ID Topic: 17038 • Có 1,238 lượt xem
Những ngày thứ bảy, vào khoảng ba giờ chiều mấy vùng kế cận cửa ô Bécxi thường bị tắc nghẽn. Trên lề đường, dưới ánh trăng tháng sáu đẹp trời, xe cộ xếp hàng tự nối đuôi nhau: xe bò chất đầy thùng phuy, xe ngắn chở than và vật liệu, xe nhỏ chở cỏ khô. Những chiếc xe ấy đợi sở Thuế khám xét và nôn nóng được vào Pari trong đêm, trước ngày chủ nhật.
Về phía khá xa cửa chắn, giữa các cỗ xe có một chiếc hình dáng dị kỳ, vừa thảm hại lại vừa buồn cười. Cái cỗ xe ấy có vẻ như là xe lưu động ở các chợ phiên nhưng còn đơn giản hơn nhiều! Nó chỉ là một cái sườn nhẹ, căng một tấm vải thô với cái mái bằng bìa cứng, quệt hắc ín. Cỗ xe nằm trên bốn bánh thấp trệt.
Có lẽ trước kia, tấm vải ấy màu da trời. Bây giờ nó bạc phếch và bẩn thỉu, nên người ta chỉ còn biết phỏng đoán màu sắc của nó! Cũng như người ta đành phải ước đoán, nếu như muốn biết những dòng chữ đã mờ nhạt, che kín bốn thành xe. Có mặt chỉ còn mấy chữ đầu, nhưng người ta vẫn đoán là chữ Hy Lạp. Liền bên dưới là chữ Đức. Và cuối cùng, còn tươi nét mực là chữ Pháp: Chụp ảnh. Có lẽ đó là nội dung những dòng chữ trên. Như một tờ giấy đi đường, những xứ sở mà chiếc xe khốn khổ đã lăn qua, trước khi vào nước Pháp, và đến cửa ô Paris, đã được ghi rõ trên đó.
Con lừa thắng vào cỗ xe ấy, có thể nào đến đây, từ những nơi xa xôi như vậy nhỉ?
Thoạt nhìn qua, người ta không tin vì nó quá gầy, chỉ còn da bọc xương, và kiệt sức. Khi nhìn kỹ, người ta nghĩ tình trạng kiệt quệ ấy chỉ là kết quả của những nỗi mệt nhọc kéo dài trong đói khổ. Con lừa ấy ăn không đủ no, mà lại phải đi quá xa!
Thật ra, trước kia con vật ấy khỏe, khá to con, thon thả, cao hơn giống lừa châu Âu. Nó có bộ lông màu xám tro với cái bụng màu sáng hơn, mặc dù bám đầy bụi đường. Nhiều vệt đen kẻ ngang, dọc, in dấu trên mấy cái đùi thon thả, với những bàn chân có sọc. Dẫu mệt mỏi, nó vẫn gan góc, và kiêu hãnh, ngẩng cao đầu. Bộ yên của nó, cũng tồi tàn như cỗ xe, chắp nối bằng mấy sợi dây to, nhỏ, đủ màu sắc, nhặt được tình cờ. Để che nắng và chắn ruồi cho lừa, trên đường đi, người ta chặt những cành đơm hoa, những cây lau sậy, phủ lên lưng nó, che luôn cả bộ yên.
Một em bé mười một, mười hai tuổi, ngồi trên lề đường, trông chừng nó.
Em gái ấy là một mẫu người kỳ lạ! Có nét thiếu hài hòa nhưng không có gì là thô bạo trong mẫu người lai giống này. Mái tóc nhạt và màu da hổ phách thật khá bất ngờ. Ngược lại, khuôn mặt có dáng nhẹ nhõm, dịu dàng nổi bật vì đôi mắt dài, đen, láu lỉnh và nghiêm trang. Cái miệng cũng vậy, trông thật đoan trang, nghiêm chỉnh.
Trong lúc nghỉ ngơi, thân thể em được thoải mái, phơi bày những đường nét vừa dịu dàng và cứng cáp như ở trên khuôn mặt. Đôi vai mềm mại đỏ xuôi trong chiếc vét độn vai cũ kỹ, trước kia có lẽ là màu đen, bây giờ không biết là màu gì. Một chiếc váy rộng tồi tàn, có nhiều miếng vá, che cặp đùi chắc khỏe. Bộ cánh nghèo nàn ấy không làm giảm bớt chút nào cái vẻ tự hào của em bé.
Trông giữ con lừa cũng chẳng khó khăn gì. Nhưng vì con vật đang đứng sau một chiếc xe lớn đang chở cỏ khô, nên thỉnh thoảng nó gặm chơi một miếng cỏ to, rất cẩn thận và kín đáo. Là một con vật rất thông minh, nó hiểu nó đang phạm lỗi.
- Thôi chứ, Palica!
Tức thì con vật cuối đầu, như một người có lỗi, đang ăn năn. Những khi nó vừa nheo mắt, vẫy tai, ăn xong túm cỏ khô, thì nó lại vội vàng gặm một miếng nữa, vì nó đói quá!
Em bé vừa rầy nó, hình như lần thứ tư, thứ năm gì đó, thì trong xe có tiếng gọi:
- Perin!
Em vội vàng đứng lên, vén tấm màn, bước vào trong xe. Ở đây, một phụ nữ đang nằm trên tấm nệm mỏng như dính chặt với tấm ván.
- Mẹ gọi con?
- Palica làm gì vậy?
- Nó ăn cỏ khô, chứa trong chiếc xe đứng trước xe chúng ta.
- Phải ngăn nó!
- Nó đói!
- Đói cũng không được phép lấy của người khác! Con sẽ trả lời thế nào với bác chủ xe, nếu bác nổi giận?
- Con sẽ kèm bên cạnh nó!
- Lát nữa, chúng ta có vào Paris được?
- Phải đợi sở Thuế kiểm tra, mẹ ạ!
- Có phải đợi lâu lắm không?
- Mẹ thấy mệt hơn trước ư?
- Con đừng lo, không có việc gì đâu!
Mẹ ngạt thở vì ẩm ướt! bà mẹ hổn hển, rít lên chứ không phát âm nổi!
Đó là những lời của một bà mẹ muốn làm yên lòng con gái. Sự thật là bà đang ở trong tình trạng đáng thương: thở khó khăn, kệt sức, không còn chút sinh lực nào!
Chưa quá hai sáu, hai bảy tuổi, bà đã suy nhược quá mức! Bà còn giữ lại những đường nét của một vẻ đẹp đoan trang với khuôn mặt trái xoan, đôi mắt dịu dàng thắm thiết, giống hệt đôi mắt cô con gái, nhưng sáng hơn vì đang sốt.
- Con kiếm cái gì cho mẹ nhé! Perin hỏi.
- Cái gì?
- Con mua cho mẹ quả chanh? Ở đây có cửa hàng. Con sẽ trở về ngay!
- Không! Hãy để dành tiền! chúng ta còn quá ít. Con hãy trở lại với Palica, đừng để nó rút trộm cỏ khô nữa.
Perin trở lại, đứng phía đầu con lừa. Vì xe cộ phải di động nên em giữ nó đứng xa chiếc chở cỏ khô, để nó không rút được cỏ.
Lúc đầu, nó không chịu. Nó muốn vươn tới phía trước. Nhưng Perin dỗ nó, vuốt ve, hôn lên mũi nó. Thế là nó thỏa mãn, cụp đôi tai dài xuống và đứng yên.
Không phải trông lừa, Perin có thể nhìn quang cảnh chung quanh để giải trí. Có những con tàu nhỏ và những chiếu tàu kéo qua lại trên sông. Mấy chiếc cần cẩu, vươn cần sắt như lấy bàn tay bốc, dỡ hàng trên các xà lan, đổ đá, cát hay than lên xe goòng, xếp những chiếc thùng dọc lề đường. Sự chuyển động của mấy con tàu, trên những chiếc cần sắt dọc Paris, mà những vòm cầu ngăn cách, không cho ta nhìn thấy thành phố. Chỉ phỏng đoán qua một màn sương mù đậm đen. Cạnh Perin, ngay dưới mắt em, nhân viên sở thuế đang làm việc. Họ thọc những chiếc xăm dài vào các cỗ xe chở rơm. Họ leo lên mấy thùng phuy chất trên xe bò. Họ lấy khoan đâm thủng và hứng tia rượu vọt ra trong một cái tách bằng bạc, nếm vài giọt rượu rồi họ nhổ ngay.
Tất cả những cái ấy đều mới, lạ! Perin chăm chú theo dõi, nên thời gian trôi qua mà em không hay.
Có một thằng bé trạc mười hai tuổi, có vẻ là một chú hề của một đoàn xiếc lưu động, đi các chợ phiên để biểu diễn, có những cỗ xe đang xếp ở phía sau. Chú hề nhỏ đi ngang Perin đã mươi phút rồi mà em không để ý, nên nó phải lên tiếng:
- Xem kìa, con lừa đẹp quá!
Perin không nói gì.
- Con lừa này có phải ở xứ chúng ta không? Nếu thế thì lạ thật?
Perin nhìn nó và thấy nó có vẻ ngoan nết, liền trả lời:
- Nó từ Hy Lạp đến.
- Từ Hy Lạp?
- Chính thế, tên nó là Palica.
- À, ra thế!
Mặc dù nó mĩm cười, như có vẻ thông thạo lắm! Nhưng chắc chắn là nó không hiểu, tại sao một con lừa từ Hy Lạp đến, lại mang cái tên Palica. Nó lại hỏi:
- Hy Lạp chắc xa lắm hả?
- Rất xa.
- Thế thì đằng ấy từ Hy Lạp đến?
- Không, Palica đi từ Hy Lạp đến.
- Đằng ấy có đến dự lễ Thương binh không?
- Không.
- Thế thì đi đâu?
- Đến Paris.
- Đến Paris thì đằng ấy để cỗ xe ở đâu?
- Người ta nói ở Ôxe có những chỗ trống trên đại lộ các thành lũy.
- Đại lộ các thành lũy! Ối trời ơi!
- Không có chỗ để xe sao?
- Nhưng không phải có chỗ để cho đằng ấy! Chỗ thành lũy thì đểu lắm! Trong xe đằng ấy có đàn ông không? Những người lực lưỡng không sợ chơi dao kia? Tôi muốn nói những biết đâm người và chịu cho người ta đâm trả ấy!
- Chúng tôi chỉ có hai mẹ con. Mẹ tôi đang bệnh.
- Đằng ấy quý con lừa lắm nhỉ?
- Đúng thế!
- Thế thì sáng mai, người ta sẽ dắt nó đi mất! Đó mới là bắt đầu thôi, còn đằng ấy sẽ thấy những gì khác nữa, chẳng tốt đẹp gì đâu! Hai Béo báo cho đắng ấy biết vậy đấy!
- Có thật thế không?
- Trời ơi, sao lại không thật? Đằng ấy chưa đến Paris bao giờ hẳn?
- Chưa đến bao giờ!
- Người thấy ngay mà! Tụi ngốc nào đã nói với đắng ấy có thể đỗ xe nghĩ ở Ôxe? Tại sao không đến chỗ lão Hạt Muối?
- Tôi không quen ông ta.
- Lão làm chủ khu vực ở Guylô ấy mà! Ban đêm người ta đóng kín hàng rào, đằng ấy không còn lo ngại gì. Người ta biết Hạt Muối nhanh chóng nổ một phát súng đón những khách không mời, lần mò vào trong khu vực của lão, trong đêm tối.
- Có đắt lắm không?
- Mùa đông thì đắt đấy! Lúc ấy, mọi người đều muốn trở về Paris nhưng lúc này lão chỉ lấy bốn mươi xu một tuần. Con lừa của đằng ấy sẽ tìm được thức ăn dọc bờ tường, nhất là cỏ gai.
- Hình như nó khoái thứ đó.
- Thế thì nó trúng tủ rồi! Với lại Hạt Muối không phải là hạng người xấu.
- Hạt Muối là tên lão?
