, sự tuyệt chủng diễn ra cao nhất là vào cuối kỉ Permi. Đây là một sự kiện tuyệt chủng nghiêm trọng nhất trên Trái Đất, làm cho 96% trong tất cả các loài sinh vật biển và 70% các loài động vật có xương sống trên đất liền tuyệt chủng. Đây là sự kiện duy nhất làm tuyệt chủng phần lớn các loài côn trùng, làm mất đi khoảng 57% các họ và 83% các chi. Do phần lớn sự đa dạng sinh học bị mất đi, nên việc hồi phục sự sống trên Trái Đất diễn ra lâu hơn các sự kiện tuyệt chủng sau đó, và nguyên nhân diễn ra sự tuyệt chủng này đã gây ra những cuộc tranh luận lớn.
Một giả thuyết cho rằng vụ phun trào lớn của núi lửa gây tác động ở Nam Cực nhưng không có bằng chứng chứng minh. Hiện tại các nhà khoa học tại đang có sự nghi ngờ về 1 sự phun trào ở khu vực bẫy đá Siberi. Nó có diện tích lớn. Nguyên nhân do sự phun trào đọt ngột vật chất bên trong trái đất, cụ thể ở nhân trái đất. Nó tạo ra một lượng lớn bụi khí nhiệt độ tăng cộng thêm sự phun trào Axít sunfuric hủy hoại cây cỏ. Hơn thế, biển nóng lên đã ngừng sự cung cấp oxi cho biển. Một số nhà nghiên cứu tại MIT thì lại cho rằng lỗi thuộc về loài vi khuẩn Methanosarcina . Những vi khuẩn cổ đơn bào tạo ra khí metan gây ra sự nóng lên và tàn phá trái đất. Loại vi khuẩn này phát triển mạnh trong môi trường niken và carbon dioxide – cả hai đều dồi dào do những vụ phun trào núi lửa. Dù có rất nhiều giả thuyết như vậy như hiện tại chưa cái nào được chứng thực cả.

Những người đã like Mjhtriuday bởi bài viết có ích này (Tổng: 3):
mihtriudayk3poshTamhoangdk
Mjhtriuday
Hình đại diện của thành viên
Rank: ☀️20/30☀️
Cấp độ:
Tu luyện:
Like:
Online:
Bang hội: Gió Bão
Xếp hạng Bang hội: ⚡2/62⚡
Level:
Chủ đề đã tạo: 🩸675/4141🩸
Tiền mặt:
Ngân hàng:
Nhóm:
Danh hiệu: ⚝Sinh Như Hạ Hoa⚝
Giới tính:
Ngày tham gia:
Đến từ:
Số điện thoại:
(Nokia x2-01)

- Chia sẻ bài viết:

- Xem full chủ đề: http://chiase123.com/viewtopic.html?t=28818

- Link bài viết: http://chiase123.com/topic28818-1.html#p337194

Quay về Thảo luận - Tán gẫu