THIÊN THẦN VÀ ÁC QUỶ
Tác giả: Dan Brown
Dịch giả: Văn Thị Thanh Bình
chương 49 phần 3
- mô hình mà Galileo biết là hoàn toàn sai lầm. Không còn cách nào khác, ông buộc phải chấp nhận yêu sách của nhà thờ và cho xuất bản một cuốn sách gồm hai phần tương xứng để bàn về cả hai mô hình - một đúng, một sai.
- Chắc cô cũng đã biết, - Langdon nói tiếp, - dù đã làm thế, cuốn sách vẫn bị coi là dị giáo, và Vatican đã cho giam lỏng Galileo tại nhà.
- Làm phúc đôi khi lại phải tội thế đấy.
Langdon mỉm cười.
- Đúng thế. Và Galileo tỏ ra rất ngoan cường.
Trong thời gian bị giam lỏngtại gia, ông vẫn bí mật viết một cuốn sách khác ít được biết đến hơn, cuốn sách mànhiều người vẫn thường nhầm là Dialogo. Cuốn này có tiêu đề là Discorsi(7).
Vittoria gật đầu đống tình:
- Tôi cũng đã nghe nói về cuốn sách đó Luận về Thuỷtriều.
Langdon dừng phắt lại, ngạcnhiên vì cô gái trẻ thế mà đã nghe nói tới cuốn sách được xuất bản bí mật, luận giải về chuyển động của hành tinh và tác động của nó đối với thuỷ triều.
- Này giáo sư, - Vittoria nói, - Anh đang nói chuyện với một nhà nghiên cứu hải dương học người Ý có một người cha rất tôn thờ Galileo đấy.
Langdon cười lớn. Dù sao thìhọ cũng không tìm cuốn Discorsi làm gì. Anh tiếp tục giải thích với cô gái rằng Discorsi không phải là cuốn sách duy nhất mà Galileo đã bí mật viết trong thời gian bị giam lỏng. Các sử gia tin rằng ông còn viết một cuốn nữa tiêu đề là Diagramma.
- Diagramma della Verita, - Langdon nói, - Biểu đồ chânlý.
- Chưa thấy ai nhắc tới cuốn đó bao giờ.
- Chẳng có gì đáng ngạc nhiên. Diagramma là cuốn sách bí mật nhất của Galileo - được cho là chứa đựng những kiến thức khoa học mà ông không được phép công khai trình bày. Giống như những bản thảo trước đó của Galileo, một người bạn của ông đã bí mật đem Diagramma ra khỏi Rome và lặng lẽ xuất bản ở Hà Lan. Nó nhanh chóng trở thành cuốn sách bí mật được yêu thích của giới học giả châu Âu. Sau đó thì Vatican biết tin về cuốn sách, và họ đã tổ chức cả một chiến dịch để thiêu huỷ nó.
Lúc này Vittoria tỏ vẻ hố nghi:
- Và anh cho rằng Diagramma nói đến đầu mối đó à? Segno ấy mà. Thông tin về Con đường ánh sáng ấy mà.
- Diagramma chính là cách để Galileo công bố về nó. Cái này thì tôi tin chắc. - Langdon đến bên vòm kính thứ ba và tiếp tục đọc các tấm biển chú thích. - Các chuyên gia về văn thư lưu trữ vẫn tìm kiếm cuốn sách này suốt bao nhiêu năm nay. Nhưng sau chiến dịch thiêu huỷ của Vatican, cộng thêm chỉ số bảo quản thấp của cuốn sách, thì dường như nó không còn tồn tại trên trái đất này nữa.
- Chỉ số bảo quản nghĩa làgì vậy?
- Độ bền ấy mà. Các nhân viên lưu trữ đánh giá mức độ bền vững của tài liệu bằng thang điểm mười. Diagramma được in trên giấygió làm từ bột cỏ nến. Rất giống loại khăn ăn bằng giấy ngày nay. Tuổi thọ củanó không thể vượt quá một thế kỷ.
- Sao người ta không chọn chất liệu khác bến hơn nhỉ?
- Theo lệnh của Galileo. Đề bảo vệ các đồ đệ của ông ấy. Khi bị bắt quả tang mangtheo tài liệu này, các nhà khoa học chỉ việc quăng nó vào nước để phi tang. Để phá huỷ bằng chứng thì loại giấy đó rất tuyệt, nhưng đểlưu trữ thì không. Nhiều người cho rằng một cuốn Diagramma vẫn còn tồn tại đến sau thế kỷ 18.
- Một à? - Vittoria dường như đầy hi vọng. Cô gái đưamắt nhìn khắp gian sảnh rộng. - Và nó đang ở đây sao?
- Vatican tìm được một bản ở Hà Lan ngay sau khi Galileo qua đời Suốt mấy năm liền tôi đã gửi đơn xin được đọc cuốn sách đó. Tôi biết nội dung của cuốn này mà.
Dường như đã hiểu rõ ý định của Langdon, Vittoria cũng bắt đầu bước dọc theovòm kính kế bên, chăm chú xem các biển chú thích. Tốc độ tìm kiếm bắt đầu tăng lêngấp đôi.
- Cảm ơn cô. - Anh nói - Chúng ta cần tìm một biển chú thích nào đó có nội dunglà Galileo, khoa học, nhà khoa học. Nhìn thấy nó là cônhận ra ngay.
- Được rồi. Nhưng anh vẫn chưa giải thích làm thế nào mà anh đoán được rằng Diagramma có chứa các đầu mối. Chắc nó có liên quan đến con số 503 trong các bức thư của hội Illuminati chứ?
Langdon mỉm cười:
- Đúng vậy. Cũng mất một thời gian, nhưng rồi tôi pháthiện ra rằng 503 thực ra là một mã số rất đơn giản. Rõ ràng là mã số đó dùng để chỉ Diagramma.
Trong thoáng chốc, tâm trí Langdon quay về với thời điểm anh tình cờ phát hiện ra ý nghĩa đó: ngày 16 tháng 8. Cách đây hai năm. Lúc ấy anh đang đứng bên hồ nước, dự đám cưới con trai cửa một người bạn. Tiếng nhạc rộn ràng vang lên khi đám rước dâu vượt qua hồ nước một cách độc đáo: bằng một chiếc bè lớn.
Chiếc bè đó được trang hoàng bằng rất nhiều hoa. Trên thân bè là số hiệu DCII - được sơn bằng chữ số LaMã, đầy vẻ tự hào.
Không hiểu, Langdon hỏi bố của cô dâu:
- Sao lại 602?
- 602 nào?
Langdon chỉ tay vào số hiệu:
- DCII chính là cách viết theo kiểu La Mã của 602.
- Ông ta cười lớn:
- Không phải ký tự La Mã gì đâu. Chỉ là tên của chiếc bè này thôi mà.
- Bè DCII à?
Ông ta gật đầu:
- Viết tắt của Dick và Connie II.
Langdon tự nhận thấy rằng mình quả thật là ngô nghê. Dick và Connie chính là tên của đôi uyên ương trẻ.