- Người ta gọi thế bởi vì lúc nào lão cũng khát nước. Trước kia, lão làm nghề bán giẻ rách và kiếm được khá nhiều tiền. Nhưng rỗi lão phải bỏ nghề vì chẹt gãy tay. Còn lại một cánh tay, người ta không thể leo lên các thùng rách. Thế là lão thuê một đám đất, mùa đông cho xe đậu, mùa hè ai cần thì đến thuê. Lão chẳng có khoản kinh doanh nào khác. Lão bán chó con đang bú.
- Guylô có xa đây không?
- Không. ở Xaron thôi! Những tớ đánh cuộc đằng ấy chưa biết Xaron.
- Tôi chưa hề đến Paris mà!
Chú bé giơ cánh tay ra trước mặt, chỉ về phía bắc:
- Ra khỏi đây, hãy rẽ ngay phía tay phải và theo đại lộ cách thành lũy trong vòng nửa giờ. Khi nào vượt hết đại lộ Vanhxen, thì rẽ phía tay trái rồi hỏi thiên hạ. Ai cũng biết bãi Guylô mà!
- Cảm ơn bạn, tôi sẽ nói với mẹ tôi. Này, bạn có trông hộ con Palica trong vài phút không? Được thế, tôi sẽ thưa chuyện với mẹ tôi ngay bây giờ!
- Tớ vui lòng giúp đằng ấy! Tớ sẽ bảo nó dạy tiếng Hy Lạp cho tớ.
- Nhờ bạn trông chừng cho nó đừng gặm cỏ của người ta đấy!
Perin vào trong xe, nhắc lại những lời chú hề nhỏ vừa nó với mẹ.
- Nếu thế thì đừng chần chừ, phải đi Xaron thôi! Nhưng có tìm ra đường đi không? Con biết chúng ta sẽ vào Paris chứ?
- Hình như đường cũng dễ tìm.
Trước khi ra khỏi cỗ xe, em bé đến bên mẹ, cúi xuống và nói:
Mẹ ơi, có nhiều cỗ xe phủ bạt. Người ta đọc trên ấy: “Xưởng Marôcu” và ở dưới là cái tên “Vunphran Panhđavoan”. Trên mấy tấm bạt thô che những thùng rượu, xếp hàng dọc lền đường, người ta cũng đọc những chữ ấy.
- Chuyện ấy có gì lạ đâu!
- Cái lạ là con thấy cái tên ấy được nhắc lại nhiều lần đến thế.
Khi Perin trở lại bên con lừa, con vật đang chúi mũi vào trong chiếc xe cỏ khô. Như đang đứng trước máng cỏ, Palica bình thản ăn món ăn của nó. Perin hét lên:
- Cậu để cho nó ăn cỏ ư?
- Hình như thế!
- Nếu bác chủ xe nổi giận thì sao?
- Làm sao nổi giận với tớ được.
Chú hề nhỏ đang đứng trong tư thế đón chờ địch thủ. Chú chống hai tay lên hông, ngả đầu về phía trước, thách thức:
- Ấy, ấy cứ chờ xem! Đồ khốn nạn!
Nhưng Palica không cần chú hề bảo vệ nó! Đã đến lượt nhân viên sở thuế đùng mũi lao kiểm tra cái xe cỏ khô, và cho phép ra khỏi cổng gác.
- Bây giờ đến lượt xe cô bạn đấy! Tớ đi đây! Chào cô bạn nhé! Hẹn sẽ gặp lại! Khi nào cô muốn biết tin tức của tớ thì cứ hỏi Hai Béo. Ai cũng có thể trả lời cho bạn được.
Nhân viên mấy cổng gác ở Paris đã quen thấy bao điều kỳ quái. Ấy thế mà khi người ta bức lên cỗ xe chụp ảnh vẫn phải giật mình khi nhìn thấy người thiếu phụ đang nằm! Đưa mắt kiểm tra, ông càng ngạc nhiên hơn vì chỉ gặp sự khốn khổ ở khắp nơi.
- Bà không có gì để khai sao? – Ông ta hỏi trong lúc vẫn tiếp tục quan sát.
- Không ạ.
- Không có rượu, thực phẩm gì à?
- Không có gì cả?
Cái tiếng “không” được nhắc lại hai lần quả là cô cùng chính xác. Ngoài tầm nệm, hai chiếu ghế rơm, một bàn nhỏ, một cái lò bằng đất, một máy ảnh và vài dụng cụ làm ảnh, không còn có gì nữa, trong chiếc xe ấy. Không có rương hòm, thúng mủng, cũng chẳng có quần áo.
- Được, xe bà có thể vào đi.
Qua khỏi cổng gác, Perin cầm dây cương cho Palica rẽ ngay phía tay phải như Hai Béo đã dặn. Em cho xe đi theo đại lộ, men dọc chiều các thành lũy. Trong đám cỏ úa phủ bụi bặm, có những vạt mòn nhẵn. Nhiều người nằm sấp, giơ lưng, hãy nằm ngửa phơi bụng tùy theo mức độ đã quen hay chưa quen với ánh sáng mặt trời. Trong lúc ấy, có những người vươn vai, tỉnh giấc và đang chực chờ ngủ lại.
Những gì Perin nhìn thấy trên gương mặt với đầu tóc rối bù như ổ quạ và bộ quần áo rách rưới của họ giúp cho em hiểu. Thật thế, ở đây việc trật tự an ninh không được bảo đảm với đám dân cư các thành lũy này. Có thể việc đâm chém nhau dễ xảy ra lắm!
Em không dừng ở việc quan sát. Bây giờ chuyện ấy không con thú vị với Perin! Họ nó có dính dáng gì với em! Em đang nhìn về phía bắc, nghĩa là về phía Paris.
Thế ư? Những ngôi nhà xấu xí, những nhà xe, mấy cái sân bẩn thỉu, các bãi cỏ cả đống những vật ô uế… là Paris đó sao? Cái thành phố Paris mà Perin thường được nghe cha nhắc đến. Đã từ lâu, em mơ ước Paris, với trí tưởng tượng của trẻ thơ. Paris lại còn thần tiên hơn, khi trên đường đi, những chữ số trên trụ kilômét giảm dần! Và cũng là Paris đó sao? Cái đám người ở dọc bên kia đại lộ, đàn ông lẫn đàn bà, đang nằm ngang ngửa như những con thú, lẫn trong cỏ, mặt mày vô cùng dễ sợ.
Perin nhận ra dòng nước Vanhxen nhờ chiều rộng của nó. Em vượt qua, rẽ tay trái và hỏi thăm bãi Guylô. Dù mọi người điều biết nơi, không phải ai cũng đi theo cùng một đường. Thế là em đanh xe đi loanh quanh trong những con đường mà người ta chỉ. Nhưng cuối cùng, em cũng đã dừng lại trước một hàng rào làm bằng những tấm ván gỗ thông, hay gỗ chưa đẽo vỏ, đã sơn hay bôi dầu hắc. Qua cửa chắn, mở toang ra hai cánh, Perin nhìn thấy một chiếc xe chở khách cũ kỹ, không có bánh xe, nằm trên mặt đất. Tuy những chiếc lều chung quanh đó, cũng chẳng xinh đẹp, em hiểu ngầm đây là bãi Guylô. Perin không cần phải xác minh. Một bầy chó con, khoảng một tá, béo tròn, đang lăng xăng trên cỏ, đã cho em biết là em không nhầm.
Để Palica ở ngoài đường, Perin đi vào. Ngay tức khắc, bầy chó con nhảy lên chân em, gặm nhè nhẹ vào da và sủa lí nhí.
- Cái gì thế? Có tiếng hỏi.
Nhìn về phía nơi có tiếng nói, Perin thấy phía tay trái có một dãy dài, có thể đó là một ngôi nhà với những mái tường bằng carô thạch cao, bằng những tấm sa thạch, bằng ván gỗ, bằng những hộp thiếc nữa! mái nhà được lợp bìa cứng và vải dầu. Những cánh cửa được che bằng giấy thay kính. Tất cả đều được xây dựng và sắp xếp một cách vụng về, đơn giản. người ta thoạt nhin ngay Rôbinxơn(1) là kiến trúc sư và những chú Thứ Sáu(2) là công nhân xây dựng. dưới một cái chòi, một người đàn ông rậm râu, đang phân loại giẻ rách và bỏ vào mấy cái thùng để chung quanh ông ta.
(Firefox 13.0)
_______________
Facebook của Hưng
Hưng ới name NSO j đấy mon kết pạn chơi
(Opera Mini 4.1.1)
_______________
[download=blue]
o0oTrảm Phong Bango0o[/download]
[download=red]
o0oTạp Chí Android Game
o0o[/download]
[download=green]
o0oLều Báo Android
o0o[/download]
- Đừng giẫm chết chó của ta! Ông ta hét. Hãy đến đây cô bé!
Perin làm theo lời chỉ bảo.
- Thưa ông, có phải ông là chủ bãi Guylô không?
- Người ta bảo thế đấy!
Perin nói ngắn gọn em cần gì. Trong lúc đó, để khỏi lãng phí thời gian, ông ta vừa tự rót một cốc rượu vang đỏ, từ trong chai để gần đó, và nốc cạn một hơi.
- Ừ, có thể được! Phải trả tiền trước, ông ta nói, trong lúc nhìn cô bé.
- Thưa ông, bao nhiêu?
- Mỗi tuần, chiếc xe bốn mươi hai xu, con lừa hai mốt xu.
- Sao đắt vậy, thưa ông?
- Đó là giá của tôi.
- Giá mùa hè?
- Giá mùa hè.
- Thưa ông, con lừa sẽ được ăn cỏ gai chứ ạ?
- Cả cỏ nữa, nếu có bộ răng cứng.
- Thưa ông, chúng cháu không thể trả trọn tuần vì chỉ ở đây vài hôm. Chúng cháu ghé Paris để đi Amiêng cho nên chúng cháu muốn nghỉ ngơi.
- Như thế cũng được! Mỗi ngày phải trả sáu xu cho cỗ xe, ba xu cho lừa.
Perin lần trong túi váy, lấy ra từng xu, đủ chín xu.
- Thưa ông, đây là tiền ngày đầu.
- Cô nói với bố mẹ cô vào đi! Bao nhiêu người. Nếu là một đoàn thì mỗi người phải trả thêm hai xu.
- Chỉ hai mẹ con cháu.
- Được rồi! Tại sao mẹ cô lại không đến gặp tôi?
- Thưa ông, mẹ cháu bị ốm đang nằm trong xe.
- Hừ, ốm! Đây không phải là một bệnh viện đâu nhé!
Perin sợ người ta không chịu nhận người ốm.
- Mẹ cháu chỉ mệt. Ông hiểu cho, chúng cháu đi đường từ nơi quá xa!
- Tôi chẳng bao giở hỏi người ta từ đâu đến. rồi ông đưa cánh tay chỉ một góc của đám đất.
- Cô hãy đem xe để vào chỗ đó, rồi cột con lừa lại. Nếu nó giẫm bẹp một con chó của tôi, cô sẽ phải trả một trăm xu.
Perin sắp đi, ông ta còn gọi lại:
- Này, cô bé, uống một cốc vang!
- Xin cảm ơn ông, cháu không biết uống rượu ạ!
- Thế thì lão uống thay cô!
Lão đổ vào họng cốc rượu mình vừa rót, rồi lại tiếp tục cái công việc “phân loại” giẻ rách. Perin đưa chiếc xe vào chỗ quy định. Tuy em cố tránh hết sức, xe vẫn bị xóc. Em vội leo lên xe.
- Mẹ ơi, cuối cùng chúng ta cũng đã đến!
- Khỏi phải lăn ỳ ầm, khỏi phải xóc nữa! Biết bao kilômét chúng ta đã đi qua! Trời ơi! Quả đất lớn thật!
- Mẹ ơi, bây giờ chúng ta được nghỉ ngơi. Con chuẩn bị nấu cơm nhé! Mẹ muốn ăn gì?
- Khoan đã! Con hãy mở Palica ra. Tội nghiệp con lừa! Chắc là nó mệt lắm! Con cho nó ăn uống, săn sóc nó.
