- Nhạc sĩ Phó Đức Phương, giám đốc Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC) cho biết : “Chúngtôi vô cùng sốt ruột từ nhiều năm nay, rất mong và ngày đêm nghĩ xem làm thế nào luật pháp Việt Nam về những vấn đề quyền tác giả nhanh chóng được thực hiện”.
- Theo ông Tạ Anh Quân, Trưởng dự án âm nhạc MVCorp, cho biết hiện đơn vị này đã chuẩn bị khoảng 100 album nhạc theo chuẩn MP3 320 kbps, với đầy đủ tiêu đề bài hát, tên nhạc sĩ, ảnh album,lời bài hát… để thử nghiệm thu phí, và cung cấp cho các trang web âm nhạc có hợp tácvới công ty. Dự kiến, đến hết tháng 11-2012, lượng album của MVCorp sẽ tăng lên khoảng 1.000 album.
- Hai liveshow vừa qua của Bằng Kiều tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh không thừa một vé dù mức giá khá cao cho thấy, một bộ phận người Việt Nam sẵn sàng bỏ ra số tiền tương ứng với lợi ích âm nhạc mà họđược hưởng.
Đã rất lâu rồi, nền âm nhạc Việt Nam mới lại trở nên sôi động như thế. Từ đầu những năm 2000, khi trào lưu nhạc số nở rộ trên thế giới và lan rộng đến nước ta, hàng loạt các website chia sẻ được mở ra, tạo cánh cửa đưa thính giả trong nước dễ dàng tìm đến với nguồn tài nguyên âm nhạcdồi dào thỏa mãn hầu như mọi thị hiếu. Qua thời gian, nhạc số không ngừng phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng.
Từ định dạng Mp3 64kbps phổ biến ban đầu, người nghenhạc dần dần quen thuộc với các chuẩn nhạc chất lượng cao cho đến rất cao. Tuy nhiên, một điều không thay đổi suốt bao năm qua là hầu như người Việt chỉ nghe nhạc không bản quyền. Tình trạng đó sẽ còn kéo dài nếu như không có sự vào cuộc của đồng thời nhiều bên liên quantrong vấn đề bản quyền nhạc số với cột mốc thu phí từ ngày1/11.2012 được đưa ra.
Phản ứng từ phía nghệ sĩ
Trả lời phỏng vấn, nhạc sĩ Phó Đức Phương, giám đốc Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC) cho biết : “Chúng tôi vô cùng sốt ruột từ nhiều năm nay, rất mong và ngày đêm nghĩ xem làm thế nào luật pháp Việt Nam về những vấn đề quyền tác giả nhanh chóng được thực hiện”.
Một điều dễ nhận thấy là khi việc thu phí được tiến hành, giới nghệ sĩ là những người được lợi và cũng ủng hộ nhiệt tình nhất. Những tác phẩm của họ đã bị sử dụng trái phép một cách rất phổ biến trong khi quy định về chế tài xử phạt này quá lỏng lẻo và hoàn toàn không đem lại hiệu quả. Tuy nhiên : “Muộn còn hơn là không bao giờ làm”, trên quan điểm của VCPMC thì điều cốt yếu nhất cần phải thay đổi là hành vi và nhận thức của người nghe nhạc, đã đến lúc thành quả lao động sáng tạo của người nghệ sĩ được tôn trọng và trả công xứng đáng, dù trước mắt còn là cả một chặng đường dài.
Ý kiến từ phía các bên cung cấp nội dung
Tháng 10 vừa qua chứng kiến việc hai tên tuổi lớn là Samsung và Coca Cola đơn phương chấm dứt hợp đồng quảng cáo với trang nghe nhạc Zing MP3 vì các vi phạm của trang này trong vấn đề bản quyền. Dù thiệt hại của cả hai phía đều rất lớn nhưng điều đó cũng cho thấy hành động rất quyết đoán của các công ty nước ngoài, với họ sở hữu trí tuệ không phải chuyệnđùa.
Với nguồn thu chính là từ quảng cáo của các trang nhạc số hiện nay, bài học của Zing MP3 là hồi chuông cảnh báo khiến họ không thể tiếp tục thờ ơ nếu không muốn bị thiệt hại tương tự. Gần như ngay lập tức, VNG – đơn vị chủ quản Zing MP3 đã công bố thỏa thuận họ vừa đạt được với Universal Music Group để được phép sử dụng hợp phápcác bản thu của hãng này. Trước Zing MP3, chỉ có NhacCuaTui là đơn vị có những thỏa thuận tương tự.
Hiện ở Việt Nam có khoảng 150 trang nhạc trực tuyến đang hoạt động nhưng chỉ có 18 trang ký thỏa thuận với Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Việt Nam và Công ty MV Corp, trong đó 5 trang sẽ tiến hành thu phí và cung cấp nhạc bản quyền. Các đơn vị còn lại hoàn toàn không thể hiện phản ứngvà gần như chắc chắn sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh trái phép hiện nay.
Thời hạn 1/11 đã đến gần, theo ông Tạ Anh Quân, Trưởng dự án âm nhạc MV Corp, cho biết hiện đơn vị này đã chuẩn bị khoảng 100 album nhạc theo chuẩn MP3 320 kbps, với đầy đủ tiêu đề bài hát, tên nhạc sĩ, ảnh album,lời bài hát… để thử nghiệm thu phí, và cung cấp cho các trang web âm nhạc có hợp tácvới công ty. Dự kiến, đến hết tháng 11/2012, lượng album của MVCorp sẽ tăng lên khoảng 1.000 album.
Và phản ứng của người dùng
Kể từ khi thông tin thu phí thửnghiệm 1.000 đ/ bài hát được công bố, làn sóng tranh cãi khắp các diễn đàn và mạng xã hội vẫn không ngừng gia tăng. Những ý kiến phản đối chủ yếu xoay quanh các khó khăn trong khâu thanh toán, phàn nàn về mức phí quá cao hoặc công khai việc lách luật bằng cách chuyển sang dùng các trang nhạc trực tuyến trái phép. Tuy nhiên một bộ phận không nhỏ những người nghenhạc thể hiện sự ủng hộ hoàn toàn đối với bản quyền âm nhạc. “Nghe có ý thức” là một trong những phong trào đượcphát động để chống lại việc tảinhạc miễn phí, phong trào nàyhiện đang lan rộng trong cộngđồng.