Kỹ thuật nuôi cá xiêm
cách ép cá xiêm va cách chăm sóc cá con hiệu quả
Cá xiêm là 1 giống cá rất dễ ép đẻ!bạn có thể chọn 1 con đực va 1 con mái khác loại.Nhưng bạn nên nhớ chọn 1 con đực cồ ,,con mái nhỏ hơn con đực 1 chút.Sau do kiếm bể ép,, có thể là 1 cái 1 xô hay 1 cai lu cũng được.
Cách ép cá xiêm
*Cho con đực va cái trong 2 cai lọ, để cự bóng với nhau khoảng 1 tuần là thích hợp nhất.Sau khi cự bóng ,bắt con đực và con mái bỏ vào.
*Kiếm 1 chiếc lá có thể nổi và tạo được 1 khoảng trống bên trong(tức là hơi phồng 1 tí).Bỏ vào bể
*Ban đầu, cá đực sẽ dí cá mái cho tới khi cá đực chịu cá mái thi mới thui.Cá đực sẽ về vị trí chiếc lá để tạo tổ bọt .Sau đó, độ chừng 1 ngày sau, cá đực và cá cái sẽ ở trong tổ bọt.Lúc nay lúc cá đực và cá cái sẽ ép nhau.Trứng rơi xuống, sẽ được cá đực và cá cái lượm mang về tổ bọt.
*Sau khi ép và lượm trứng xong, cá cái sẽ bị cá đực đuổi ra khỏi tổ bọt, cá cái
sẽ nằm ép sát vào 1 góc.Lúc này, ta vớt cá mái ra và để cá đực ở lại nuôi con cho đến khi cá con nở(cho cá cha ăn thường xuyên ,nếu thức ăn là trùn chỉ thì nên cho ăn vừa đủ,nếu còn dư ta nên vớt ra ngay để tránh tinh trạng trùn chỉ quấn lấy trứng bi rơi)
Cách chăm sóc cá con:
*Cá mới đẻ rất nhỏ, hơi khó thấy.Ban đầu, cá con mới nở sẽ chúc đuôi xuống dưới,, lúc này cá cha sẽ đi kiếm những chú cá con bơi ra khỏi tổ bọt để đem chúng về.Chúng ta cho cá cha ăn bình thường, còn cá con sẽ được cá cha nuôi dưỡng 1 cách đặc biệt(ngậm cá con vào miệng để cá con ăn chất bột trong miệng cá cha tiết ra).
*cho cá con ăn trùn chỉ,con mẻ(cách làm thi vô google seach la ra)... hoặc atemia nếu có.Đến ngày thứ 12 thì nên vớt cá cha ra để cá con sống riêng,cho bèo tấm hoặc rong rêu tạo môi trường sống cho cá con.
*Khi cá con to bằng hột lúa hay đầu đũa thì cho vao bể nuôi lớn(cá con phát triển nhanh hơn khi ở trong hồ lớn).Cho cá con ăn lăng quăng hoặc trùn chỉ và cứ nuôi như thế cho đến khi cá con lớn
***gợi ý về cách tạo thức ăn cho ca bột bằng trứng:***
-Luộc 1 quả trứng gà, lấy lòng đỏ.Bỏ 1 ít vào 1 li nước,, bóp cho nhuyễn.Cho cá con ăn mỗi ngày 3 cữ.mỗi cữ 2- 3 giọt.Phần còn lai bỏ vào tủ lạnh để dành xài tiếp.
Cách huấn luyện Cá Xiêm Đá
Bước 1: Các bạn cần chuẩn bị một cái chậu, hủ...(gọi là hủ để xuống cá), mục đích của việc làm này là cho cá nghỉ ngơi, hồi phục sức khỏe. Đường kính hủ, chậu,...tối thiểu 20 hoặc to hơn càng tốt, tùy vào điều kiện từng người. Hủ xuống cá cần đặt nơi thoáng và mát, có một tý ánh nắng mặt trời càng tốt, các bạn có thể bỏ thêm một ít rong, cỏ, bèo, lá bàng...vì cá rất thích.