- Mẹ ơi, ở đây có nhiều cỏ gai! Lại có một cái giếng nữa. Con sẽ trở về ngay!
Thật thế, Perin không dám la cà. Em trở về, tìm trong cỗ xe, soạn ra cái lò, mấy hòn than, một chiếc xoong cũ. Em lấy đóm nhen lửa, quỳ xuống thổi cật lực.
Lửa đã bén, em leo lên xe:
- Mẹ ơi, có phải mẹ muốn ăn cơm không?
- Mẹ chẳng thấy đói!
- Mẹ có thèm ăn không? Con sẽ đi lùng mua thứ mẹ thích, mẹ nhé!
- Mẹ muốn ăn cơm!
Perin bỏ một nắm gạo vào xoong đã có ít nước. Khi cơm sôi, em lấy đôi đũa trắng làm bằng cành cây đã bóc vỏ, đảo cơm. Em chỉ rời bếp lửa để đi thăm Palica, nói với nó vài lời âu yếm. Thật ra, chuyện ấy bây giờ không cần thiết! Palica đang ăn cỏ gai. Nó dựng đứng đôi tai, tỏ vẻ hài lòng.
Cơm vừa chín tới, nghĩa là hạt gạo vừa nở, chứ không nát như cháo. Như các chị nhà bếp thành phố Paris thường đón khách, Perin đơm cơm vào trong một cái bát hình tháp có ngọn, rồi đặt bát cơm vào trong cỗ xe.
Em đã lấy một bình nước để bên giường bà mẹ, hai cốc, hai đĩa, hai nĩa. Em đặt bát cơm, bên cạnh nồi, ngồi trên sàn, gấp hai chân lại, kéo váy phủ lên. Perin nói như một em bé gái chơi búp bê:
- Bây giờ mẹ con ta ăm bữa cơm xoàng! Con sẽ phục vụ mẹ, mẹ nhé?
Tuy Perin đã lấy giọng vui vẻ, nhưng em cũng không khỏi lo ngại nhìn mẹ. Bà đang nằm trên nệm, trùm chiếc khăn len, trước kia có lẽ là một thứ hàng có giá trị nhưng bây giờ chỉ là một tấm giẻ rách cũ kỹ, xấu xí, bạc màu.
- Chắc con đói lắm? Bà mẹ hỏi.
- Có lẽ thế, con đói đã lâu rồi.
- Tại sao con không ăn một mẩu bánh?
- Con đã ăn hai mẩu rồi chứ! Nhưng con vẫn còn đói lắm! Mẹ sẽ thấy, nếu nhìn người ta ăn mà thèm ăn, thì cái đĩa này bé quá đấy!
Bà mẹ lấy nĩa xúc cơm, đưa lên miệng. Bà lật qua, lật lại cái nĩa rất lâu, mà không nuốt được miếng cơm!
- Mẹ thấy khó nuốt quá!
Thấy con gái nhìn mình, bà nói:
- Hình như không ổn!
- Mẹ phải cố gắng đi chứ! Miếng thứ hai sẽ trôi nhanh và miếng thứ ba còn nhanh hơn nữa!
Nhưng bà mẹ không cố gắng được đến thế! Sau miếng thứ hai, bà để nĩa trên đĩa cơm.
- Mẹ cảm thấy nuốt không trôi! Tốt hơn là đừng cố gắng.
- Ối! Mẹ ơi!
- Con đừng lo, con thân yêu của mẹ, không hề gì đâu con ạ! Người ta không cần ăn mà vẫn sống khi người ta không phải làm việc. Được nghĩ ngơi, rồi mẹ sẽ thèm ăn cho mà xem!
Bà mẹ tháo chiếc khăn vuông và nằm dài trên nệm thở hổn hển. Tuy rất mệt, bà cũng không quên nghĩ đến con gái. Khi thấy mắt Perin đẫm lệ bà cố gắng làm cho em vui.
- Cơm con nấu ngon lắm! Ăn đi, con! Con phải làm việc thì cần phải có sức chứ! Con phải khỏe mạnh để còn chăm sóc mẹ. Ăn đi, con thân yêu! Hãy ăn đi!
- Mẹ ơi, con ăn đây! Mẹ thấy chứ, con đang ăn!
Thật ra Perin phải cố gắng để nuốt, nhưng dần dần nhờ những lời dịu dàng của bà mẹ, cuống họng của em hình như mở to ra và bắt đầu ăn thật sự. Bát cơm cơm hết nhanh, trong lúc bà mẹ nhìn con gái với nụ cười thắm thiết và có phần kém vui.
- Con thấy đó, cần phải cố gắng chứ!
- Mẹ ơi, mẹ cho phép con nói.
- Con cứ nói đi!
- Những điều mẹ nói với con cũng là những lời mà con muốn thưa với mẹ.
- Mẹ ư? Mẹ đang ốm mà!
- Bởi thế, nếu mẹ đồng ý, con sẽ đi mời một ông thầy thuốc. Chúng ta đang ở Paris, nơi có nhiều thầy thuốc giỏi.
- Những ông thấy thuốc giỏi không chịu mất công không! Người ta phải trả tiền chứ?
- Chúng ta sẽ trả tiền cho ông ấy!
- Lấy đâu ra tiền?
- Với số tiền của chúng ta. Mẹ còn bảy phờlôranh mà ở đây chúng ta có thể đổi được. Con còn mười bảy xu. Mẹ xem lại chiếc áo của mẹ.
Chiếc áo đen ấy, cũng xơ xác như chiếc váy của Perin nhưng ít bụi bặm vì đã được đập, chải và để trên chiếc nệm, thay chăn. Bà mẹ lần trong túi áo tìm thấy có bảy phờlôranh nước Áo.
- Tất cả được bao nhiêu hở mẹ? Perin hỏi, con không biết tiền Pháp trị giá thế nào?
- Mẹ cũng chẳng hiểu gì hơn con!
Hai mẹ con ước tính đồng phờlôranh là hai phơrăng thì họ có tất cả chín phơrăng, chín mươi lăm xăngtim. Perin lại nói:
- Mẹ thấy đấy! Chúng ta thừa tiền để mời thấy thuốc.
- Thầy thuốc không chữa bệnh cho mẹ bằng nước bọt! Ông ta sẽ kê đơn mua thuốc. Lấy tiền đâu mà trả?
- Con có ý kiến! Mẹ biết đấy, nhưng lúc con đi bên cạnh Palica, không phải lúc nào con cũng để hết thời gian để nói chuyện với nó, tuy con vật rất thích điều đó. Con còn nghĩ đến mẹ, đến chúng ta, nhất là mẹ. Từ dạo mẹ ốm con nghĩ đến chuyến đi dài ngày của chúng ta, chuyến về Marôcua. Mẹ thử nghĩ xem, chẳng lẽ chúng ta lại ra mắt thiên hạ ở quê cha con, trên cái cỗ xe đã từng làm trò cười trên đường đi? Chắc chắn là chúng ta sẽ không được đón tiếp nồng nhiệt!
- Đúng thế. Dù với những người họ hàng ít tự ái thì mẹ con ta trở về với cỗ xe ấy cũng sẽ làm nhục họ!
- Thế thì tốt hơn là đừng giữ nó.
Chúng ta không cần giữ cỗ xe nữa, chúng ta có thể bán đi. Với lại, bây giờ để xe làm gì? Từ dạo mẹ ốm, chẳng có ai chịu để cho con chụp hình. Dù con tìm được khách mạnh dạn, dám tin con thì mình lại không có thuốc, vả lại, với số tiền chúng ta hiện có, chúng ta không thể xài ba phờrăng để mua giấy ảnh, hai phờrăng để mua thuốc rửa ảnh, hai phờrăng để mua một tá kính! Phải bán thôi!
- Bán bao nhiêu.
- Dẫu sao chúng ta cũng có thể bán được ít nhiều. Máy ảnh thì ống kính còn tốt, rồi còn cái nệm nữa…
- Bán hết ư?
- Chuyện ấy làm mẹ đau lòng sao?
- Đã hơn một năm nay, chúng ta sống trong cỗ xe này! Cha con đã chết ở đây! Bởi thế, dầu chiếc xe có tồi tàn quá mức đi nữa, ý nghĩ phải rời nó, cũng làm mẹ xót xa! Chúng ta chỉ còn giữ lại của cha con chừng này thôi. Không có một vật gì trong đám đồ đạc tồi tàn này lại không mang những kỹ niệm của người đã khuất!
Bà mẹ nói trong hơi thở hổn hển và dừng lại. Những giọt nước mắt mà bà không thể ngăn nổi, chảy dài trên khuôn mặt chỉ còn xương bọc da.
- Ôi, mẹ ơi! Perin kêu lên. Xin mẹ tha lỗi cho con! Con trót đã dại dột nói chuyện ấy với mẹ.
- Con thân yêu, con có lỗi gì chứ! Do hoàn cảnh khốn khổ cho nên chúng ta khó trao đổi vì câu chuyện có thể làm phiền lòng mẹ, hoặc con. Số mệnh quá khắc nghiệt! Trong tình trạng hiện nay, mẹ không còn đủ sức để chống đỡ, để suy nhĩ, để mong muốn. Mẹ còn trẻ con hơn con gái của mẹ nữa đấy! Có phải đáng lẽ mẹ phải nói với con những điều mà con thấy. Chúng ta không thể đến Marôcua trong cỗ xe và ăn mặc rách rưới: mẹ chiếc áo này, con chiếc váy ấy. Ta đã nhìn thấy trước như thế, thì phải cố tìm cách xoay sở để có ít tiền. Mẹ mệt quá, trong đầu óc chỉ có những ảo tưởng! Mẹ chờ đợi ngày mai nhhư là ngày mai sẽ mang lai cho chúng ta những sự kỳ diệu! Mẹ sẽ lành bệnh, chúng ta sẽ thu nhập khá hơn. Đó là ảo ảnh của những người thất vọng chỉ còn sống bằng mộng. Thật là điên rồ! Con đã nói phải: ngày mai, mẹ cũng chưa hết bệnh! Chúng ta cũng không thu được món lớn, món bé nào cả! Phải bán cổ xe và những đồ đạc trong xe! Ấy thế mà chưa hết đâu, chúng ta còn phải quyết định việc bán…
Một giây lát chần chừ và im lặng nặng nề.
- Palica! Perin nói.
- Con đã nghĩ đến điều ấy ư?
- Vâng, con đã nghĩ đến điều ấy, nhưng con không dám nói. Từ lúc con có ý nghĩ một ngày nào đó, chúng ta sẽ phải bán Palica, thì cái ý nghĩ ấy cứ dằn vặt con. Con không còn dám nhìn nó nữa! Con sợ nó đoán biết chúng ta sắp xa nó, không dẫn nó về Marôcu như đã dự định, để nó được sung sướng, sau những ngày mệt nhọc.
- Chúng ta nào biết người ta sẽ đón tiếp mình như thế nào ở Marôcua! Chúng ta phải đến trình diện bằng cách nào đó, để người ta phải mở cửa, đón chúng ta.
- Có thể nào lại đến thế, hở mẹ? Chẳng lẽ vong hồn linh thiêng của cha con không che chở cho mẹ con ta sao? Bố tốt như thế mà người ta không nhớ bố sao? Chẳng lẽ cứ giận mãi những người đã chết.
- Mẹ đang nhắc lại những ý kiến của cha mà chúng ta phải tuân theo. Chúng ta sẽ bán cỗ xe và con lừa. Với số tiền nhận được, chúng ta sẽ mời một ông thấy thuốc. Mẹ chỉ cầu mong ông ấy chữa cho mẹ khỏe mạnh trong mấy hôm. Chúng ta sẽ mua một cái áo dễ coi cho con, và cái cho mẹ. Chúng ta sẽ đi xe lửa đến Marôcua. Nếu không đủ tiền, chúng ta sẽ đi xe lửa một đoạn còn thì đi bộ.
- Mẹ ơi! Palica là một con lừa đẹp! Cậu bé nói chuyện với con ở cổng gác cho con biết thế! Cậu ta ở trong rạp xiếc và rất hiểu biết về súc vật. Vì thấy con lừa đẹp, cầu ta đến nói chuyện với con.
