Bang hộiTiền mặt: 0 Xu Trò chơiHộp quà giáng sinhThứ Năm, 19:42:24 - 26/12/2024
Tất cả tin tức, báo chí trong nước

Các điều hành viên: Admin, Mod, SMod

Mẹ hiền và những đứa con.

Mẹ hiền và những đứa con.

#1 » Gửi bài gửi bởi craziewindie » 15/03/2013 22:58 » @188924

Tại đây cái chốt bảo vệ diện tích chừng vài mét vuông nhưng có khoảng 20 đứa trẻ ở độ tuổi từ 6 đến 17 tuổi trong khu phố 6 đang được chị Hà dạy về luật giao thông đường bộ.

Cả lớp nhanh nhẹn chào chúng tôi. Đứa nào cũng tỏ ra hứng khởi vì có có khách đến thăm. Một cậu bé nhanh nhẹn khoe “Nhờ mẹ Hà mà con hiểu thêm luật giao thông. Hàng ngày con đi nhiều trên đường nhưng hỏi đến luật thì con chịu. Chưa kể, con còn biết thêm tiếng Anh nữa. Chú nhìn trên tường kìa, giấy khen tặng chúng con nhiều không?”.
Một cô bé khác nhanh mồm nhanh miệng cười tươi: “Con rất thích hát. Nhờ mẹ Hà con được đi thi hát, biểu diễn trên sân khấu, giao lưu với bạn bè và đạt giải cao. Từ trước đến giờ con chỉ hạnh phúc nhất khi được sống cạnh mẹ Hà”…

Mẹ hiền và những đứa con.