Lưu ý: Nguồn nước phải giữ luôn luôn tốt, nước sạch, không có mầm bệnh.
Bước 2: Tuyển cá: cá mua, cá tự nuôi từ nhỏ, cá được cho tặng từ những người bạn. Để cá được tốt hơn khi mua về...,bạn cho cá xuống hủ khoảng 5 ngày -> 10 ngày để dưỡng trước khi tập luyện. Trước tiên bạn cho cá vào keo thủy tinh (gọi là lên keo), hủ nhựa,...(tùy điều kiên). Phương pháp huấn luyện này: phải có ít nhất 2 chú cá, đầu tiên là cho 2 chú cá lên keo.
Bước 3: Sau 5 - 10 ngày ra riêng, lúc này lên keo huấn luyện cá. Chế độ tập luyện là cho phùng, kè với các chú cá khác. Một ngày phùng kè khoảng 3 lần, một lần 30' thôi, rùi chặn lại cho nghỉ ( ở đây các bạn có thể thiên biến vạn hóa), tùy vào thời gian rãnh của mỗi người hoặc sáng chế ra cách riêng (^_!_^). Sau 2 - 3 ngày trên keo như thế thì xuống hủ trở lại (mục đích cho cá nghỉ ngơi sau những ngày tập luyện vất vả,...). Sau 3 ngày nghỉ ngơi lấy sức, bạn lại lên keo chú cá (tới đây là được một kỳ hủ mà người ta thường gọi, dân chơi cá đá thường gọi...)
Bước 4: Quá trình bước 3 lặp đi lặp lại 2 - 3 lần là các bạn có thể cho cá ra chiến đấu. Lúc này các bạn có thể chiêm ngưỡng chú cá đá khỏe mạnh do chính tay mình huấn luyện chiến đấu rùi. Chúc các bạn trẻ mới chơi cá ngày càng thành công và phát triển. Sáng tạo ra nhiều điều mới hay hơn và bổ ích
Chú ý:
- Trong quá trình luyện cá, xuống hủ, phải luôn luôn đảm bảo nguồn nước và thức ăn tốt cho cá nha (mỗi ngày cho ăn lăng quăng 1 lần, trùng chỉ, bobo,...(tùy điều kiện), cho ăn no). Trước khi đá nên cho nhịn đói 1 ngày.
- Những lá có thể bỏ vào chung khi nuôi cá: lá bàng, lá chuối khô,....(.....)
Các loài cá xiêm rồng:
Với sự phát triển của cá betta metallic là trung tâm của cơn sốt betta “lấp lánh” (“bling-bling”) trong số những người hâm mộ betta toàn cầu. Màu metallic ảnh hưởng mạnh mẽ đến thú chơi cá betta và là cánh cửa để ngỏ cho nhiều nhà lai tạo phát triển những biến thể màu sắc và sự kết hợp mới. Cùng với betta metallic vốn là một dấu ấn nổi bật trong thú chơi betta, một biến thể mới xuất hiện ngay sau đó. Biến thể với bề ngoài độc đáo được gọi là betta “rồng” (dragon) này có lớp metallic trắng/bạc, dày như áo giáp. “Betta rồng” trở thành niềm mong ước của các nhà lai tạo ở khắp nơi trên thế giới, tạo ra phong trào mà nó được gọi một cách hài hước là “sốt betta rồng”. Nhưng cá betta rồng là gì, nó bắt nguồn từ đâu và có thực sự khác với metallic hay không?
Rồng đỏ
Rồng đen!
* Dòng “armadillo”
- Vào lúc mà trại Interfish làm cả thế giới ngạc nhiên với dòng betta rồng của mình, một dòng cá có tên “armadillo” được lai tạo ở Mỹ bởi Victoria Parnell-Stark.