- Chúng ta không hiểu giá trị những con lừa ở Paris và càng mù tịt về giá trị con lừa phương Đông ở đây. Chúng ta hãy chờ xem! Công việc như thế là đã ngã ngũ! Thôi đừng nhắc lạ nữa! Đó là một đề tài quá buồn, với lại mẹ đang mệt!
Thật vậy, bà mẹ như là kiệt sức. Bà phải dừng lại nhiều lần, trước khi nói hết những điều muốn nói.
- Mẹ có cần ngủ không mẹ?
- Mẹ cần được nghỉ ngơi sau khi đã quyết định. Cần sự yên tĩnh và hy vọng ở ngày mai!
- Thế thì con để mẹ nằm nghỉ. Còn hai giờ nữa mới tối. Con tranh thủ giặt quần áo. Ngày mai, mặc chiếc sơ mi mới giặt, mẹ sẽ thấy dễ chịu.
- Con đừng làm mà mệt!
- Mẹ biết đấy, con có bao giờ mệt đâu.
Perin ôm hôn mẹ rồi đi lại cỗ xe. Nhanh nhẹn nhẹ nhàng, em lấy một gói quần áo cất trong chiếc hòm nhỏ. Em bỏ vào trong chậu với tay tìm trên tấm ván miếng xà phòng nhỏ đã dùng nhiều lần, rồi mang các thứ ra khỏi xe. Khi cơm chín, Perin đã đổ nước vào xoong, bắc lên bếp, nên bây giờ có sẵn nước nóng để ngâm quần áo, em cởi áo vét, quỳ trên cỏ, xát xà phòng rồi vò. Thật ra, em chỉ phải giặt hai sơmi, hai đôi tất, ba mùi xoa, nên không cần đến hai tiếng để làm việc ấy. Em phơi áo quần trên sợi dây buộc từ hàng rào vào cỗ xe.
Trong lúc ấy, Palica cột ở gần đấy, đã nhiều lần nhìn cô chủ, như để trông chừng cô ta, chỉ thế thôi! Thấy Perin đã giặt xong, nó vươn cổ về phía cô chủ kêu lên năm, sáu tiếng thảm thiết.
- Mày nghĩ là tao quên mày ư? Perin nói.
Em đến bên nó, đem buộc nó chỗ khác và múc một bình nước cho nó. Cái bình đã được cọ sạch. Con lừa này ăn dễ dàng các thức ăn người ta cho nó, hoặc nó tự kiếm được. Về khoản nước uống, trái lại, nó rất khó tính. Nó chỉ uống nước sạch, đựng trong bình đã cọ rửa kỹ. Nó khoái nhất là được uống rượu ngon. Perin đã làm xong mọi việc. Đáng lẽ em đi về cỗ xe thì em lấy tay vuốt ve nó, nói với nó những lời âu yến như bà nhũ mẫu nói với đứa bé. Con lừa sắp sà vào đám cỏ mới, dừng lại không ăn, để tựa đầu trên vai cô chủ nhỏ mong được âu yếm. Thỉnh thoảng, nó cụp đôi tai dài về phía cô chủ, rồi vểnh lên, run run, tỏ rõ niềm hạnh phúc.
Sự im lặng trùm lên khu bãi, lúc này đã đóng cổng cũng như ngoài các nẻo đường vắng vẻ của khu phố. Người ta không còn nghe gì ở xa, thật xa. Không có tiếng gì rõ rệt, chỉ có tiếng gầm sâu thẳm, mạnh mẽ, bí ẩn như là tiếng của biển cả. Hơi thở, cuộc sống của Paris vẫn tiếp diễn chuyên cần và sôi nổi mặc dù đêm xuống. Thế rồi, trong nỗi buồn của chiều ta, Perin nhớ lại câu chuyện vừa trao đổi với mẹ, tim em như bị bóp nghẹt. Em nghiêng đầu bên con lừa, mặc cho nước mắt tuôn trào, nhưng giọt nước mắt cầm giữ từ lâu, đã làm em ngột ngạt. Trong lúc đó, Palica liếm bàn tay cô chủ.
Đêm ấy, người bệnh mệt, Perin lấy chiếc khăn vuông, cuộn tròn làm gối rồi để y nguyên cả áo quần, nằm bên cạnh mẹ. Em phải thức dậy nhiều lần để lấy nước cho mẹ. Em ra giếng múc nước mát, đem về. Bà mẹ cảm thấy nóng nực, khó thở. Trái lại, khi bình minh đến, cái giá rét của Paris làm cho bà rung lên. Perin lại phải lấy chiếc khăn vuông, cái chăn duy nhất mà mẹ con em còn giữ được, trùm cho mẹ.
Mặc dù Perin muốn đi tìm thấy thuốc càng sớm càng tốt, nhưng em phải đợi Hạt Muối thức dậy, để hỏi tên và địa chỉ một thấy thuốc giỏi. Perin còn biết hỏi ai, nếu không hỏi ở ông ta! Quả vậy, ông ta biết một ông thầy thuốc nổi tiếng, thường đi thăm bệnh bằng xe ngựa, chứ không cuốc bộ như những thầy thuốc xoàng. Đó là ông Xăngđriê ở phố Riblét, gần nhà thờ. Muốn đi đến đó, chỉ cần theo con đườn sắt, đi về phía nhà ga. Khi nghe nói một thầy thuốc đã lo ngại không đủ tiền để trả. Em rụt rè e thẹn, lúng túng, không dám nói rõ, chỉ hỏi Hạt Muối loanh quanh. Nhưng rồi ông ta cũng hiểu và nói:
- Cô phải trả bao nhiêu ư? Ừ, đắt đấy! Cũng phải bốn mươi xu! Cô nên trả tiền trước, như thế mình mới buộc ông ấy phải đến.
Perin tìm con đường Piblét khá dễ dàng, theo lời chỉ dẫn của Hạt Muối. Ông thầy thuốc đang ngủ chưa dậy. Em phải ngồi đợi trên một cái trụ ở ngoài đường, trước cửa nhà xa, Perin nhìn thấy người ta đang thắng ngựa. Như thế, em sẽ đón ông trên đường đi, nộp bốn mươi xu, buộc ông phải đến thăm mẹ em. Em linh cảm, nếu người ta chỉ mời miệng đi thăm một bệnh nhân ở bãi Guylô, chắc ông ấy sẽ không đến.
Thời gian sao mà bất tận thế! Em càng hồi hộp vì còn lo mẹ không yên tâm nếu em về trễ. Nếu ông thầy thuốc không chữa cho mẹ khỏi bệnh trong chốc lát có lẽ ít nhất, ông cũng làm cho bà bớt đau đớn. Perin đã từng thấy một ông thầy thuốc bước vào cỗ xe khi cha em ốm. Dạo ấy, gia đình em đang ở miền núi, trong một xứ sở hoang vu. Cha lâm bệnh nặng, không kịp đến thành phố để rước một ông thầy thuốc đàng hoàng. Ông lang họ nhờ, nói đúng hơn là một bác thợ cạo với những cung cách của thầy phù thủy. Ông ta khác hẳn những thầy thuốc chính cống ở Paris: thông thái, trị bệnh cứu người, như ông Xăngđriê này, vì người ta nói ông ấy tài giỏi.
Cửa nhà xe vừa mở thì một cỗ xe ngựa kiểu cũ, màu vàng, có hai bánh và có mui, thắng một con ngựa béo kéo cày to, đã đỗ trước ngôi nhà. Ngay lúc ấy, một thầy thuốc xuất hiện: cao, to béo, mặt đỏ, hàm râu màu tro, với dáng điệu một ông lão ở thôn quê.
Trước khi ông lên xe, Perin đã đến bên ông và trình bày nguyện vọng.
- Bãi Guylô! Ông ta nói: Ở đó trước có pháo đội.
- Thưa ông, không phải! cháu mời ông đến thăm bệnh mẹ cháu ốm, ốm nặng.
- Mẹ cô làm gì?
- Chúng cháu là thợ ảnh.
Ông thầy thuốc toan bước lên xe. Nhanh nhẹn, Perin đưa đồng bốn mươi xe và nói:
- Thưa ông, chúng cháu có thể trả tiền trước cho ông.
- Thế thì ba phờrăng.
Em bé đưa thêm hai mươi xu. Ông ta nhận tiền bỏ vào túi áo gilê.
- Mười lăm phút nữa, tôi sẽ đến thăm mẹ cô.
Trên đường về, sung sướng được mang tin vui, Perin vừa đi, vừa chạy:
- Mẹ ơi, ông thầy thuốc sẽ chữa cho mẹ lành bệnh! Ông này thật là một ông thầy thuốc!
Nhanh nhẹn, em sửa soạn cho bà mẹ. Em lau mặt, lau hai bàn tay, chải mái tóc đen và mềm như tơ. Em sắp xếp trong cỗ xe. Việc đó chỉ làm cho cỗ xe thêm trống trải và như thế càng lộ vẻ tồi tàn hơn!
Hai mẹ con không phải chờ đợi lâu. Có tiếng xe lăn bánh báo hiệu ông thầy thuốc đến thăm. Perin vội chạy ra đón. Ông thầy thuốc muốn đi về phía ngôi nhà. Cô bé chỉ phía cỗ xe và nói:
- Chúng cháu ở trong cỗ xe!
Tuy cỗ xe không phải là nhà, ông thầy thuốc cũng không tỏ vẻ ngạc nhiên. Ông đã quen với nỗi nghèo khổ của khách hàng. Perin vẫn theo dõi ông. Em nhận thấy nét mặt ông không vui, khi thấy người bệnh nằm như dính chặt trên tấm nệm trong cỗ xe trống trải.
- Hãy le lưỡi, đưa tay cho tôi xem mạch!
Những người trả cho thầy thuốc bốn mươi hay một trăm phờrăng mỗi lần thăm bệnh, không thể nào ý niệm được việc thầy thuốc khám bệnh cho người nghèo. Chỉ cần không đầy một phút, ông đã chẩn đoán bệnh xong.
- Bà phải vào bệnh viện! Ông ta nói.
Bà mẹ và cô con gái sợ hãi và đau đớn cùng hét lên.
- Em bé! Em hãy để cho tôi ngồi lại với mẹ! Ông thầy thuốc ra lệnh.
Perin chần chừ một lát, nhưng bà mẹ đã ra hiệu. Em vội rời khỏi cỗ xe, nhưng không dám đi xa.
- Có phải bệnh tôi nguy rồi không? Bà mẹ hổn hển nói.
- Có ai nói thế đâu! Bà cần những sự chăm sóc mà ở đây bà không thể có được?
- Ở bệnh viện, con gái tôi có được ở gần tôi không?
- Cô ấy sẽ đến thăm bà vào ngày thứ năm và chủ nhật.
- Mẹ con chúng tôi phải xa nhau ư? Không có tôi, một mình ở Paris, con bé sẽ ra sao đây? Còn tôi, không có nó, tôi sẽ như thế nào? Nếu tôi phải chết, hãy cho tôi được nắm bàn tay nó!
- Dẫu sao, người ta cũng không thể để bà ở trong cỗ xe này được! Cái rét ban đêm sẽ nguy hiểm cho sức khỏe của bà. Bà phải thuê một gian buồng. Bà có thể làm thế được chứ?
- Vâng, có thể được! nếu không phải thuê lâu ngày!
- Hạt Muối sẽ cho bà thuê buồng và không lấy đắt đâu. Nhưng cái buồng không phải là tất cả! Còn phải thuốc men, ăn uống, bồi dưỡng, những sự chăm sóc… các thứ ấy, bà chỉ nhận được ở bệnh viện.
- Thưa ông, chuyện ấy không thể được! Tôi không thể xa con gái của tôi! Rồi nó sẽ ra sao chứ?
- Tùy ý bà! Đó là chuyện của bà. Tôi đã nói với bà điều tôi cần nói.
- Này, cô bé! Ông gọi.
