Trong bài viết này là những thói quen sử dụng điện thoại không tốt, qua đó bạn đọc có thể rút ra được những kinh nghiệm khi sử dụng điện thoại của mình.
Sai lầm 1: Sạc điện thoại qua đêm
Vấn đề này e rằng bất cứ ai dùng smartphone đều mắc phải, đặc biệt là nếu bạn sử dụng những smartphone mạnh mẽ, cao cấp với hiệu năng xử lý mạnh.
Với công nghệ chip xử lý “tiến hóa” quá nhanh, vượt xa công nghệ làm pin, thời lượng pin của smartphone ngày nay thường chỉ loanh quanh trong 1 ngày, nếu như sử dụng đầy đủ tính năng. Sau 1 ngày hoạt động miệt mài, đến buổi đêm, điện thoại của chúng ta thường “pip pip” đòi “ăn”. Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sai lầm thứ nhất này.
Có rất nhiều người cho rằng pin của những thiết bị mới có mạch ngắt nguồn nên không cho dòng điện vào pin khi pin đã đầy. Đó là một suy nghĩ đúng, nhưng không phải chính xác. Việc làm này làm pin nhanh chai do khi bị sạc trong thời gian dài, nhiệt độ pin sẽ cao lên, các điện tử hoạt động nhiều và dần mất “hoạt tính”, lâu dần sẽ làm chai, giảm thời lượng. Nhiệt độ cao cũng dễ làm pin bị phồng rộp.
Tốt nhất, ngay khi về đến nhà, bạn hãy sạc điện thoại, trước khi đi ngủ thì rút sạc. Còn nếu bắt buộc phải sạc qua đêm, hãy đảm bảo tắt máy trước khi sạc. Điều đó sẽ hạn chế phần nào việc tăng nhiệt độ khi sạc pin.
Sai lầm 2: Để điện thoại thường xuyên ở túi áo, quần
Rất nhiều nghiên cứu khoa học, cũng như rất nhiều tin đồn lan truyền trên các trang mạng cho rằng việc để điện thoại ở các vị trí này sẽ làm hại đến các bộ phận “nhạy cảm” (đặc biệt là nam giới). Có điều này là vì điện thoại, đặc biệt là khi nhận cuộc gọi/tin nhắn, là một nguồn phát/thu nhận sóng điện từ mạnh, và sẽ có tác động đến các tế bào, bộ phận trong cơ thể người.
Tốt nhất, nếu có thể nên đặt điện thoại trong cặp xách (khi đi đường), hoặc đặt ở trên bàn (nếu ở văn phòng). Hoặc một giải pháp thuận tiên hơn, đó là bạn có thể sử dụng một chiếc bao da đeo thắt lưng, mặc dù điều này so với việc để trong túi quần cũng… không khác nhau là mấy.
Mid section view of a mobile phone in a young woman’s pocket
Sai lầm 3: Rút nóng cáp usb khi đang kết nối với PC
Do cơ chế Safely Remove của Windows hơi “củ chuối”, nên nhiều khi mọi người bỏ qua thao tác này. Điều này dẫn đến việc tuổi thọ của thẻ SD vốn đã thấp lại càng dễ bị shock và hỏng nhanh hơn.
Sai lầm 4: Lười vệ sinh điện thoại
Như ta đều biết, điện thoại ngày nay được sử dụng với cường độ cao, do đó dễ gây ra nhiều vết bẩn, xước, dính nhiều thứ bụi bẩn, mồ hôi,… Theo như một nghiên cứu, bàn phím (hoặc màn hình điện thoại ít được lau chùi), có độ bẩn không thua kém gì … bồn cầu.
Sai lầm 5: Thiết lập độ sáng màn hình cao
Độ sáng màn hình điện thoại ngày nay được cố gắng nâng lên cao, vì chúng ta ngày càng sử dụng ngoài trời nhiều hơn, cần một độ sáng cao để hình ảnh được rõ ngoài trời nắng.
Thế nhưng, độ sáng cao lại là nguyên nhân gây mỏi mắt chính cho người dùng điện thoại. Vì vậy, khi trời tối, hoặc khi ở trong nhà, tốt nhất ta nên thiết lập lại độ sáng, có lẽ không nên quá 50%. Ánh sáng này làm dịu mắt hơn, đặc biệt với những người có tật về mắt như cận thị chẳng hạn.
Sai lầm 6: Cố gắng sử dụng điện thoại khi sắp hết pin
Xin khẳng định với bạn một điều, đây là cách dễ dàng nhất để làm hại đến bộ não của chúng ta bằng điện thoại di động.
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi điện thoại chỉ còn 1 vạch (khoảng dưới 20% pin), sóng điện từ phát ra từ điện thoại mạnh hơn gấp 1000 lần so với khi pin đầy. Với cường độ này, chỉ cần gọi trong 10 phút (nếu điện thoại còn chưa hết pin), người dùng sẽ gặp ngay các hiện tượng cấp tính như chóng mặt, buồn nôn, choáng váng.
Tốt nhất, hãy sạc điện thoại của bạn trước khi thực hiện cuộc gọi, hoặc sử dụng tai nghe nối dài.
Sai lầm 7: Đưa điện thoại lên tai khi phía bị gọi chưa đổ chuông
Đây là một trong những lúc điện thoại phát sóng mạnh nhất để “truy tìm” người gọi ở đầu dây kia. Tác hại tương tự như ở trường hợp trên.
Hằng Giang