Nghiên cứu mới đây đã chỉ ra, dơi ăn côn trùng là nguồn gốc của dịch bệnh Ebola đang hoành hành.
Từ lâu nhiều người cho rằng, dơi ăn quả chính là thủ phạm làm dấy lên dịch Ebola đang hoành hành ở châu Phi, nhưng nghiên cứu mới đây đã chỉ ra, dơi ăn côn trùng mới chính là nguồn gốc của dịch bệnh lớn nhất hiện nay.
Trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Molecular Medicine EMBO, các nhà nghiên cứu cho rằng, có khá nhiều loài dơi có thể trở thành thủ phạm chính của dịch bệnh.
Tuy nhiên sau khi tiến hành khảo sát địa hình tại ngôi làng ở quận Guéckédou, Guinea – nơi cậu bé 2 tuổi đầu tiên nhiễm virus Ebola, các chuyên gia phát hiện một loại dơi không đuôi ăn côn trùng sống trong gốc cây rỗng – loài vật mà cậu bé và những người bạn chơi đùa trước đó.
Đứng đầu nghiên cứu, nhà khoa học Fabian Leendertz thuộc Viện Robert Koch, Berlin (Đức) cho biết, “Trẻ em thường chơi trong chiếc gốc cây rỗng này, không những thế, chúng còn bắt dơi và mang về nhà nướng ăn. Điều này khiến cho nguy cơ lây nhiễm virus từ loài dơi không đuôi này cho người là rất lớn”.
Ông chia sẻ thêm: “Khi chúng tôi đến, các cây chủ yếu đã được đốt cháy và chỉ trơ ra gốc và cành cây rơi. Được biết, dân làng đã đốt cháy chiếc cây này vào ngày 24/3, khi đốt, một “cơn mưa dơi” bắt đầu”.
Các nhà khoa học đã đưa ra giả thuyết rằng dơi ăn quả bị nhiễm bệnh đã lây lan virus sang người vì cư dân ở châu Phi thường săn bắt dơi để ăn. Tuy nhiên, Leendertz và các đồng nghiệp của ông lại cho biết, trong khi dân làng đã Meliandou săn bắt những con dơi ăn quả, không ai trong số
họ bị nhiễm Ebola. Do đó, chúng tôi liên tưởng đến loài dơi ăn côn trùng.
Dơi ăn côn trùng được tìm thấy ở dưới các mái nhà và được cho là đồ chơi của trẻ em – những đứa trẻ thường nướng chúng trên lửa và nếm nó.
Điều này khiến cho các chuyên gia quan ngại bởi loài dơi này rất có thể là nguồn gốc lây nhiễm virus Ebola cho người. Bên cạnh đó, những tập tục sinh sản, di cư, nguồn thức ăn… của loài dơi ăn côn trùng này vẫn còn mới mẻ với các nhà khoa học.
Chỉ khi hiểu được nó, các chuyên gia mới có thể định lượng được mức độ nguy hiểm của loài động vật có khả năng truyền nhiễm bệnh này. Các chuyên gia khuyến cáo rằng, việc cố gắng tiêu diệt hay phá vỡ thói quen sinh hoạt của loài dơi không phải là giải pháp an toàn bởi rất có thể, chúng sẽ mang nguồn bệnh tới nhiều nơi khác.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, cho tới nay đã có khoảng 20.129 người bị nhiễm virus Ebola và hơn 7.879 người đã tử vong trong dịch bệnh này.
Các quốc gia có người nhiễm bệnh và tử vong nhiều nhất là Guinea, Sierra Leone và Liberia.