Ông rút cuốn sổ tay trong túi áo, lấy bút chì viết mấy dòng trên tờ giấy trắng và dặn:
- Cô đưa cái này cho ông dược sĩ ở gần nhà thờ, đừng đưa cho người khác. Cô cho mẹ cô uống gói thuốc số 1. Cách một giờ, cô cho uống thứ thuốc nước số 2, rượu canhkyna thì cô cho uống vào bữa ăn. Phải cho mẹ cô ăn, muốn ăn gì cũng được, nhất là trứng. Chiều tôi sẽ trở lại.
Perin muốn tiễn ông thầy thuốc, để hỏi thêm:
- Thưa ông, bệnh mẹ cháu nặng lắm phải không?
- Cô nên cố gắng khuyên bà vào bệnh viện.
- Thế ông không chữa cho mẹ cháu khỏi bệnh được sao?
- Có chứ! Tôi cũng rất mong thế! Nhưng tôi không thể nào cho mẹ cô những thứ mà bà tìm được ở bệnh viện. Thật là điên rồ mới không đến đó! Chỉ vì không muốn xa cô, nên bà từ chối. Cô là một cô gái cẩn thận, hoạt bát, cô sẽ không việc gì đâu mà ngại!
Ông ta sải những bước dài và đã đến cỗ xe, Perin muốn giữ ông ta lại, nghe ông nói, nhưng ông đã lên xe và đi khuất. Thế rồi em trở về cỗ xe.
- Ông thầy thuốc nói gì thế? Bà mẹ hỏi.
- Ông nói sẽ chữa cho mẹ khỏi bệnh.
- Con hãy đến ngay ông dược sĩ ở gần. Khi về, mua cho mẹ hai quả trứng. Con cầm hết tiền đi!
Nhưng tất cả số tiền ấy cũng chưa đủ!
Khi ông dược sĩ đọc đơn thuốc, ông ta nhìn Perin với cái nhìn khinh bỉ và nói:
- Cô có đủ tiền để trả không?
Em xòe bàn tay.
- Phải bảy phở răng năm mươi. Ông dược sĩ nói. Sau khi đã làm con tính.
Perin đếm hết số tiền đang cầm trong tay. Tất cả có sáu phờ răng tăm mươi lăm xăngtim, ấy là đã tính đồng phờlôranh Áo đổi được hai phờ răng. Còn thiếu mười ba xu.
- Cháu chỉ có sáu phờ răng tăm mươi lăm, có một đồng phờlôranh Áo. Em nói. Ông có nhận đồn phờlôranh không ạ?
- Ấy không!
Làm thế nào bây giờ? Perin thất vọng, đứng sững giữa hiệu thuốc. Cuối cùng, em nói:
- Nếu ông vui lòng nhận đồng phờlôranh giúp cháu thì cháu chỉ thiếu mười ba xu. Cháu sẽ đem trả ông ngay.
Nhưng ông dược sĩ không thích rắc rối. Ông không cho Perin mắc nợ, cũng không nhận đồng phơlôranh. Ông nói:
- Rượu canhkina thì chưa cần gấp, cô sẽ đến lấy sau. Tôi chuẩn bị cho cô ngay tức khắc những gói thuốc bột và chai thuốc nước. Cả hai thứ chỉ hết ba phờ răng năm mươi.
Với số tiền còn lại, Perin mua trứng và một ổ bánh thứ hảo hạng. Em nghĩ bụng, mẹ em nhìn thấy ổ bánh, chắc phải thèm! Em trở lại bãi Guylô vừa đi, vừa chạy, như lần trước. Em nói với mẹ:
- Trứng còn tươi, con đã soi rồi! Mẹ nhìn này, người ta nướng ổ bánh khéo quá! Mẹ ăn chứ, phải không mẹ?
- Ừ, con gái yêu của mẹ.
Hai mẹ con chứa chan hy vọng. Perin tin tưởng tuyệt đối. Ông thầy thuốc đã hứa sẽ chữa cho mẹ em lành bệnh! Ông ta sẽ làm cái việc kỳ diệu ấy! Ông ấy lừa dối em làm gì kia chứ? Khi người ta hỏi thẳng ông thầy thuốc thì ông ấy phải nói sự thật mà thôi.
Hy vọng quả là một thứ rượu khai vị tuyệt vời. Đã hai ngày nay, người bệnh không ăn uống gì, nay nhấm nháp được quả trứng và nửa ổ bánh. Perin nói:
- Mẹ thấy chưa?
- Ừ, chắc sẽ tốt thôi!
Dẫu sao, thần kinh cuả bà cũng bớt căng thẳng. Bà cảm thấy yên tĩnh một chút. Thừa dịp ấy Perin đi tìm Hạt Muối để hỏi ý kiến về chuyện bán cỗ xe và con lừa. Chuyện bán cỗ xe thì chẳng khó khăn gì gì Hạt Muối có thể mua. Ông ta mua đủ thứ: đồ gỗ, áo quần, đồ dùng, nhạc cụ, vải vóc, vật liệu xây dựng, hàng mới cũng như hàng cũ. Nhưng còn Palica lại là chuyên khác! Ông không mua súc vật, trừ khoản chó con. Theo ông nói, phải đợi đến thứ tư, có phiên chợ Ngựa, mới bán được con lừa.
Còn lâu mới đến thứ tư. Bồng bột hy vọng, Perin tưởng tượng trước hôm ấy, bà mẹ sẽ khỏe mạnh để đi Marôcua. Phải chờ đợi cũng có cái hay đấy chứ? Với số tiền bán cỗ xe, mẹ con em có thể mua sắm quần áo, đi đường bằng tàu hỏa? Với lại, còn có khả năng tốt hơn. Nếu Hạt Muối mua cỗ xe được giá, thì không phải bán Palica. Palica sẽ ở lại bãi Guylô. Mẹ con em đến Marôcua trước rồi sẽ đưa nó về sau. Hạnh phúc biết bao nếu Perin không phải xa người bạn yêu dấu ấy! Con lừa sẽ được sung sướng. Nó được ăn uống, đầy đủ, ở trong một cái chuồng đẹp. Cả ngày nó đi dạo với hai mẹ con cô chủ của nó, giữa những đám cỏ màu mỡ. trong vài giây, những áo ảnh choán cả tâm hồn của em bé đã bị sụp đổ. Sau khi xem xét kỹ, Hạt Muối chỉ trả có mười lăm phờ răng cả cỗ xe và các đồ đạc chứa trong đó, khác hẳn với số tiền mà Perin tưởng tượng.
- Mười lăm phờ răng thôi ư?
- Đó là tôi giúp cô đấy! Cô nghĩ xem, tôi làm gì với những thứ của nợ ấy?
Ông ta lấy cái móc thay thế cánh tay, gõ lên bánh xe, thành xe, rồi nhúng vai tỏ vẻ thương hại và khinh bỉ.
Perin đã tốn bao nhiêu nước bọt để ông ta trả thêm hai phờ răng năm mươi và hứa cho hai mẹ con được ở trên xe cho đến lúc đi khỏi nơi này. Em nghĩ dù sao bà mẹ ở trong xe còn hơn là ở trong nhà.
Khi Hạt Muối đưa Perin đi thăm các gian buồng mà ông ta có thể cho hai mẹ con thuê, em cảm thấy cỗ xe ngựa còn quý giá hơn nhiều. Tuy ông ta giới thiệu rất tự hào về các gian buồng, sự tự hào ấy cũng chẳng có gì đáng kể so với sự khinh bỉ của ông đối với cỗ xe của mẹ con em. Gian buồng thật là tồi tàn, hôi hám! Chẳng qua, vì hai mẹ con ở trong tình trạng nguy nan nên phải ở trong cái nhà này. Nói cho đúng, nhà ấy có một cái mái và những bức tường không phải làm bằng vải, nhưng cũng chẳng hơn gì cỗ xe. Chung quanh nó. Hạt Muối chất đống những hàng hóa có thể chịu được những thay đổi của thời tiết: chai vỡ, xương, đồ sắt. phía trong hàng hiên và những gian phòng âm u mà mắt không nhìn thấy rõ, chứa những gì cần được bảo quản: giấy cũ, giẻ rách, nút chai, vỏ bánh mì, giày cũ và vô số những thứ phế liệu, phế phẩm làm thành rác rưởi của thành phố Paris. Từ những đống linh tinh ấy, bốc lên mùi hôi nồng nặc khiến người ta buồn nôn.
Perin đang do dự tự hỏi bà mẹ liệu có khỏi nghẹt thở vì những mùi ấy không thì Hạt Muối giục:
- Nhanh lên, cô bé! Xe rác sắp vào rồi! Tôi phải có mặt để nhận và “phân loại” những thứ họ mang đến!
- Ông thấy thuốc có biết những gian buồng này không? – Em hỏi.
- Chắc chắn ông ấy biết! Ông đã đến đây thăm bệnh nhiều lần, khi ông chữa bệnh cho bà Hầu tước!
Cái tiếng đó làm cho em hết do dự. Ông thầy thuốc đã biết những gian buồng này. Ông ta khuyên Perin thuê một buồng thì chắc là bà mẹ ở đây được. Với lại, một bà Hầu tước ở một buồng, thì mẹ em cũng có thể ở một buồng chứ?
- Mỗi ngày cô phải trả tám xu. Hạt Muối nói, thêm ba xu cho con lừa và sau xu cho cỗ xe.
- Ông đã mua xe rồi mà?
- Đúng thế, nhưng vì cô dùng xe thì cô phải trả tiền.
Perin không còn biết trả lời thế nào được nữa!
Đây không phải là lần đầu tiên, Perin bị người ta lột da, cắt cổ! Trên con đường dài đi về đây, đã nhiều lần em phải chịu đựng, còn nặng nề hơn nữa! Em tin đó là cái luật của thiên nhiên, của những người giàu có đối với những người nghèo khổ!
Perin bỏ hết một buổi chiều để dọn buồng. Em lau sàn nhà, cọ tường, trần nhà, cửa sổ. Từ ngày xây dựng ngôi nhà này, đây là lần đầu tiên gian buồng được dọn dẹp cẩn thận: Phải đi lại nhiều lần ra giếng để xách nước, em để ý và thấy trong khu vườn không phải chỉ có cỏ và cỏ gai. Ngọn gió, hay đàn chim mang có hạt cây từ những khu vườn lân cận đến đây. Mấy bác láng giềng ném qua hàng rào những cây hoa mà họ không thích nữa! Một vài hạt, vài cây ấy, rơi xuống đám đất thích hợp, đã nẩy mầm, bén rễ và bây giờ vẫn nở hoa. Có lẽ hoa ở đây không giống hoa ở khu vườn luôn luôn được săn sóc, tưới nước, bón phân. Nhưng dầu hoa dại, hoa vân nồng hương, tươi sắc và không kém vẻ đẹp.
Thấy vậy, Perin có ý nghĩ hái mấy đóa hoa đinh tử màu đỏ, màu tím, vài hoa cẩm chướng về kết thành bó, để tô điểm cho gian buồng của hai mẹ con, át đi mùi khó chịu. Hình như hoa ấy vô chủ, bởi vì Palica khi thích vẫn nhai luôn. Tuy vậy, Perin cũng không dám hái hoa trước khi hỏi ý kiến của Hạt Muối.
- Có phải cháu hái hoa để bán không?
- Thưa bác, cháu hái hoa để trang trí gian buồng.
- Thế thì cháu cứ tự nhiên! Nếu hái hoa để bán thì bác phải bán cho cháu trước đã! Nếu cháu dùng thì đừng ngại! Cháu thích mùi hương các loại hoa, bác thích hương thơm của các loại rượu và bác chỉ ngửi thấy mùi rượu mà thôi.
