Lúc đến gần, trong bóng tối mờ mờ, cậu em thấyvết chémsâu trên mặt, làm cái đầu hơi tách ra, kinh hoàng nhận ra thằng Bột! Thằng Bột nhìn cậu 1 lúc, rồichẳng hiểu sao cất tiếng nói"Nhà mày có 2 ác linh" Cái vết chém dao trên đầu cứ kêu tong tỏng. "Có con chó thành tinh ngoài vườn, nó muốn giết mẹ con nhà mày"
"Đừng chôn nữa, cầm lên màyểm"
Rồi nó biến vụt đi mất. Lúc đấy mọi ngườimới ập vào.
Từ hồi bà đem cái ngón tay đi, tiếng lục đục cũng hết, nhưng cũng chẳng có ai dám mò lên nữa.
Chỉ còn cái ác linh thứ 2...
Câu chuyện thứ 17: CÁI GIẾNG
Hầu như làng quê nào ở miền Bắc cũng có một con sông của riêng mình. Cũng như vậy,dân làng Bắc Biên trăm đời nay sống chung vớinhững đợt nước lên xuống đều đặn của sông Hồng. Consông chở cho làng em nguồnsống, và cả những xác người chết trôitrương phềnh mỗi đợt lũ về. Cái khúc sông đấy, ngay bản thân nó cũng chứa đựng những thứ kỳ dị. Dù những con nước đấy có cướp đi bao mạng người làng em, nhưng họcũng không hề vì thế mà oán trách, chỉ cố tránh xa nước sông vào những giờ nhất định trong ngày...
Như mọi vùng quê khác, nhànào cũng có một cái giếng; phần vì để lấy nước cho tiện, phần cũng hạn chế ra sông vào những giờ bất khảkháng. Cái sản nghiệp bên ngoại em là do cụ xây. Cụ emlàm cho chế độ cũ, nên cũngvì thế nhà xây theo kiểu phương tây. Cụbảo ăn nướcgiếng không sạch, bảo người xây một cái bể nước mưa to đùng trong vườn.
Năm ông ngoại lấy bà em, nhờ bạn bè trong làng cùng đào cái giếng. Cái giếng ở mảnh sân nhỏ dưới chân cầuthang nhàcậu D., cạnh cái chuồng chó, đối diện cửa ra vườn sau. Chẳng biết ông đào thế nào mà quanh năm, dù nước lên hay xuống, mưato hay hạnhán thì mực nướctrong giếng vẫn không thay đổi. Cứ lưng lửng ở giữa, chẳng đầy hơn mà cũng chẳng vơi đi bao giờ. Nước trong giếng cũng lạ, lấy nước ở sông mà múc lên gầunào gầu nấytrong vắt, chẳng có tí gợn đỏ phù sa. Cả nhà lấy thế làm mừng lắm, chỉ có ông ngoại em thỉnh thoảng nén tiếng thở dài, và chẳng tỏ ra vui thú gì cả.
Người chết luôn sống chung với người sống. Họ đi cùng, ngồi cùng, đôi khi là nhìn chằm chằm vào người sống gây ra cảm giác rùng mình hay đột nhiên nổi da gà. Bà em bảo, những nơi thê thảm,chứa đựng ít linh khí của đấttrời thường là nơi hồn ma bóng quế tụ tập. Đối với làng em, chỗ đấy không phảibãi tha ma, mà là đoạn bờ sông nơi chôn những cái xácthối rữa trôi về làng mỗi đợt nước lên.
"Đất có Thổ công, sông có Hà bá" . Khu đất nào cũng cóthần linh trấn yểm, và cả vía của những người sống trên đó nữa.
Ông em đào xong cái giếng trong vườn được 5 năm, năm 62 bà ngoại em sinh cậuC, trong làng có đứa chết đuối. Hồi đấyvườn rộng, trồng nhiều cây trái, lại rào thưa nên trẻ con hay sang nhà ông bà embẻ trộm chuối, khế hay chơi trốn tìm ngoài bờ tre. Thằng bé cùng làng mò vào trốn, giữa trưa nắng, chẳng hiểu đi đứng thế nào mà lộn cổ xuống giếng nhà em. Đến tối mẹ nóđi tìm, khóc lóc thảm thiết, cảlàng đổ ra sông mò. Mò đến trưa hôm sau vẫn không thấy... Lúc này mới vào nhàem múc nước rửa chân, cái gầu rơi xuống đập cộp vào đầu thằng bé. Xác nó vớt lên, làng giữ chặt không cho mẹ nó vào gần. Đấy là thôngtục của dân chài lưới. Phàm người chết đường chết chợ, đặc biệt là chết trôi sông, thìphải táng ở ngoài đường, cấm không cho mẹ đến gần. Giữ được một lúc thì bà mẹ nó vùng ra được, chạy lại ôm xác con. Bất chợt thằng bé co giật mạnh, từ các lỗ trên mặt nó, miệng, tai, mũi, và 2 hốc mắt, máu tươi chảyra thành dòng, hòa với nướcrơi lại vào giếng nhà em tong tỏng...
Táng xong thằng bé đấy, trẻ con cũng chẳngmò sang vườn nhà ông bà ngoại em chơi nữa. Và cũng từ đấy sinh lắm chuyện quái dị.Đợt đấy nhà chẳng dám dùng nước giếng nữa, chuyển sang dùngnước mưa ở cái bể to. Cái bể to nằm ở gần sân sau nhà cậu D bây giờ, muốn ra phải đi qua cái giếng. Bà em bảo, vào những đêm sáng trăng, chỗ cái giếng haycó tiếng trẻ con than khóc, rồi tiếng kêu cứu thất thanh. Thế nhưng chẳng ai dám ra xem thế nàocả... 3 tháng sau, ông em nhờ thầy trong làng đến cúng, cúng 3 hôm liền, từ đấy cái giếng không còn tiếng ai oán nữa. Ông em đem miếng gỗ to mà đậy lại.
Bẵng đi một thời gian, con cháu chẳng đểý, ông bà cũng chẳng nhắc, chẳng hiểuai bỏ cái nắp ra, cả nhà lại múc nước dùng bình thường.
Năm 2004, cái giếng đột nhiên trào nước xối xả, nước phù sa đỏ lòm như máu, loang khắp sân. Đến ngày hôm sau thì hết, nhưngmực nước cứ giữ xâm xấp ởmiệng, dù trời nắng to...