Chị Hà bên những đứa con của mình

Hầu hết những đứa học trò của chị Hà chỉ học chưa đầy cấp 1 và chúng đều có chung hoàn cảnh, gia đình nghèo khó, cha mẹ bỏ nhau, dính ma túy hoặc đã mất vì HIV. Khi chưa đến với lớp học, chúng nghịch những chiêu trò của con nit không biết trời đất là gì, như:
Múc nước vào bịch ni-lông, lên cầu Nguyễn Văn Cừ thả xuống trêu đùa, làm ướt đầu người đi đường; bấm chuông cổng quấy rối các hộ dân, đá bóng làm vỡ kính nhà... Chưa kể, 11, 12 giờ đêm, 1 giờ sáng, chúng vẫn đi lang thang ngoài đường.
Chính vì xót thương hoàn cảnh của những đứa trẻ cơ nhỡ, nên năm 2009, chị Hà quyết định mở lớp học. Tập hợp những đứa trẻ có hoàn cảnh khó khăn, không có điều kiện đến trường, thường xuyên lêu lổng để dạy học cho chúng.
Bài dạy đơn giản chỉ là dạy các em đọc, luyện chữ, học các phép tính cơ bản, học từ tiếng Anh thường dùng hàng ngày, học 5 điều Bác Hồ dạy, học quy tắc giao thông đi sao cho đúng và cả học về lẽ sống ở đời…
Song hiệu quả thật đáng ngờ, các em rất nghe lời chị Hà, học rất chăm ngoan và rất khá. Thành tích ấy còn thể hiện trong những lần tạo điều kiện cho các em tham gia thi kể chuyện Bác Hồ – Người cho em tất cả”; vở sạch chữ đẹp, đá bóng giao lưu, thi hành trình khám phá bản thân… đều được giải cao.
Để giúp các em được trang bị thêm những kỹ năng sống, chị còn tập cho chính bản thân chúng làm bảo vệ. Lớp học được đặt tên là đội Kim Đồng. Đội Kim Đồng sẽ được chia thành các đtổ nhóm nhỏ khác như: dế mèn, dế lửa, dế than, dế cơm….
Mỗi tổ như thế có một tổ trưởng quản lý nhân lực. Giữa các đội luôn phấn đấu đạt thành tích bằng cách báo cáo những tệ nạn, phức tạp xảy ra trong khu phố do chúng tuần tra cho chị biết.
Phần thưởng là những lần được mượn sách, mượn truyện tranh ở lớp học về nhà đọc. Cứ như thế, chị Hà cũng có được 1 lực lượng bảo vệ nhí trong tay.
Nhớ lại chuyện ngày đầu mở lớp học, chị không dấu được cảm xúc “Thấy tôi dọn dẹp chốt bảo vệ làm phòng dạy học, hàng xóm nói, bà làm công việc bảo vệ chưa xong, làm sao mà dạy học được cho chúng? Mà dạy ai chứ dạy mấy đứa trẻ trong xóm này thì như múc nước bỏ biển. Nghe điều đó mình cũng thật buồn”.
Thế nhưng không vì thế mà chị bỏ cuộc. Chị vẫn làm, học trò của chị đến lớp học này mỗi lúc mỗi đông. Theo chị, thật ra những đứa trẻ này vì quá thiếu thốn sự quan tâm, thương yêu từ cha mẹ.
Vì cuộc sống khó khăn, chúng phải bươn chải, đôi khi cả sự dèm pha của những người ngoài bởi các tội nghèo nên chúng mới sinh ra quậy phá. Chỉ cần một chút quan tâm của người xung quanh, đúng lúc đúng chỗ có thể giúp các em ngoan hơn.
Không khó để thấy điều này, so với ngày đầu chỉ 5, 6 em thì nay con số đã hơn 20 em. Trên 4 bức tường chật hẹp, nào giấy khen giấy khen hành trình khám phá bản thân; giải bóng đá thiếu nhi khu phố quận 1; thi kể chuyện Bác Hồ là người cho em tất cả…. treo khắp nơi.
Bạn của người cai nghiện hồi gia
Chị Hà nay đã bước vào tuổi 48, nhưng có vẻ già trước cái tuổi đó. Vết thời gian lao động hằn trên khuôn mặt đầy nếp nhăn, mái tóc đã điểm bạc. Chị kể, chị vốn là con gái Đà Lạt. Năm 1985, theo chồng xuôi về Sài Gòn lập nghiệp.
Chồng làm công nhân xí nghiệp, còn chị bám trụ nghề buôn bán rau củ quả. Sau vài năm an cư lập nghiệp, chịu khó làm ăn, chắt bóp tiết kiệm, kinh tế gia đình dần từng bước khá lên, hạnh phúc hơn tổ ấm chị có thêm 2 cô con gái nên gia đình luôn tràn ngập tiếng cười trẻ thơ.
Nhưng số phận không bằng phẳng với chị, con gái thứ 2 mới chào đời được 4 tháng, chồng chị bị tai biến. 15 năm sau chồng mất, đến nay cũng đã được 5 năm. Quãng thời gian đó, vừa phải bươn chải nuôi con, lại phải kiếm tiền chữa bệnh nuôi chồng, đôi vai gầy của chị có lúc tường như sụp đổ.
Thế nhưng “Nếu như mình bỏ cuộc thì ai nuôi con, ai chăm chồng. Hai đứa con sẽ như thế nào khi chúng đang tuổi ăn tuổi lớn”, nghĩ bấy nhiêu thôi, chị không cho phép mình buông xuôi mà phải cố gắng vươn lên.
Thương mẹ, hai con gái chị chịu khó học hành. Chẳng phụ công lao, con gái đầu Trần Thị Mỹ Phượng đang là sinh viên trường đại học Dân Lập Văn Lang, bí thư đoàn khu phố 6, con gái thứ hai Trần Thị Diễm Hằng vừa hoàn tất kỳ thi đại học. Cả hai chị em luôn là học sinh, sinh viên giỏi của trường.
Có lẽ hoàn cảnh tái sinh con người, quen với cuộc sống không mấy nhàn nhã nhiều năm, năm 2009 chị quyết định lựa chọn xin làm bảo vệ. Phần là có công việc ổn định, phần vì vùng đất, cuộc sống con người nơi đây không còn xa lạ.