(Firefox 13.0)
_______________
Facebook của Hưng
Perin tìm được dễ dàng những chiếc lọ sứt, mẻ để cắm hoa, trong đám những lọ, chai vỡ. Trong chốc lát, mùi hoa đinh tử, hoa cẩm chướng, hái dưới nắng át hẳn mùi hôi, màu sắc tươi mát của các bông hoa soi sáng những bức tường bẩn thỉu. Trong lúc dọn lẹp, trang trí gian buồng. Perin đã là quen với những người ở buồng bên cạnh. Một bà có mái tóc điểm sương, đội cái mũ trùm đầu có rubăng màu cờ tam tài của nước Pháp. Một ông cụ cao, lưng còng, mang một tạp dề dài và rộng, tưởng như là y phục duy nhất của cụ. Ông cụ cho em hay bà già có rubăng màu cờ tam tài là một ca sĩ đường phố - đây chắc là bà Hầu tước mà Hạt Muối đã nhắc đến – ngày nào cũng thế, bà rời bãi Guylô, tay cầm cái ô màu đỏ và một chiếc gậy lớn. Bà cắm gậy ở ngã tư đườn phố hay đầu cầu. Bà che ô lên để khỏi nắng. Bà hát và bán bản liệt kê những bài hát của bà. Bà Hầu tước thì cho biết ông cụ mang tạp dề là người lọc giày dép cũ chọn những gì còn dùng được, từ sáng đến chiều, ông cụ im lặng làm việc như một con cá. Vì thế, người ta đặt cho ông cụ cái tên Bố Cá Chép và người ta chỉ biết ông cụ với cái tên ấy. Tuy ông cụ không nói, nhưng cái búa của ông cụ cũng làm điếc tai, nhức óc người ta. Đến lúc mặt trời lặn, Perin đã dọn dẹp xong và đưa mẹ về buồng. nhìn thấy hoa, bà mẹ ngạc nhiên một cách thú vị.
- Con thân yêu, con thương mẹ quá!
- Nhưng chính là con thương con đấy chứ! Thấy mẹ vui, con sung sướng quá!
Đến tối, Perin phải đem mấy lọ hoa ra khỏi gian buồng. Khi ấy, người ta lại ngửi cái mùi của gian nhà cũ kỹ, nhưng người bệnh không dám phàn nàn! Mà phàn nàn thì làm gì kia chứ khi bà không thể rời bãi Guylô mà đi nơi khác – Bà lên cơn sốt, những mộng mị và xúc động làm bà mệt, nên giấc ngủ chập chờn.
Sáng hôm sau, ông thầy thuốc đến thăm, thấy bà mệt hơn hôm trước, phải thay đơn, Perin lại phải đến gặp ông dược sĩ. Lần này, ông đòi năm phờ răng. Em không kêu ca gì và mạnh dạn trả tiền. Nhưng khi trở về, em không thở được! Nếu những chi phí cứ như thế này mãi thì làm thế nào kéo cho đến thứ tư để được cầm trong tay số tiến bán con Palica tội nghiệp? Nếu ngày mai, phải trả năm phờ răng hay nhiều hơn thì em biết moi ở đâu ra số tiền ấy? Cái thời kì Perin đi đường núi cùng với bố mẹ, cũng có nhiều lần bị đói. Khi gia đình em rời Hy Lạp để về Pháp cũng nhiều lần không có bánh để ăn. Nhưng chưa lúc nào nguy như hiện nay! Ở trong núi, tuy đói họ vẫn hy vọng tìm được ít rau, củ, một con thú rừng… Nhiều khi ước mơ trở thành hiện thực, họ có một bữa ăn ngon. Về đến châu Âu, thiếu bánh, họ có thể gặp những bác nông dân Hy Lạp Tyrôn để chụp ảnh và nhận tiền của họ. Còn ở Paris thì những người không sẵn tiền trong túi, không thể chờ mong gì cả! Mẹ con em thì túi đã cạn rồi, biết làm thế nào đây? Cái đáng sợ là chính em phải trả lời câu hỏi ấy! Em còn biết gì và làm gì được? Cái đáng kinh hãi là em phải nhận hết trách nhiệm bởi vì bệnh tật đã làm cho bà mẹ không thể sáng suốt mà xoay xở. Và bây giờ, Perin cảm thấy em đang ở địa vị người mẹ tuy chỉ là một đứa trẻ.
Nếu tình thế tốt hơn một chút, Perin sẽ lo động viên và có thêm sức mạnh. Nhưng nào đâu có được thế! Tuy bà mẹ chẳng bao giờ phàn nàn, trái lại, lúc nào bà cũng lặp lại câu nói quen thuộc: “Rồi sẽ tốt thôi!”. Nhưng thật ra, Perin thấy: Rồi mai sẽ không tốt! Bà mẹ mất ngủ, sốt và lười ăn, khó thở… Những triệu chứng ấy có vẻ tăng lên, nếu em không lầm!
Sáng thứ ba, đến buổi thăm bệnh của thầy thuốc thì cái điều Perin lo ngại về đơn thuốc đã xảy ra! Sau khi kiểm tra người bệnh, bác sĩ Xăngđriê lấy trong túi quyển sổ tay, cái quyển sổ tay dễ sợ, đã từng làm cho Perin bối rối. Ông chuẩn bị viết. Khi ông vừa đặt cây bút chì lên giấy. Perin đã có đủ can đảm để ngăn ông:
- Thưa ông, nếu những thứ thuốc mà ông sắp kê không cùng mức quan trọng như nhau thì xin ông chỉ kê những thứ cần gấp.
- Cô muốn nói gì? Ông bác sĩ phật ý, hỏi lại. Perin run lên, tuy thế, em cũng dám nói tường tận:
- Thưa ông, cháu muốn nói, chúng cháu không có nhiều tiền hôm nay. Ngày mai, chúng cháu mới nhận được tiền, khi ấy…
Ông liếc nhìn Perin. Sau khi đưa mắt chỗ này chỗ kia, như là lần đầu trông thấy sự nghèo khổ của hai mẹ con em; Ông cất quyển sổ tay vào trong túi áo.
- Ngày mai, tôi sẽ thay đơn. Chẳng có gì phải vội. Hôm nay vẫn dùng cái đơn thuốc hôm qua cũng được!
“Không có gì phải vôi!” Đó là câu nói mà Perin nhớ và lập lại. Nếu “Không có gì phải vội” nghĩa là bà mẹ không mệt như em lo ngại! Em vẫn có thể hy vọng và đợi chờ.
Thứ tư là ngày Perin chờ đợi! Em vừa mong ngày ấy đến lại vừa đau lòng khi nghĩ đến chuyện phải xa Palica, nhưng hai mẹ con chỉ trông chờ vào số tiền bán lừa để sống. Vì thế, mỗi lần có thể rời bà mẹ là em chạy vội ra chỗ rào kín để nói chuyện với chú bạn ấy. Bây giờ nó không phải làm việc, không phải khó nhọc và đã tìm thấy một kho thức ăn dồi dào. Sau những ngày đói khát, chưa bao giờ nó vui như thế! Vừa nhìn thấy Perin đi lại phía nó, nó kêu lên bốn, năm tiếng có thể làm rung động những cửa kính mấy túp lều tồi tàn trong bãi Guylô. Từ cuộn dây thừng buộc nó, no tung vài cú đá hậu, cho đến khi em đến bên nó. Nhưng khi Perin để tay lên lưng nó thì nó dịu ngay. Nó vươn cái cổ, rồi ngả đầu trên vai em không nhúc nhích. Người và vật cứ đứng như thế. Perin vuốt ve con lừa; Con lừa thì vẫy dôi tai, nheo đôi mắt, với những động tác có nhịp điệu. Những cái đó cũng như là những lời tâm sự của nó. Perin thì thầm:
- Nếu mày biết!
Nhưng nó nào có biết gì và cũng không đoán được! Nó rất hài lòng về cuộc sống hiện tại; Được nghỉ ngơi, ăn uống no đủ, được cô chủ vuốt ve. Nó tự cho nó là con lừa sung sướng nhất trên đời. Với lại bây giờ nó đã là bạn của Hạt Muối. Để tỏ tình thân, ông này cho nó những thức ăn vừa miệng.
Buổi sáng hôm thứ hai, nó tìm cách tháo dây đến với ông ta trong lúc ông đang “phân loại” giẻ rách. Tò mò, nó dừng lại. Hạt Muối giữ thói quen là khi nào cũng để một lít rượu, một cái cốc vừa tầm tay. Như thế, ông khỏi mất công đứng dậy, uống một ngụm, khi thèm. Sáng hôm ấy, bận công việc, ông không kịp nhìn chung quanh. Trời đã nóng, ông lại chăm chú làm việc cho nên cái khát đã đến. Cái khát đã cho ông cái biệt danh Hạt Muối. Vào lúc ông sắp lấy chai rượu, ông thấy Palica vươn cái cổ dài ra, nhìn ông chăm chú.
- Mày làm cái gì ở đây thế?
Nghe giọng ông gắt gỏng, con lừa chẳng thèm nhúc nhích.
- Mày muốn uống một cốc hả? Hạt Muối hỏi.
Đối với ông ta, mọi ý nghĩ đều xoay quanh chữ uống. Đáng lẽ ông nâng cốc lên miệng. Để đùa chơi, ông đưa cái cốc cho Palica. Palica cho sự mời mọc này là thật tình nên đã bước hai bước lên phía trước. Nó đưa đôi môi mà nó cố tạo cho thật mỏng, thật dài, rồi hít một hơi hết nửa cốc rượu đầy tận miệng.
- Nhìn kìa! Hạt Muối reo lên, cười như nắc nẻ.
Ông ta gọi:
- Bà Hầu tước! Bố Cá Chép!
Nghe tiếng gọi, bọn họ chạy đến, cả ông lượm giẻ rách đang mang cái giỏ đầy vừa trở về bãi và ông chủ xe bán kẹo kéo. Ông này thường đi các chợ và những nơi có lễ hội để bán hàng. Ông treo một cục đường dẻo vào một cái móc quay và kéo ra những cuộn vàng, xanh, đỏ như một cô thợ đang kéo sợi từ cái xa quay.
- Có chuyện gì thế? Bà Hầu tước hỏi.
Ông ta lại rót đầy cốc rượu vào đưa cho Palica.
- Bà sẽ thấy, nhưng bà phải thật bình tĩnh.
Cũng như lần trước, con lừa uống hết nửa cốc, giữa những tiếng cười và tiếng la, hét của đam người đang nhìn nó.
- Tôi nghe nói lừa thích uống rượu, nhưng tôi không tin.
- Con này là một bợm nghiền! Người khác thêm vào.
- Ông phải mua nó để nó làm ban với ông! Bà Hầu tước nói với Hạt Muối.
- Để cho đủ thôi mà!
Hạt Muối không mua Palica. Ông bàn với Perin ngày thứ tư sẽ dẫn nó ra Chợ Ngựa. Điều đó làm cho Perin nhẹ nhõm trong người. Trước đó, em không thể nào tưởng tượng nổi em làm cách nào để tìm ra cái Chợ Ngựa giữa Paris. Em cũng không biết làm cách nào để bán con lừa, tranh cái già bán và nhận tiền mà không bị lừa đảo. Đã nhiều lần, em nghe kể những chuyện về tụi trộm cắp ở Paris nên em cảm thấy bất lực, không thể chống cự, nếu không may gặp chúng.
Sáng thứ tư, Perin bận rộn sửa soạn cho Palica. Đây là một dịp để em vuốt ve, hôn hít nó. Nhưng than ôi! Buồn làm sao! Em sẽ chẳng gặp lại nó! Rồi nó sẽ vào tay ai, chú bạn tội nghiệp này? Nghĩ đến điều ấy, em lại tưởng như nhìn thấy những con lừa khốn khổ mà em đã gặp trên mấy con đường lớn ở khắp nơi. Trên quả đất này, có lẽ lừa sinh ra là để chịu đau khổ! Thật ra, từ dạo Palica về với gia đình em, nó cũng có những nỗi cực nhọc, thiếu thốn, nắng dãi mưa dầu, tuyết rơi, băng giá. Nhưng ít ra, nó chưa bao giờ bị đánh đập. Chắc nó cũng cảm thấy nó đã chia sẻ số phận cực khổ của gia đình cô chủ như một người bạn. Còn bây giờ? Perin chỉ biết run sợ tự hỏi những người chủ mới của nó sẽ như thế nào? Em đã gặp nhiều người chủ, rất nhiều người ác, mà không biết mình độc ác!