- Ý tưởng ban đầu bắt nguồn từ quyển sách của Walt Maurus, trong đó ông đưa vào tấm hình của một con betta trông rất độc đáo là kết quả lai xa giữa cá thuần dưỡng với cá hoang dã, chẳng hạn như Betta imbellis. Con cá xinh đẹp này được gọi là “Neon” betta. Quyết định tái tạo con cá khác thường này, Victoria Parnell-Stark đặt hàng nhiều cá betta hoang dã từ Thái Lan bao gồm Betta imbellis cũng như Betta sp. Mahachai. Kết quả như đã nói ở trên, lai Betta sp. Mahachai không chỉ khó mà còn thất thường, và phải sau vài lần thử và thất bại thì việc lai giữa Betta sp. Mahachai với betta xanh lục mới thành công. Tuy nhiên, bầy cá con không mạnh khỏe và khó sinh sản.
Rồng xanh lục
* “Betta rồng” – Di truyền?
- Chúng ta đều biết rằng những con betta metallic đầu tiên được tạo ra vào khoảng năm 2000. Phải mất 5 năm trước khi tiến sĩ Leo Buss đăng tải hàng loạt các bài viết cung cấp thông tin và soi rọi ánh sáng vào cơ chế di truyền của kiểu hình này. Vào thời điểm hiện tại, khoảng thời gian tương tự đã trôi qua kể từ khi con betta “rồng” đầu tiên được lai tạo nhưng không có nhiều thông tin về di truyền của kiểu hình này được công bố và do đó một số câu hỏi chưa có lời giải đáp vẫn còn tồn tại:Gen nào quyết định kiểu hình betta rồng?Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng bề ngoài độc đáo của betta “rồng” tác động lên lớp màu ánh kim. Đến nay, có rất nhiều gen được cho là tác động đến lớp ánh kim, chẳng hạn như các gien màu ánh kim truyền thống như xanh thép (blbl), xanh lục/xanh ngọc (BlBl) và xanh dương (Blbl), gien ánh kim metallic và vàng (copper) (biến thể hoang dã có ít màu ánh kim vàng) và gien lan màu ánh kim (Si) vốn tác động đến mật độ và phân bố của lớp màu ánh kim.
* Rồng xanh có tồn tại không?
- Đặc điểm lớp vảy metallic dày, trắng/bạc trên thân chủ yếu được phát hiện ở cá rồng đỏ, vàng, cam, trắng và đen. Trong trường hợp cá rồng đỏ, vàng và cam, lớp màu này xuất hiện ở cả nền sẫm lẫn nền nhạt. Thú vị thay, đến nay, đặc điểm vảy metallic trắng/bạc chưa xuất hiện ở cá betta ánh kim truyền thống nền sẫm (xanh thép, xanh lục và xanh dương). Hình một con rồng xanh “lý tưởng” như ở dưới minh họa cho ý tưởng này.
Rồng xanh dương
* Rồng xanh lý tưởng
- Ở trường hợp cá betta ánh kim truyền thống nền sẫm, lớp vảy trắng/bạc dường như bị che khuất mặc dù dựa trên quan sát thông thường (bằng mắt) lớp vảy của chúng hoàn toàn khác với cá ánh kim bình thường nhờ dày hơn. Có những báo cáo về rồng đỏ và rồng đen với với tông xanh trên vảy nhưng cho đến nay, chưa có con rồng xanh với lớp vảy ánh kim dày màu trắng/bạc nào xuất hiện.
Rồng vải xanh
* Kết luận
- Mặc dù cá rồng đã xuất hiện trong thế giới cá betta khoảng 5 năm trước đây, dường như các biến thể màu sắc và hoa văn mới vẫn đang được phát triển một cách không có giới hạn. Nhưng vẫn còn nhiều câu hỏi chưa được giải đáp. Cách định nghĩa về cá rồng là vẫn chưa rõ ràng. Để giải đáp chúng thì phải thực hiện nhiều nghiên cứu hơn nữa. Việc khảo sát các tế bào sắc tố ở cấp độ kính hiển vi như từng thực hiện với màu ánh kim vàng trước đây, kết hợp với việc thiết lập một chương trình lai tạo có thể cung cấp nhiều thông tin hơn về gien nào hay biến thể gien nào tạo ra bề ngoài độc đáo của cá betta “rồng”.