Bên cạnh những vị phụ huynh sẵn sàng mở rộng cửa với việc chơi game của con cái thì vẫn còn rất rất nhiều người vẫn giữ mãi những định kiến về trò chơi điện tử.
Trong xã hội ngày nay, mặc dù công nghệ thông tin đã phát triển mạnh và thế giới game cũng đã phổ cập hơn tới tất cả mọi lứa tuổi, tuy nhiên bên cạnh những vị phụ huynh sẵn sàng mở rộng cửa với thế giới ảo (trong những khuôn khổ nhất định) thì vẫn còn rất rất nhiều người vẫn giữ mãi những định kiến về trò chơi điện tử. Hầu hết những ông bố bà mẹ đều có cái nhìn rất tiêu cực về game, và sau đây là 5 tác hại tưởng tượng phổ biến nhất:
Chơi game không tốt cho mắt
Tất cả mọi người thuộc thế hệ 8x đều “thấm thía” câu nói này của cha mẹ. Điều này khá chính xác vào thời điểm những chiếc máy tính hay console đều sử dụng chiếc màn hình CRT to đùng với tần số quét thấp cùng những tia electron có hại. Tuy nhiên vào thời điểm hiện tại khi loại màn hình LCD lên ngôi, đèn nền LED trắng sáng thì tác hại đã giảm xuống thấp hơn nhiều.
Ngoài ra thì trò chơi điện tử thường bị đem ra để đổ lỗi cho việc giới học sinh – sinh viên ngày nay rất nhiều người bị mắc các tật khúc xạ, chủ yếu là cận thị. Thực tế thì chính những phòng học kém chất lượng với độ sáng thấp, lượng bài vở khổng lồ và các loại sách chữ nhỏ li ti khiến mắt phải tập trung cao độ trong thời gian dài trong bóng tối ở khoảng cách gần mới chính là lý do “giúp” cho chúng ta phải đeo kính thường xuyên.
Trở thành tội phạm vì game
Những người làm cha làm mẹ luôn tỏ ra lo lắng thái quá với lý thuyết: “Nếu như bạn hạ gục quái vật trong thế giới ảo, bạn sẽ làm điều tương tự trong thế giới thực”. Các vị phụ huynh hết sức quan ngại trước tương lai tăm tối của con cái nếu chẳng may “cuống tính” của chúng bộc phát và bị bắt ngồi bóc lịch suốt thời thanh xuân.
Tuy nhiên trên thực tế thì chỉ có những người có vấn đề về “thần kinh” mới biến cuộc sống thực thành cuộc sống ảo và chém giết bừa phứa như vậy, nếu không thì chắc chắn nền công nghiệp game sẽ chẳng tồn tại, bởi game thủđều đã ở trong tù. Bên cạnh đó thì việc được giải tỏa những nổi ức chế trong lòng qua game vẫn an toàn hơn rất nhiều lần trong đời thực. Vì vậy, nỗi niềm lo lắng này thực sự là quá xa vời…
Cũng cần phải nói lại rằng hầu hết game thủ Việt đều là tội phạm… vì sử dụng rất nhiều phần mềm crack chứ không có bản quyền. (Tui chơi lmht , có muốn giết cũng ko biết kiếm creep với quái rừng ở đâu mà giết nữa )
Game thủ sẽ bị bệnh “bức xạ”(vãi cả bức xạ=)) )
Thực tế thì đây là vấn đề của việc ngồi máy tính lâu nói chung sẽ sinh bệnh, chứ không phải chỉ riêng chơi game. Hiện nay rất nhiều người tin rằng những chiếc PC có thể phát ra các tần số có hại tới cơ thể con người, thậm chí có người còn đổ lỗi cho những chiếc máy vô tri vô giác này chính là nguyên nhân gián tiếp khiến tỷ lệ người bị ung thư tăng lên nhanh chóng hay một số bệnh tật khác như mắt vàng, ốm yếu…
Sự thực thì, nếu như máy tính có các tia điện từ hay tần số có hại, thì phần đông các game thủ chuyên nghiệp và cả dân văn phòng – những người phải tiếp xúc với máy tính hàng ngày trong nhiều năm trời đã sớm… tử vì nghiệp hoặc đột biến thành X-Man cũng nên…=))
Game thủ sẽ FA trọn đời, không bao giờ cưới xin
Tất cả mọi vị phụ huynh đều muốn con cái của mình trưởng thành, có người yêu, cưới xin và mang cháu về cho họ bế. Tuy nhiên với các game thủ thì điều này có vẻ… khó. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới điều này, phần lớn là do họ quá yêu thế giới ảo và không muốn (và không có thời gian) quan tâm tới thế giới thật nữa, vì thế việc có người yêu quả thật quá khó khăn.
Ngoài ra thì thực tế cũng không có cô gái hay chàng trai nào thích người yêu chỉ cắm mặt vào chiếc máy tính và chẳng quan tâm gì tới mình, thậm chí còn sẵn sàng xua đuổi khi họ đang “ngập tràn hạnh phúc” với những trận chiến ảo. Vì vậy phụ huynh sẽ ngày càng lo lắng nếu như bạn chỉ biết cắm mặt vào máy tính để chơi game mà chẳng mang về bạn trai hoặc bạn gái để ra mắt…
Mặc dù lý do này nghe có vẻ “đúng” nhưng thực chất thì những game thủ FA chỉ đang tìm cho mình một người phù hợp mà thôi, ngay cả những game thủ chuyên nghiệp chơi điện tử cả ngày vẫn có vợ, chẳng có lý do gì để hàng loạt những thanh niên tuổi mới lớn chơi game theo phong trào cũng rơi vào tính trạng “ế” vì game cả.
Còn tiếp . . .