Palica lộ vẻ ngạc nhiên, khi thấy người ta không thắng vào cỗ xe mà lấy dây tròng vào cổ nó. Còn ngạc nhiên hơn nữa, khi Hạt Muối không muốn đi bộ từ Xaron đến Chợ Ngựa, đã để một cái ghế trên lưng nó và leo lên ngồi, vì Perin dắt nó, chuyện trò với nó, nên nó không chống cự. Với lại Hạt Muối chẳng phải là bạn của nó sao? Họ đi như thế, Perin dắt Palica. Con lừa đi rất nghiêm trang qua các con đường ít xe cộ và người qua lại. Họ đến một cái cầu rất rộng rồi đến một khu vườn. Bây giờ xe cộ, tàu điện qua lại nhộn nhịp. Dắt con lừa đi giữa đường Perin phải hết sức chú ý.
Cuối cùng, họ leo lên một cái dốc, không đứng lắm, và đến trước một cửa song sắt lớn! Ở phía trong cửa sắt, có một khoảng đất rộng mà người ta đã ngăn ra nhiều chuồng để nhốt ngựa. lúc ấy, Hạt Muối nhảy xuống đất.
Trong khi ấy, Palica đã có đủ thời gian nhìn chung quanh nó, cho nên khi Perin muốn dắt nó vào phía trong cửa sắt, nó không chịu đi. Hay là nó đã đoán được đây là cái Chợ Ngựa, người ta bán ngựa, bán lừa. Hoặc là nó sợ? Mặc dù Perin đã lấy giọng âu yếm, rồi mệnh lệnh nói với nó, nó vẫn đứng yên. Hạt Muối đẩy phía sau thì nó đi tới, nhưng Palica không đoán được bàn tay ai đã sỗ sàng để trên mông nó. Nó bèn vừa đá hậu, vừa thụt lùi và kéo Perin theo luôn. Một vài người to mò dừng lại vây quanh họ. Ở hàng đầu, như thường lệ, là những người bán báo và ván bánh kẹo. Người nào cũng góp ý về cách đưa con vật qua cửa. có kẻ nói:
- Đây là một con lừa gây nhiều lý thú cho thằng ngốc nào mua nó.
Lời nhận xét nguy hiểm ấy có thể gây khó khăn cho chủ bán lừa nên Hạt Muối vội phân bua:
- Nó tinh lắm! nó đoán người ta đem bán nó. Nó bày những trò ấy để khỏi xa những người chủ nó.
- Ông có chắc thế không? Hạt Muối?
- Ông không nhận ra La Cucơri sao?
- Ừ nhỉ!
- Con lừa này là của ông?
- Không, của cô bé.
- Ông biết cô ta?
- Chúng tôi đã uống chung một cốc rượu đấy nhé! Nếu bà cần một con lừa tốt, tôi xin giới thiệu nó với bà.
- Tôi cần, nhưng cũng chẳng cần…
- Thế thì chúng ta đi nhậu đã! Cóc cần phải trả tiền vào cửa làm gì!
- Hơn nữa, hình như nó cũng không chịu vào!
- Tôi đã nói với bà là nó láu cá lắm!
- Nếu tôi mua nó, không phải để nó làm những trò láu cá ấy, cũng chẳng phải để nó uống rượu, mà để nó làm việc.
- Nó dai sức lắm! nó đi từ Hy Lạp đến đây không nghỉ.
- Từ Hy Lạp.
Hạt Muối ra hiệu cho Perin đang đi theo. Em chỉ được nghe vài tiếng trong câu chuyện của hai người. Bây giờ palica ngoan ngoãn đi theo cô chủ, không cần kéo dây tròng vì không phải vào chợ.
Sau khi đi vào một con đường nhỏ. Hạt Muối là La Rucơri dừng lại trước một quán rượu. Người ta mang chai rượu, hai cái cốc đặt trên bàn, bên lề đường. Trong lúc đó, Perin đứng trước mặt họ, ở ngoài đường, tay vẫn giữ cái dây buộc con lừa.
- Rồi bà xem nó có tinh không chứ!
Hạt Muối nói và đưa cốc rượu cho con lừa.
Ngay tức khắc, Palica vươn dài cái cổ, đưa môi hít ngay nửa cốc rượu, trong lúc Perin không dám ngăn lại. Hạt Muối thắng lợi, nói:
- Thấy chưa?
Nhưng La Rucơri không chia sẻ nỗi vui của ông ta.
Tôi không cần nó để uống rượu! Tôi cần nó để kéo chiếc xe chở những tấm da thỏ của tôi!
- Tôi đã nói với bà rồi mà! Con lừa này kéo một cỗ xe từ Hy Lạp đến!
- A, đó lại là chuyện khác!
Việc kiểm tra Palica được làm cẩn thận và tỷ mỉ. Sau đó La Rucơri hỏi Perin định giá bao nhiêu. Em nói là một trăm phờ răng, cái giá mà em đã bàn với Hạt Muối. Nhưng bà ta hét toáng lên: “Một trăm phờ răng, một con lừa bán không có bảo đảm! Cô coi thường thiên hạ quá!”. Thế rồi con Palica khốn khổ lại phải chịu một cuộc kiểm tra, để người ta chê bai đủ thứ, từ cái mũi đến cái móng. “Hai mươi phờ răng”. Nó chỉ đáng thế thôi! Thế là được giá lắm rồi.
- Được thôi! Hạt Muối sau một cuộc tranh cải nói. Chúng tôi sẽ dắt nó vào chợ!
Perin thở phào. Ý nghĩ chỉ nhận được hai mươi phờ răng đã làm em chết điếng! Trong hoàn cảnh hiện nay, thì hai mươi phờ răng cũng chưa đủ để mua sắm những thứ cần thiết nhất!
- Để xem lần này nó có chịu vào không! La Rucơri nói.
Con lừa ngoan ngoãn đi theo cô chủ đến cổng Chợ Ngựa. Đến đó, nó đứng ỳ. Perin phải năn nỉ, vừa nói vừa kéo nó nhưng nó nằm ngay ra giữa đường.
Palica, tao van mày! – Perin tức tối, kêu lên. Nhưng con lừa giả vờ chết, không nghe gì hết!
Người ta vây quanh và bông đùa. Có kẻ nói:
- Hãy lấy lửa đốt đuôi nó!
- Bán nó kể cũng gay đấy. Có người hưởng ứng.
- Cứ nện mạnh vào là xong thôi!
Hạt Muối nổi khùng, Perin thất vọng.
Các người thấy đấy, nó không chịu vào! La Rucơri nói. Thấy nó tinh khôn, chắc là nó tốt, tôi trả ba mươi phờ răng vậy, nào nhanh lên! Nhận tiền đi. Nếu không bằng lòng thì tôi mua con khác.
Hạt Muối đưa mắt hỏi Perin, đồng thời cũng ra hiệu, bảo cô bé nên bằng lòng. Như bi tê liệt vì thất vọng, em không thể quyết định. Vừa lúc ấy, để cho con đường được thông suốt, một cảnh sát đến, nói cộc cằn:
- Đi lên, hoặc lùi lại đi chứ? Không được đứng ở đây.
Perin không thể tiến lên vì Palica không muốn đi. Vậy thì phải lùi lại. Khi con lừa hiểu chủ nó không bắt nó phải vào chợ, nó đứng lên ngoan ngoãn theo cô bé, vẫy tai một cách thoải mái.
La Rucơri giao số tiền ba mươi phờ răng cho Perin bằng những đồng năm phở răng và nói:
- Bây giờ, phải đưa cái ông này về nhà giúp tôi! Tôi vừa mới quen, có thể ông ta chẳng chịu theo tôi về đường Lầu Răngchiê. Cũng gần đây thôi!
Con đường ấy đối với Hạt Muối là quá xa, nên ông không đồng ý, ông nói với Perin:
- Cháu đi theo bà đi! Đừng buồn, cháu ạ! Bà ta là người tốt. Con lừa của cháu sẽ không khổ đâu.
- Cháu làm sao trở về Xaron được? Perin hỏi. Lần đầu tiên em thấy Paris rộng mênh mông và sợ bị lạc!
- Rất dễ thôi! Cháu cứ đi dọc theo các thành luỹ.
Giờ phút chia tay đã đến! Sau khi buộc con lừa vào chuồng. Perin không cầm được nước mắt, nên đã làm ướt cả đầu nó trong khi hôn nó. La Rucơri nói:
- Nó ở đây không khổ cực đâu! Bà hứa với cháu điều ấy!
- Chúng cháu thương nhau lắm, bà ơi!
(Firefox 8.0.1)
_______________
Facebook của Hưng
Rồi đây, hai mẹ con em sẽ xoay xở thế nào với ba mươi phờrăng, trong khi dự chi đến một trăm phờrăng.
Bà mẹ quyết định:
- Phải đi thôi! Phải đi ngay tức khắc đến Marôcua.
- Mẹ đã khỏe chưa?
- Mẹ phải cố gắng chứ! Chúng ta đã chờ đợi quá lâu vì hy vọng mẹ sẽ bình phục: nhưng sự bình phục ấy sẽ không đến ở nơi này đâu! Trong lúc ấy thì túi tiền của chúng ta đã cạn cũng như số tiền bán con Palica tội nghiệp rồi sẽ mòn dần. Mẹ cũng muốn chúng ta không đến đó trong tình trạng nghèo khổ này. Nhưng biết đâu cái nghèo khổ càng thảm hại càng làm cho người ta thương cảm. Cần phải đi thôi!
- Ngay hôm nay sao?
- Hôm nay thì muộn rồi! Chúng ta sẽ đến đó trong đêm tối thì biết về đâu kia chứ? Sáng mai vậy! Chiều nay, con đi hỏi giờ tàu chạy tuyến đường sắt khu Bắc và giá vé đi đến ga Pichkynhi.
Perin bối rối hỏi Hạt Muối. Ông ta bảo em phải tìm trong đống giấy chắc sẽ thấy bản hướng dẫn của đướng sắt. Theo giấy hướng dẫn, buổi sáng có hai chuyến: lúc sáu giờ và mười giờ. Giá vé hạng ba đến ga Pichkynhi là chín phờrăng hai lăm, một chỗ ngồi.
- Chúng ta sẽ đi chuyến mười giờ, - Bà mẹ nói – Chúng ta thuê xe ngựa. Mẹ không thể đi bộ đến ga được vì quá xa! Mẹ chỉ đủ sức đi đến bến xe ngựa.
Thế nhưng bà không đi đến đó được!
Lúc chín giờ, bà muốn tựa vào con gái đi đón xe vì Perin đã đi gọi và xe sắp đến. Từ buồng mẹ con bà ra đường cái không phải là xa nhưng tim bà yếu quá! Nếu Perin không đỡ kịp, thì bà đã ngã rồi!
- Rồi mẹ sẽ khỏi thôi! – Bà nói thầm thì – Con đừng lo! Rồi sẽ tốt thôi!
Tuy nhiên, thật chẳng tốt tí nào! Bà Hầu tước trông thấy hai mẹ con ra đi như thế, đã mang đến một cái ghế. Một cố gắng tuyệt vọng đã nâng đỡ bà mẹ của Perin cho tới đây. Bởi thế, khi bà ngồi xuống ghế thì bị choáng! Bà ngạt thở, không nói được nữa!
- Phải để mẹ cháu nằm dài, bà Hầu tước nói, phải xoa bóp cho mẹ cháu! Không hề gì đâu, cháu đừng sợ! Cháu đi gọi Bố Cá Chép. Có hai người, bác sẽ đưa mẹ cháu về buồng! Mẹ con cháu không thể ra đi… ngay bây giờ được.
Bà Hầu tước là một phụ nữ giàu kinh nghiệm. Khi người bệnh nằm dài, tim lại đập, hơi thở trở lại bình thường. Một lát sau, bà mẹ Perin muốn ngồi dậy, vì thế bà lại ngất.
Bà thấy đó, bà phải nằm yên! – Bà Hầu tước nói như ra lệnh. Ngày mai, bà sẽ lên đường! Bây giờ, bà dùng một tách nước hầm. Tôi sẽ hỏi xin Bố Cá Chép cho bà.
