Thứ Tư, ngày 01/05/2013, 09:04
Chỉ nhận 3 triệu đồng/tháng cho vị trí phó giám đốc của Quốc Cường Gia Lai nhưng Cường đô la vẫn khiến nhiều sếp ‘thèm’ vì mức lương này.
Sếp ‘thèm’ lương 3 triệu
Năm ngoái, dư luận vô cùng xôn xao trước thông tin Nguyễn Quốc Cường (Cường đô la), Phó giám đốc của Quốc Cường Gia Lai (QCG), một doanh nghiệp bạc tỷ nhưng chỉ nhận lương 3 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, trên thực tế, do kinh tế khó khăn, nhiều sếp lớn cũng chỉ nhận mức lương này hoặc thấp hơn.
Mới đây nhất là trường hợp bà Đặng Thị Hoàng Yến, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo (ITA) “khai” tự nguyện không nhận lương do công ty còn nhiều khó khăn, thị giácổ phiếu ITA xuống thấp hơn mệnh giá.
Trước đó, người ta cũng chứng kiến “thảm cảnh” các sếp lớn của công ty cổ phần Chứng khoánSacombank (SBS) nhận lương không đồng trong 6 tháng cuối năm 2012. 6 tháng đầu năm, Hội đồng quản trị và ban kiểm soátcủa SBS từng nhận thù lao khá khủng 1,2 tỷ đồng.
Và tình trạng không lương của các sếp bự SBS không biết sẽ còn kéo dài bao lâu khi mà năm 2013, SBS được nhận định sẽ tiếp tục đối mặtnhiều khó khăn.
Năm 2011, Công ty cổ phần dịch vụôtô Hàng Xanh (HAXACO) - đơn vị niêm yết trên sàn chứng khoán Tp.HCM với mã chứng khoán HAX đã chi trả thù lao cho lãnh đạo tương đối thấp. Cụ thể, Trưởng Ban kiểm soát sẽ được hưởng mứclương là 5 triệu đồng/tháng; Thành viên Ban kiểm soát là 3,5 triệu đồng/tháng.
Đây được xem là mức lương khá thấp nhưng vẫn còn cao hơn so với thù lao năm 2012. Trước khi mùa kinh doanh bắt đầu, ban lãnh đạo đã hứa trước Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị sẽ không nhận thù lao trong năm 2012 cho đến khi Công ty có lợi nhuận.
Dù chưa có con số chính thức về lương thưởng của lãnh đạo HAX năm 2012 nhưng có thể thấy nguycơ lãnh đạo không nhận lương là rất cao vì công ty đã có năm thứ hai liên tiếp không có lợi nhuận.
May mắn nhận được mức lương khả dĩ hơn các vị sếp kể trên là lãnh đạo của Công ty chứng khoán Âu Việt (AVS). Mặc dù tuyên bố giải thể từ lâu vì làm ăn thua lỗ nhưng cho tới nay vẫn chưa hoàn thành các thủ tục cuối cùng vì nhiều vướng mắc.
Vì chưa giải thể được nên dù vắng bóng nhân viên, ban bệ của AVS vẫn khá đầy đủ. Tuy nhiên AVS cho biết sẽ cắt giảm chi phí, giảm bớt nhân sự trong Ban điều hành. Trước khi cắt giảm nhân sự, AVS đã cắt giảm chi phí, trong đó có lương.
Để tiết kiệm tối đa chi phí trong quá trình bàn chuyện giải thể, lãnhđạo AVS xin cổ đông duyệt mức thù lao tượng trưng 3 triệu đồng một tháng cho mỗi thành viên Hội đồng quản trị trong năm 2012.
Lương siêu thấp vì công ty siêu lỗ
Có thể thấy, trong các công ty kể trên, bên cạnh ITA, một đơn vị gặp rất nhiều khó khăn, những trường hợp còn lại đều rơi vào tình trạng lỗ khủng liên miên.
Theo báo cáo thường niên năm 2012 của SBS, kết thúc năm tài chính 2012, công ty ghi nhận mức lỗ hơn 135 tỷ đồng, lũy kế lỗ 1.767,7 tỷ đồng. Bên cạnh đó, tài sản của SBS cũng giảm gần 1.450 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu của SBS hiện âm 251 tỷ đồng.
Sau nhiều năm liên tiếp lỗ khủng, SBS đã phải thu hẹp hoạt động, cắtgiảm nhân sự. SBS là một trong cáccông ty để lại nhiều “dấu ấn” nhất khi cho hàng loạt nhân sự nghỉ việc chỉ trong vài tháng. Thậm chí sếp của SBS còn viết “tâm thư” gửi tới các “cựu nhân viên”.
Không chịu khoản lỗ khủng như SBS nhưng AVS chấp nhận rời thị trường vì không chịu nổi nhiều quý lỗ liên tiếp.
AVS thành lập từ năm 2007 với vốnđiều lệ 360 tỷ đồng, có 36 triệu cổ phiếu lưu hành. Từ ngày 19/3, cổ phiếu AVS bị đưa vào diện kiểm soát trên HNX do lợi nhuận sau thuế âm liên tiếp trong hai năm 2011 và 2012, lần lượt là 40,57 tỷ đồng và 10,56 tỷ đồng.
HAX cũng đã rơi vào tình trạng tạmngừng giao dịch từ 4/4 do lỗ hai năm liên tiếp. Nếu năm 2011, HAX “chỉ” lỗ 11 tỷ đồng thì năm 2012, khoản lỗ tăng lên gấp đôi là 22,5 tỷđồng.
Không bết bát như SBS hay AVS, QCG và ITA cũng gặp nhiều khó khăn dù đã có lãi vì khoản lãi 33 tỷ đồng của ITA không thấm vào đâu so với vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp lớn này. Trong khi đó, quý I/2013, QCG cũng chỉ ghi nhận khoản lãi rất khiêm tốn 1 tỷ đồng.