Viện côn trùng Quy Nhơn khôngxác định được sinh vật lạ
Kết quả kiểm nghiệm không rõ, Viện sốt rét ký sinh trùng - côn trùng Quy Nhơn đã "cầu cứu" Viện Tài nguyên sinh thái Hà Nội - đơn vị chuyên nghiên cứu về sinh vật lạ.
Chiều 19/1, ông Lê Ngọc Linh, Viện phó Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn (Bộ Y tế, đóng tạiTP Quy Nhơn, Bình Định), cho biết: Kết quả kiểm nghiệm mẫu “sinh vật lạ” doTrung tâm Y tế dự phòng tỉnh Phú Yên gửi đến khôngthuộc loài côn trùng hay ký sinh trùng.
Chưa rõ loài nào
“Viện chúng tôi chuyên nghiên cứu về côn trùng, kýsinh trùng nhưng chưa bao giờ gặp loài sinh vật này vì nó không thuộc các loài côn trùng, ký sinh trùng nào hết. Đối chiếu trong các sách nghiên cứu, chúng tôi cũng không thấy loài sinh vật này. Trong thực tế, chúng tôi cũng chưa bao giờgặp một sinh vật nào giống như mẫu sinh vật này, nó khá lạ. Chiều 19/1, Viện đã gửi mẫu “sinh vật lạ” trên đến Viện Tài nguyên sinh thái Hà Nội - đơn vị chuyên nghiên cứu về sinh vật lạ - để tiếp tục kiểm nghiệm, xác định loài gì” - ông Linh nói.
Như chúng tôi đã thông tin, chị Ngô Thị Kim Oanh ở thônQuang Hưng, xã Hòa Quang Nam, huyện Phú Hòa, Phú Yên, ngâm bộ quần áo may sẵn mua tại chợ Hạnh Lâm, xã Hòa Quang Bắc thì xuất hiện hàng trăm con sinh vật lạ nhỏ như lăng quăng nổi lên mặt nước. Ngay sau đó, những sinh vật này nhanh chóng lớn lên, rồi sinh sôi nảy nở ra hàng ngàn con khác. Những sinh vật này có bán kính như cây tăm, dài 1-1,5 cm, một số con to bằng đầu đũa và tiếp tục đẻ trứng. Gia đình chị Oanh dùng dầu lửa, vôi bột, muối,các loại thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ để diệt nhưng những sinh vật này vẫn không chết, thậm chí tiếp tục sinh sôi.
Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Phú Yên xác định bộ quần áo trên có xuất xứ từTrung Quốc.
Mẫu những con “sinh vật lạ” xuất hiện từ bộ quần áo do Trung tâm Y tế huyện Phú Hòa (Phú Yên) lấy tại nhà chị Ngô Thị KimOanh.
Không loại trừ bị đột biến
Với những thông tin báo chímô tả về “sinh vật lạ” ở Phú Yên, kỹ sư Lê Đình Dũng, khoa Côn trùng - Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM, băn khoăn: “Tôi chưa gặp trường hợp giống như vậy bao giờ. Phải chăngmọi người đã phóng đại sự việc? Trong mấy chục năm làm chuyên môn, tôi chưa gặp sinh vật nào giống như vậy”.
Theo ông Dũng, báo chí thông tin là lần đầu tiên địa phương nói không biết đó làcon gì, lần thứ hai nói là congiòi (ấu trùng). Nhưng môi trường như cái áo làm sao con giòi phát triển được vì nhiệt độ cao, không có dinh dưỡng. Giòi chỉ phát triển ở các bãi rác, bải phân… nơi có nhiều chất hữu cơ.
Rồi đến thông tin nghi là bọ chét chó, mèo nhưng cái nàynghe cũng vô lý vì bọ chét nhìn là nhận ra ngay, nó nhảy rất dữ chứ không phảibò lúc nhúc, trứng của nó hầu như bất động. Hơn nữacon bọ chét không thể sinh sôi phát triển trong nước mà nó ký sinh trên động vật.
Báo chí cũng thông tin là sinh vật này sinh sôi trong nước, tự đứt khúc sinh ra từ từ. Nếu đúng như mô tả thì chỉ có con sán xơ mít, heo, bò, chó… mới đứt từng khúc như vậy nhưng nhữngloài này không phải là côn trùng. Mà con sán thì phải sinh sôi trong môi trường ruột người, heo, chó…
"Nếu có mẫu tôi sẽ định loạinhanh là loài nào, giống nào, ngành nào, bộ nào, trừtrường hợp nó bị đột biến. Cũng có khả năng những người bán hàng gây mất uy tín lẫn nhau” - ông Dũng nói.
Theo kỹ sư Lê Đình Dũng, mấy năm trước có người nhập khẩu một loài ấu trùnglạ từ Ukraine về làm thức ăncho cá cảnh. Ông đã phân loài, xác định đây là ấu trùng ruồi Nhuế chứ không phải ấu trùng muỗi như họ khai. Sau đó loài này bị cấm nhập khẩu. Nếu để con này trưởng thành thì Việt Nam sẽ có một loài ruồi mới.
Theo Pháp Luật TP.HCM