Theo nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học thì 2,3 triệu năm sau khi khủng long tuyệt chủng, loài động vật có vú đầu tiên đã xuất hiện. Các nhà khoa học cho rằngmột loài thú có lông, khá dễ thương, đuôi dài và khá giống loài gặm nhấm có thể là một trong nhữngtổ tiên sớm nhất của loài người.
Loài vật này đã xuất hiện trên Trái đất hơn 65 triệu năm trước. Nó có thể là loài động vật có vú, có nhau thai đầu tiên xuất hiện. Nhóm loài này không bao gồm những loài vật đẻ trứng và thú có túi.
Dựa vào những bằng chứng hóa thạch và thông tin gene, các nhà khoa học đã đi tới kết luận có thể loài vật này đã xuất hiện ngay sau khi Trái đất bị một thiên thạch tấn công, khiến loài khủng long tuyệt chủng. Họ cho rằng con cháu của loài này đã tiến hóa thành nhiều nhóm động vật có nhau thai: từ cá voi đến dơi, từ chuột đến con người.
Đồ họa hình ảnh "tổ tiên" của loài người.
Nếu đây là sự thật, các nhàkhoa học có thể sẽ tìm thấy mối liên hệ giữa con người và khủng long, và điều này cũng đồng nghĩa rằng 5,100 loài động vật sinh con có thể có chung một tổ tiên.
Thời điểm xuất hiện của động vật có vú đang là tâm điểm tranh cãi của nhiều nhà khoa học. Người thì cho rằng chúng xuất hiện trước, người thì cho rằng chúng xuất hiện sau thời điểm khủng long bị tuyệt chủng.
Tuy nhiên, bản báo cáo này cũng cho thấy sự diệt vong của khủng long 65,5 triệu năm trước đóng một vai trò quan trọng trong việc sinh sôi và tiến hóa của động vật có vú.