Tấm hình từng khiến người xem rợn người khi Péter Guzli bình thản chụp ảnh trên tòa tháp đôi ở Mỹ ngày 11/9/2001 mà không hề biết cái chết đang cận kề. Thực ra, du khách người Hungary này chụp từ năm 1997 và ghép hình máy bay rồi gửi cho bạn bè nhưng "sản phẩm" này đã được lan truyền khắp thế giới
Bức ảnh của Adnan Hajj đăng trên Reuters cho thấy khói đen bốc lên từ các tòa nhà ở thủ đô Libăng sau cuộc không kích của Israel giữa năm 2006. Reuters sau đó đã xóa hình này khi nhiều người phát hiện các lớp ảnh được thêm vào để làm khói đen và dày hơn.
Brian Walski, nhiếp ảnh gia của báo Los Angeles Times (Mỹ) bị sa thải sau khi bị phát hiện ghép hai bức ảnh vào làm một để tăng tính gay cấn
Thượng nghị sĩ John Kerry cùng diễn viên Jane Fonda cùng đứng trên sân khấu trong cuộc trò chuyện với cựu binh từng tham chiến ở Việt Nam. Nhưng bức ảnh Kerry được chụp từ tháng 6/1971 còn Fonda là chụp vào tháng 8/1972
Bức ảnh xuất hiện trên nhiều trang chủ của các báo Los Angeles Times, Financial Times, Chicago Tribune... về cuộc thử nghiệm phóng tên lửa ở Iran vào tháng 7/2008. Tuy nhiên, trong ảnh gốc, chỉ có 3 tên lửa được phóng lên
Cơ thể của nữ hoàng truyền hình Mỹ Oprah Winfrey trên bìa tạp chí TV Guide được "mượn" từ diễn viên Ann-Margret
Bức ảnh nổi tiếng năm 2001 với lời chú thích cá mập tấn công thủy thủ Hải quân Anh. Đây là sản phẩm lắp ghép từ ảnh diễn tập của Không quân Mỹ ở San Francisco và cá mập lao lên khỏi mặt nước ở Nam Phi
Trước khi phần mềm Photoshop ra đời, nhiều ảnh giả mạo đã xuất hiện. Một trong những bức ảnh nổi tiếng nhất là quái vật hồ Loch Ness năm 1933
Còn đây là một trong những bức ảnh giả lâu đời nhất. Elsie Wright, 16 tuổi và Frances Griffiths, 10 tuổi, khẳng định đã chụp được các nàng tiên ở Bradford (Anh) năm 1917 và thừa nhận đã làm giả vào năm 1981