(Dân trí) – Hải quân Trung Quốc sẽ đưa vào trực chiến tàu sân bayđầu tiên của nước này vào đúng ngày quốc khánh 1/10 tới. Ngoài ra, nước này cũng dự định tự đóng thêm 3 tàu sân bay để từngbước hiện thực hóa tham vọng trở thành một cường quốc hải quân.
Với việc đưa tàu sân bay vào sử dụng, Trung Quốc tiến gần hơn tớiviệc thâu tóm quyền khống chế trên Biển Đông.
Hãng thông tấn Nga ITAR-TASS chobiết chiếc tàu sân bay này được tu sửa, nâng cấp trên cơ sở một chiếctàu cũ mua lại của Ukraina năm 1998 và được đặt tên là Thi Lang.
Tuy nhiên, dù đã được nâng cấp rất nhiều nhưng tàu Thi Lang v ẫn chỉ thuộc loại "thường thường bậctrung", vì trên thực tế đây là chiếc hàng không mẫu hạm Varyag từ thời Liên Xô, sau này được Nga bán cho Ukraine và Ukraine bán lạicho Trung Quốc.
Tàu Thi Lang được trang bị chiến đấu cơ J-15 Flying Shark và đã được cho chạy thử nghiệm 9 lần.
Lần ra khơi gần đây nhất là vào ngày 30/7 với hải trình dự kiến kéo dài 25 ngày đêm.
Ngoài việc đưa vào trực chiến con tàu trên, Trung Quốc cũng dự địnhtự đóng thêm ít nhất 3 tàu sân baycùng loại với tàu Đô đốc Kuznetsov của Hải quân Nga nhằm mục đích"bảo vệ lợi ích quốc gia trên biển của Trung Quốc" và hướng tới mụctiêu trở thành “một cường quốc hải quân”.
Các tàu sân bay này sẽ được Trung Quốc khởi công trong năm nay và được biên chế vào Hạm đội Hải Nam quản lý Biển Đông, chia thànhhai đội tàu chiến. Một đội sẽ làm nhiệm vụ tuần tra-tác chiến, đội còn lại tham gia hỗ trợ và đảm nhiệm công tác huấn luyện.
Các chuyên gia cảnh báo đội tàu sân bay của Trung Quốc sẽ trở thành mối đe dọa ở khu vực sau 10-20 năm nữa. Tuy nhiên, mức độđe dọa thực sự nguy hiểm đến cỡ nào còn phải chờ vào "đẳng cấp" của những tàu đóng mới