Ngày mới vào nghề, mấy chị em trong khu phố từng ngăn chị và cho rằng phường Cầu Kho, chợ Nancy… nổi tiếng mất trật tự, nghiện ngập nhiều. Những việc làm của người tốt, đôi khi không mang lại lợi ích, ngược lại gây ảnh hưởng cho người khác, nên đừng dại mà tham gia.
Chẳng sai, có lần nghe người báo, đầu chợ Nancy có đối tượng tiêm chích, thấy vậy chị nhanh chân. Vừa đến nơi, chúng liền lấy kim tiêm đe dọa. Hết sức bình tĩnh, dùng bản lĩnh, chị lấy gậy đánh rơi kim tiêm.
Chúng hoảng mà bỏ chạy. Chưa kể, có lần vì can ngăn giữa các nhóm làm ăn, buôn bán trong khu phố, người được lòng thì không sao, kẻ mất lòng quay lại hăm đe chị: “Liệu có ngày…”.
Có lẽ từ ngày vào nghề, chị gặp không biết bao đối tượng liều lĩnh, song chị cho biết: “Làm công việc này phải chấp nhận nguy hiểm. Tùy cơ ứng biến. Những lúc gặp đối tượng nghi ngờ có biểu hiện đang dùng thuốc, làm việc “đen”, mình phải can đảm, mạnh tay, chứ thấy mình sợ chúng lấn tới. Ngược lại, gặp những đối tượng khác, mình cũng nên tìm hiểu vấn đề mà giải quyết”.
Thật ra đối tượng thứ hai mà chị muốn nói đến là người cai nghiện hồi gia. Họ luôn được chị nới rộng vòng tay, dù bất cứ lúc nào. Sự quan tâm của chị đó là lời động viên, thăm hỏi, giúp đỡ công ăn việc làm.
Theo chị, để có ngày trở về sau cai là cả một quá trình gian khổ; nếu mình xua đuổi họ, không tiếp nhận họ dễ dàng “ngựa quen đường cũ”. Lúc này thì tình hình càng phức tạp hơn.
Anh Tô Thanh Long (người dân khu phố 6), về với xã hội sau nhiều lần cai thứ thuốc tâm sự: “Thú thật trở về sau cai, tôi rơi vào tâm trạng bơ vơ. Hàng xóm láng giềng xa lánh, đề phòng. Đi ra đường lúc nào cũng gặp ánh mắt dè bỉu.
Không biết làm gì để hòa nhập, làm gì để sống; đôi khi muốn quyết tâm nhưng chỉ đứng trước khó khăn này lại có thể gục ngã. Gặp chị Hà, được chị động viên tôi nhiều về tinh thần, bất cứ lúc nào có thể lắng nghe tâm sự.
May mắn này không riêng với tôi, tất cả người sau cai trong khu phố đều được chị hết sức quan tâm. Điều này là động lực mạnh mẽ để tôi cũng như những người khác vượt lên. Thật cảm ơn chị”.
Đến nay, gần chục năm trở về sau cai, anh Long đã tu chí làm ăn, có công việc làm, thu nhập ổn định. Ngoài ra, anh còn là thành viên tích cực trong nhóm đồng đẳng, tham gia tuyên truyền phòng chống ma túy, đẩy lùi lây nhiễm HIV.
Những người khác, có người nay nên vợ nên chồng, con cái có, nhà cửa có, công việc có. Bằng mọi giá, chị phải kéo họ về với xã hội.
Bà Thanh Hoa, người dân bán hoa quả, trái cây khu vực cho biết: “Mấy ai được như bà Hà. Trong ban bảo vệ khu phố, thành viên tổ cán sự Cầu Kho chỉ có mỗi bà Hà là phụ nữ, ấy vậy từ ngày có bà Hà, bớt nhiều trộm cắp, an ninh ổn định, trẻ con trong khu phố chúng đã ngoan hơn rất nhiều, buổi khuya người dân đi về cũng đỡ sợ.
Các nhà báo thấy đấy, hơn 130 con hẻm, hầu hết đều ngoằn ngoèo, nhỏ hẹp, không có đèn là địa điểm thuận tiện để nhiều đối tượng hút chích, hoạt động xấu. Nhưng nhờ bà Hà tuần tra kỹ lưỡng, những đối tượng nghiện chích hay buôn bán cũng không dám hoạt động nhiều, thường xuyên”.
Có bà Hà khu phố 6, phường Cầu Kho – vốn là điểm tệ nạn, mất an ninh trật tự từ trước, giờ đã yên bình.
P/s: Hãy cùng http://www.alpenliebe.vn/ thiết kế những tấm thiệp thật đẹp thật ý nghĩa để gửi đến người phụ nữ quan trọng nhất đời bạn. Người đã diều dắt và luôn trông theo từng bước đi của bạn trong suotts quãng đường đời.
Mẹ hiền và những đứa con.
craziewindie
Hình đại diện của thành viên
Rank: ☀️1/30☀️
Cấp độ:
Tu luyện:
Like:
Online:
Bang hội: ?????
Xếp hạng Bang hội: ⚡??/??⚡
Level:
Chủ đề đã tạo: 🩸4/4141🩸
Tiền mặt:
Nhóm:
Danh hiệu: ?????
Giới tính:
Ngày tham gia:
(Google Chrome 25.0.136)

Re: Mẹ hiền và những đứa con.

#2 » Gửi bài gửi bởi thienbkv2 » 16/03/2013 06:09 » @188965

Hok hiểu! Ai gthich xem.
[download=purple] ®K.A.I.S.E.R®[/download]
[download=blue] 1998 GROUPs
LEGEND
[/download]

Những người đã like thienbkv2 bởi bài viết có ích này:
electrician
thienbkv2
Hình đại diện của thành viên
Rank: ☀️10/30☀️
Cấp độ:
Tu luyện:
Like:
Online:
Bang hội: ?????
Xếp hạng Bang hội: ⚡??/??⚡
Level:
Chủ đề đã tạo: 🩸86/4141🩸
Tiền mặt:
Nhóm:
Danh hiệu: ⚝Huyền Âm Trảm⚝
Giới tính:
Ngày tham gia:
Đến từ:
(Opera Mini mini;)



Quay về Tin trong nước

 


  • Chủ đề tương tự
    Trả lời
    Xem
    Bài viết mới nhất