Trong bản cài đặt PHP luôn đi kèm một công cụ debug để hiển thị các lỗi(error) khi gặp sự cố. Nó cung cấp cho người lập trình tên lỗi và dòng lệnh xảy ra lỗi đó. Tuy nhiên PHP cũng cho phép người lập trình có thế chọn lựa việc thông báo lỗi nào sẽ được hiển thị cũng như thay đổi cách hiển thị lỗi đó ra bên ngoài trình duyệtĐể tắt thông báo lỗi trong php các bạn thêm đoạn code sau vào file php cần tắt hoặc vào file head.php :
- Mã: Chọn tất cả
error_reporting(0);
Hàm error_reporting cho phép người lập trình điều khiển các lỗi nào được phép hiển thị. Thường được thêm vào đầu file php để hiển thị hoặc tắt hiển thị lỗi trên trình duyệt
- Mã: Chọn tất cả
error_reporting(error_level);
Trong đó
error_level là cấp độ lỗi mà chúng ta muốn nó hiển thị. Dưới đây là một vài cấp độ lỗi thường gặp
[table="class: cms_table_grid, width: 900]
Cấp độ lỗi |
Giá trị tương ứng |
Mô tả |
E_ERROR |
1 |
Các lỗi thời gian chạy(runtime error) nghiêm trọng. Đoạn mã buộc phải dừng thực thi. |
E_WARNING |
2 |
Các lỗi cảnh báo, không nghiêm trọng. Đoạn mã vẫn tiếp tục thực thi. |
E_PARSE |
4 |
Các lỗi phân tích trong thời gian biên dịch nghiêm trọng. |
E_NOTICE |
8 |
Các lỗi thông báo không nghiêm trọng. |
E_USER_NOTICE |
1024 |
Các lỗi thông báo không nghiêm trọng do người lập trình tự ấn định. |
E_USER_WARNING |
512 |
Các lỗi cảnh báo không nghiêm trọng do người lập trình tự ấn định. |
E_USER_ERROR |
256 |
Các lỗi thời gian chạy nghiêm trọng do người lập trình tự ấn định. |
E_STRICT |
2048 |
Các thông báo lỗi không nghiêm trọng. |
E_ALL |
8191 |
Hiển thị tất cả các loại lỗi |
[/table]
Các lỗi như
E_NOTICE,
E_WARNING,
E_STRICT có thể được tắt đi, nhưng mình khuyên các bạn nên chủ động sửa các lỗi này vì nếu tối ưu lại chắc chắn code của bạn sẽ hoàn hảo và có thể sẽ tiết kiệm được bộ nhớ trong lúc hoạt động hơn đáng kể. Hi vọng với bài viết này các bạn sẽ có thêm kinh nghiệm lập trình PHP để phục vụ tốt hơn cho công việc của mình.