1. Nhờ người thân kiểm soát việc sử dụng Facebook của bạn
Bạn hãy tin tưởng và nhờ cậy người thân, ví dụ như cha mẹ hoặc bạn bè, giúp bạn vượt qua “cơn nghiện” này. Hãy nói với họ rằng họ chỉ cho phép bạn truy cập Facebook mỗi ngày một tiếng trong thời gian rảnh rỗi. Sau đó, dù bạn có nói gì đi nữa thì họ cũng tắt máy tính và khiến bạn bận rộn với những hoạt động khác.
2. Tắt Internet
Bạn cần nhận ra rằng trong giờ làm việc, Facebook là một nguyên nhân lớn khiến bạn mất tập trung. Vì vậy, khi làm việc mà không cần dùng đến internet thì hãy ngắt kết nối internet. Và thậm chí không vào email nếu không cần thiết để tránh nguy cơ tranh thủ lướt Facebook.
3. Không cài đặt ứng dụng Facebook trên điện thoại di động
Với sự hỗ trợ của công nghệ tiên tiến, “cơn nghiện” Facebook càng có nguy cơ trở nên mạnh hơn khi mà chúng ta có thể truy cập ngay cả khi đang trên đường đi du lịch hoặc đi làm. Vì thế, không nên tải ứng dụng này về điện thoại di động. Chỉ sử dụng hạn chế ở máy tính sẽ giúp bạn dễ “cắt cơn” hơn.
4. Hoạt động ngoài trời
Bất kỳ khi nào bạn cảm thấy muốn sử dụng Facebook thì hãy tự nhắc nhở bản thân rằng tốt hơn hết là nên trực tiếp đi gặp gỡ bạn bè. Gọi điện cho bạn bè hoặc tổ chức những bữa tiệc nhỏ để tụ tập cùng nhau. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham gia một số hoạt động thể dục thể thao và chuyển hướng sự quan tâm của mình ra ngoài Facebook.
5. Luôn nhớ rằng sử dụng Facebook quá nhiều là sự lãng phí thời gian
Hãy lập một danh sách các nhiệm vụ và công việc mà bạn có thể hoàn thành trong ngày. Trong sổ nhật ký công việc đó, bạn cũng có thể chỉ ra khoảng thời gian mà bạn có thể tiết kiệm được và hiệu quả công việc sẽ đạt được nếu không sử dụng Facebook.
<---Nội dung đã được ẩn--->
Bạn cần nhấn Like để xem nội dung này !!!
<---Nội dung đã được ẩn--->