Nhà em có nuôi một ông nội, ông suốt ngày chẳng làm gì cả chỉ trùm chăn ngủ, đến bữa ăn ông ló đầu ra hỏi: 'Cơm chín chưa bây?'.
***
Đề: Tả buổi đi chơi mà em tham gia
Chủ nhật vừa qua, cả nhà em được tổ chức đi Vũng Tàu. Mọi người dậy từ rất sớm để tập hợp lên xe.
Đi được một quãng đường, mọi người trên xe đều ngủ chỉ trừ bác tài là còn thức vì bác đã uống thuốc chống ngủ.
***
Đề: Tả 1 buổi học
Tùng tùng tùng, tiếng trống vang lên báo hiệu đã đến giờ vào lớp. Không còn cảnh nô nghịch, chạy nhảy nhốn nháo nữa.
Các bạn, ai ai vào vị trí của người đó. Sách vở để ngay ngắn trên bàn.
Cô giáo bước vào lớp, học sinh đứng dậy chào cô. Cô mặc chiếc áo dài hoa rất đẹp. Tóc cô thẳng mượt thả đến ngang lưng.
Cô đặt chiếc cặp đen lên bàn và cất tiếng dịu dàng: 'Hôm nay có ai đóng tiền không?'.
**
Bài làm của 1 học sinh lớp 3 có đoạn viết:
Cô giáo lớp một của em rất đáng yêu.
Người cô cao khoảng 1m, mắt đen như lọ nồi, tóc cô dài ngang ngực. Cô em hiền như cô Tấm và rất thương lớp em.
Chỉ duy nhất một lần cô tát bạn Tú một bạt tai chảy cả máu mồm. Lý do là vì trong khi các thầy cô khác đến dự giờ, bạn ấy giơ tay mách cô rằng:
'Thưa cô, bạn Dũng bị rách quần hở cả cái ấy ra ạ....'
**
Ðề bài: Em hãy phân tích nghệ thuật tả người của Nguyễn Du trong tác phẩm Truyện Kiều.
Ảnh minh họa
Bài làm của một học sinh lớp 9 ở tỉnh Bình Dương có đoạn viết như sau: Nguyễn Du có thể nói là sư phụ trong việc sử dụng nghệ thuật biến hóa.
Ông tả Từ Hải thiệt 'ngầu', 'vai năm tấc', 'thân mười thước' y như ông Thần Ðèn (chứ ngoài đời làm sao có thiệt).
Ông tả chỗ này còn độc đáo hơn: 'Râu hùm, hàm én, mày ngài'. Trên một nhân vật có tới ba đại diện loài vật là hổ - chim - bướm. Thật tài quá xá!
Lời phê của giáo viên: Dùng từ ngữ cẩu thả; phân tích bậy bạ; tưởng tượng loạn xạ; thiệt cũng 'tài quá xá'! 1 điểm.
*
Đề thi: Em hãy cho biết ý nghĩa câu thơ 'Bàn tay ta làm nên tất cả, có sức người sỏi đá cũng thành cơm'.
Bài làm của một học sinh lớp 8 có đoạn viết:
Vì sỏi đá thì khó có thể biến thành cơm được trừ khi các nhà khoa học Việt Nam đã chế tạo ra một chất hóa học nào mà có thể biến được sỏi và đá thành thực phẩm.
Còn nếu đi sâu vào ý nghĩa, chúng ta phải thấy đây không phải là những sỏi đá bình thường mà theo em nghĩ thì tác giả muốn đề cập tới các mỏ đá quý của đất nước ta.
Vì chỉ có đào mỏ lấy đá quý thì mới có giá trị và có thể bán để mua cơm ăn mà thôi.
Và chẳng những đào được đá quý có cơm ăn mà còn dư tiền mua mấy trăm gram thịt, xào lên làm món mặn và có một tô canh nóng hổi nữa.