Cũng có khi tôi thắc mắc là tại sao nước mình nghèo vậy mà phải huy động tiền từ nhiều nguồn khác nhau lại làm chi. Tại sao kêu gọi quyên góp mà không in thêm tiền.Tại sao cứ bắt dân tình đóng thuế để làm gì mà không in thêm tiền,....thì giờ tôi mới hiểu
Người ta thường nói in nhiều tiền hơn sẽ dẫn đến tình trạng lạm phát mà ít ai thật sự hiểu rõ lý do tại sao Nhà nước không in thêm tiền. Bài này tôi sẽ giải đáp nhiều hơn nà. Và nói trước là theo những gì tôi tìm hiểu, chắc chắn sẽ còn thiếu sót nên hy vọng ai biết thì chia sẻ thêm chứ đừng bắt bẻ làm gì. Bài mang ý nghĩa bổ sung hiểu biết cho mọi người thôi chứ không hề có ý đồ gì cả:
1. Tiền in thêm không làm đất nước thịnh vượng
Tiền có giá trị vì bạn có thể dùng nó để đổi hàng hóa và dịch vụ. Nhưng việc in thêm tiền không sản xuất ra thêm hàng hóa và dịch vụ. Nói đơn giản, nó chỉ lan tràn giá trị của hàng hóa và dịch vụ xung quanh số lượng tiền tồn tại trong nền kinh tế. Kết quả là hàng hóa và dịch vụ sẽ tăng giá, vì số lượng tiền trong nền kinh tế tăng, còn số lượng hàng hóa thì không.
2. VN không có cần in thêm tiền vì không có đủ giá trị sử dụng
Thử nghĩ ha: Bạn và 10 người nữa bị lạc trôi dạt vào một đảo hoang trên biển, trên đảo chỉ là bãi cát. Thức ăn, thứ uống không có. Lúc này bạn ước có quả dưa hấu trôi qua hay ước có cục đô la trôi qua => Nhà nước có nên in tiền trong lúc này không?
Trường hợp, trên đảo này có vùng dưa hấu đủ để 11 người này (có bạn trong đó) sống cho đến khi có cứu trợ tìm thấy. Gần đó có 3 người cũng bị kẹt trên một đảo không có gì hết ngoài cái bì tiền, và họ mang tiền sang mua dưa hấu nơi bạn, vậy bạn có bán dưa để lấy tiền không.
Như vậy, khi không có giá trị của cải được tạo ra thì đồng tiền có in ra nhiều mấy cũng không có giá trị. Việt Nam mình khép kín đấy, của cải còn không đủ ăn thì lấy đâu mà đưa ra thêm tiền cũng vậy. Không có gì để mua thì tiền nhiều cũng chỉ là đống giấy để chơi thôi.
3. Trong quan hệ tài chính quốc tế:
Có thể bạn nói là mình in nhiều tiền hơn để sang mua hàng từ quốc gia khác, vùng đất khác. Nhưng thử nghĩ xem: Xét 2 quốc gia Việt Nam và Mỹ, tỷ giá hiện tại 20,000 VND/$. Giả sử Việt Nam in thêm rất nhiều tiền, trong khi các yếu tố khác không đổi. Điều này làm cho hàng hóa Việt Nam trở nên rất đắt đỏ. Người dân Việt Nam có nhiều VNĐ sẽ thấy được lợi ích khi mua hàng hóa ở Mỹ do rẻ hơn tương đối (lúc trước mua 1 bánh mì=1$ và bây giờ vẫn vậy), nhưng để mua được hàng Mỹ thì họ phải đổi VND lấy $ => nhu cầu $ tăng, nghĩa là $ sẽ tăng giá. Lúc này giá quy đổi 1$> 20,000VND, có thể là 30,000VND chẳng hạn.
Nói chung là người Việt Nam phát hành thêm tiền không mua hàng Việt được đã đành, mà cũng chả mua được hàng nước ngoài bao nhiu. In cũng tốn kém mà không nhận lại được gì thì bởi vậy mới không in đấy.
4. In tiền nhiều có gây ra VN nghèo hơn
Như ý 1 có đề cập thì việc in tiền nhiều không thông qua cân đối thì sẽ dẫn đến tình trạng lạm phát, đồng tiền mất giá. Khi đó những ai gửi ngân hàng thì phải nhanh chóng rút ra để mua vàng hoặc ngoại tệ nhằm tránh đà lạm phát, họ sẽ mua hàng hóa để dự trữ. Và hệ lụy là
- Thay vì phải bỏ ra 100.000 USD để du học nay bạn phải có tới 200.000 USD mới được đi du học.
- Rồi sự đổi ngôi sẽ xảy ra, người nắm giữ hàng hóa sẽ giàu lên và người nắm tiền sẽ nghèo đi. Điển hình là VN mình san xuất quần áo VNXK nè, người VN thích mà đâu bán đâu. SX xong bán sang các nước với giá 10 đồng, nhưng người VN muốn mua thì phải nhập ngược hàng về và mua lại với giá thấp nhất là 20 đồng. Chưa in tiền mà nó đã nghiêm trọng vậy rồi, in thêm chắc còn mệt mỏi hơn.
Thế là khác nào mình in thêm tiền, tốn kém chi phí để in mà sau cùng làm cho nước mình ngheo hơn trong mắt nước bạn, có đáng không ha
TÓM LẠI: Hãy hình dung,mỗi ngày nền kinh tế chỉ sản xuất ra được 1 cái bánh, trong khi nhà nước in ra lượng tiền quá nhiều. Điều này làm cho cái bánh trở nên đắt đỏ, nói khác hơn những đồng tiền mới sẽ làm mất giá trị những đồng tiền cũ. Bản thân tiền chỉ là một tờ giấy có giá trị quy đổi chứ không có giá trị thật sự như vàng/bạc hay kim cương nên tình trạng mất giá rất dễ xảy ra nếu Ngân hàng Trung ương không tính toán tốt. Ngắn gọn, tăng gấp đôi lượng tiền lưu thông trong khi sức mua giữ nguyên sẽ làm giảm giá trị đồng tiền xuống 1/2. Người dân sẽ mất lòng tin vào đồng tiền.
Ngày nay, với việc phát triển thương mại quốc tế và tài chính quốc tế, việc phát hành tiền nhiều hay ít phụ thuộc vào sức mạnh kinh tế của quốc gia và cách mà chính phủ của quốc gia đó điều khiển nền kinh tế.