Không đợi trả lời, bà vào buồng ông láng giếng ngồi làm việc và nói:
- Ông cho tôi xin một tách nước hầm cho người bệnh!
Một nụ cười thay câu trả lời của Bố Cá Chép. Ngay tức khắc, ông ta mở vung cái nồi đất đang sôi trên bếp. Mùi thơm của nồi hầm tỏa ra trong gian buồng.
Ông ta tự hào và sung sướng, trợ mắt, phồng mũi nhìn bà Hầu tước.
- Ừ, mi hầm ngon quá! Bà Hầu tước nói. Nếu bát nước hầm này cứu được người phụ nữ khốn khổ thì bà ta sẽ được cứu sống! Nhưng bà Hầu tước hạ thấp giọng, ông biết đấy, bà ấy mệt nặng, chắc không thể sống được!
Bố Cá Chép đưa tay ra. Với động tác ấy, ông muốn nói: “Chúng ta còn biết làm thế nào được chứ?”.
Họ làm gì ư? Thì mỗi người một cách, họ cũng đã làm nhưng tai họa là một việc thường xảy ra với những người nghèo khổ, làm cho họ không còn thấy ngạc nhiên và cũng không phản ứng nữa! Ở trên đời này, ai trách được tai họa kia chứ? Bạn hôm nay, tôi ngày mai, thế thôi! Bố Cá Chép đã múc bát nước hầm cho bà Hầu tước. Bà cẩn thận mang về, không để rơi vãi một giọt. Bà quỳ gần bên nệm, nói với người bệnh.
- Bà húp một miếng! Đừng cử động, hãy há miệng!
Rất cẩn thận bà đổ một thìa nước hầm vào trong miệng người bệnh. Người bệnh không nuốt được, lại nôn ra và một cơn choáng kéo dài hơn lần trước, lại đến! Đúng thế, nước hầm không hợp với người bệnh! Bà Hầu tước nhận thấy vậy. Để khỏi lãng phí, bà bắt Perin uống bát nước hầm.
- Cháu cần phải có sức! Phải cố gắng! Cháu ạ!
Với bà Hầu tước bát nước hầm là phương thuốc chữa bách bệnh. Bây giờ, bà không còn thấy hiệu nghiệm nữa thì bà cũng bó tay! Bà không còn nghĩ được cách gì hay hơn là đi gọi ông thầy thuốc. Có thể ông ấy sẽ làm được việc gì chăng! Tuy ông thầy thuốc vẫn kê đơn, nhưng khi ra về, ông đã nói thẳng với bà Hầu tước rằng ông không thể cứu được người bệnh:
- Đây là một phụ nữ kiệt sức vì đau khổ, đói rét, phiền muộn và mệt nhọc. Nếu đi tàu, bà ấy sẽ chết trên tàu. Bây giờ chỉ còn tính giờ thôi! Có lẽ một cơn choáng sẽ đón bà ấy đi!
Tuy thầy thuốc nói chỉ tình giờ nhưng không phải thế! Sự sống với tuổi già dễ tắt ngấm thì sức chịu đựng của tuổi trẻ dai hơn! Người bệnh không nuốt được cả nước hầm lẫn thuốc men, tuy tình trạng sức khỏe không khá hơn, cũng chẳng xấu đi! Bà ta nằm dài, vẫn thoi thóp trên nệm, không cử động, gần như không thở, trong trạng thái nửa tỉnh nửa mê.
Vì thế, Perin vẫn hy vọng. Ý nghĩ về cái chết ám ảnh những người lớn tuổi. Họ gặp cái chế ở khắp nơi, rất gần tuy nó đang còn ở xa. Tuổi trẻ thì không thể chịu nổi, từ chối không muốn nhìn nó, dù lúc ấy, nó đe dọa ngay trước mắt! Tại sao mẹ không lành bệnh? Tại sao mẹ phải chết? Đến năm sáu chục tuổi người ta mới chết mà mẹ chưa đến ba mươi! Mẹ làm gì nên tội mà phải chết yểu kia chứa? Mẹ là người phụ nữ dịu hiền nhất, người mẹ rất mực thương con, suốt đời tốt với chồng, con và mọi người!
Không thể như thế được. Trái lại, mẹ sẽ lành bệnh! Perin tìm ra được những lý lẽ tốt nhất để chứng minh. Ngay trong trạng thái nửa tỉnh, nửa mê của bà mẹ, em cũng cho đó là cách nghỉ ngơi rất tự nhiên sau những ngày mệt nhọc và thiếu thốn. Mặc dù vậy, khi quá xốn xang vì lo ngại, em vẫn hỏi ý kiến bà Hầu tước. Bà này trấn an em, vì bà cũng đang hy vọng:
- Mẹ cháu không thể chết được. Bà đã thoát được cơn choáng đầu tiên rồi mà!
- Có đúng thế không ạ?
- Hạt Muối và Bố Cá Chép cũng nghĩ như vậy!
Bây giờ, được người ta động viên và cũng tự trấn an mình nên Perin có thể yên tâm về tình trạng bà mẹ. Nỗi lo lắng lớn nhất của em là tự hỏi số tiền ba mươi phờrăng của La Rucơri đến hôm nào thì hết? Những chi tiêu của mẹ con em, dù cố dè xẻn mấy đi nữa, vẫn khi thì khoản này, khi thì khoản nọ và còn những chi tiêu bất thường nữa, cứ làm mòn nhanh chóng số tiền kia! “Tiền vào nhà khó, như gió vào nhà trống” bay đi rất nhanh! Khi tiêu hết đồng xu cuối cùng, thì hai mẹ con em sẽ đi đâu? Tìm đâu ra chút ít tiền vì mẹ con em có còn gì nữa đâu! Thật vậy, chẳng còn chút gì, ngoài mấy cái quần rách tơi tả. Làm sao hai mẹ con em đến Marôcua được chứ?
Một buổi chiều, Perin đang ở trong trạng thái lo ngại, bàng hoàng thì cảm thấy bàn tay bà mẹ mà em đang nắm bổng siết chặt tay em.
- Mẹ cần gì? Trở về với thực tại, em vội vàng hỏi.
- Nói chuyện với con! Vì đã đến lúc mẹ phải trối trăn rồi!
- Ối! Mẹ ơi!
- Đừng ngắt lời mẹ, con thân yêu, hãy cố gắng đừng xúc động quá mạnh, cũng như mẹ, không để cho nỗi thất vọng lấn át. Mẹ cũng muốn làm cho con đừng lo sợ, vì thế hôm nay, mẹ vẫn im lặng. Mẹ không muốn con đau khổ, nhưng mẹ phải nói, dầu là chuyện ấy rất đau lòng cho hai mẹ con ta! Mẹ sẽ là một bà mẹ tồi, yếu đuối và hèn nhát. Ít nhất là dại dột nếu còn chần chừ! Bà mẹ nghỉ một lát, vừa để thở vừa để cho những ý nghĩ chập chờn được sáng tỏ:
- Chúng ta phải xa nhau!
Perin nức nở, vì không thể chịu đựng nổi nữa!
- Ừ, thật là dễ sợ, con thân yêu, tuy nhiên mẹ tự hỏi có phải như thế là tốt cho con không? Con sẽ được giới thiệu là một cô bé mồ côi chứ không phải có một bà mẹ mà người ta xua đuổi! Dẫu sao trời đã muốn thế, con sẽ ở lại một mình trên đời. Trong vài phút nữa, hoặc là ngày mai…
Sự xúc động ngắt lời bà mẹ. Một lát sau, bà lại nói:
- Khi mẹ không còn nữa, có những thủ tục phải làm. Con hãy lấy trong túi áo mẹ tờ giấy bọc trong hai lớp lụa và con đưa cho những ai hỏi con: Đó là giấy hôn thú trong đó có tên mẹ và tên cha con! Con xin người ta trả lại cho con vì nó rất cần thiết để sau này xác nhận việc khai sinh của con. Con phải giữ thật cẩn thận. Tuy nhiên, con cũng có thể làm mất, con phải học thuộc lòng, để đừng bao giờ quên! Cái ngày mà con đưa trình tờ giấy ấy, con xin một bản sao. Con nghe rõ mẹ nói chứ? Con có nhớ hết những gì mẹ nói với con không?
- Thưa mẹ, có ạ.
- Con sẽ khổ, bị tê liệt, nhưng đừng nản lòng! Khi con chẳng còn gì để làm ở Paris, ở đây con sẽ trơ trọi, cô đơn! Con phải đến Marôcua! Nếu có đủ tiền để mua vé, con đi xe lửa. Nếu không có đủ tiền thì con đi bộ. Thà con nằm ngủ bên vệ đường, nhịn đói, còn hơn là ở lại Paris. Con hứa với mẹ chứ?
- Con xin hứa!
- Tuy hoàn cảnh của chúng ta thật là khủng khiếp, nhưng đối với mẹ thật là nhẹ nhõm khi nghĩ mọi việc rồi sẽ xảy ra như thế!
Thế nhưng sự “nhẹ nhõm” ấy không đủ mạnh để lướt một cơn choáng mới! Trong một thời gian khá lâu, bà mẹ không thở, không nói, không cử động. Perin cúi xuống người mẹ, run rẩy lo lắng, luống cuống vì thất vọng.
- Mẹ ơi! Mẹ ơi!
Tiếng gọi ấy làm bà mẹ hồi tỉnh:
- Hồi nãy, bà thì thầm, đứt quãng – Mẹ còn phải dặn con vài điều nữa! Mẹ phải làm việc ấy, nhưng mẹ không nhớ đã nói gì với con rồi! Con đợi một lát nhé!
Một lát sau, bà lại nói:
- Thế này nhé, ừ thế đấy… Con đến Marôcua. Đừng vội vàng, con không có quyền đòi hỏi gì hết! Con sẽ nhận được cái gì do tự con, tự ở con mà thôi! Con phải tốt bụng, làm sao cho người ta yêu con… Người ta không thể nào ghét con gái của mẹ! Thế là chấm dứt hoạn nạn.
Bà mẹ chắp tay lại và cái nhìn của bà có vẻ xuất thần.
- Mẹ thấy con… ư, thấy con sung sướng! Mẹ ước ao được chết với ý nghĩ ấy và hy vọng hình ảnh của mẹ sống mãi trong trái tim con!
Bà thành khẩn nói những lời ấy như lời cầu nguyện. Rồi kiệt sức, vì đã cố gắng, bà lại rơi mình xuống tấm nệm, bất động. Nhưng bà không ngất vì còn thở thoi thóp.
Perin đợi một lát, thấy mẹ vẫn ở trong trạng thái ấy, em rời khỏi buồng. vừa đến khoảng đất rào kín, em khóc nức nở và gieo mình trên cỏ. Hình như quả tim, cái đầu, đôi chân em đều bị tê liệt vì đã tự kiềm chế quá lâu! Trong vài phút, Perin đứng đó, kiệt quệ, nghẹn ngào! Mặc dù ở trạng thái vô tri vô giác, em vẫn ý thức được rằng em không nên để mẹ nằm một mình. Perin đứng dậy, cố gắng trấn tĩnh một chút, ít nhất là ngoài mặt. Em giữ cho nước mắt khỏi tuôn trào và nén những cơn nấc tuyệt vọng. Bóng tối trùm lên khu bãi. Perin đi mà chẳng biết em đi đâu, thẳng tiến về phía trước, hay cứ loanh quanh một chỗ! Em cố giữ mình để đừng khóc to nhưng lại càng nức nở! Perin đi ngang chiếc xe goòng, có lẽ lần này là lần thứ mười. Bác bán kẹo kéo vẫn theo dõi em từ trước, ra khỏi nhà, tay cầm hai cái kẹo, đến gần và nói với giọng thông cảm.
- Cháu có chuyện buồn.
- Ối, bác ơi!
- Cháu cầm lấy! Ông ta đưa hai cái kẹo cho Perin. Những của ngọt này rất tốt khi người ta có chuyện buồn phiền.
(Firefox 8.0.1)
_______________
Facebook của Hưng
Trả lời nhanh