Hải cò nện lọ mực xuống mặt bàn đánh "cốp", mặt khó đăm đăm:
- Ba đi đâu mà giờ này mới về? Ba có biết bây giờ là mấy giờ rồi không?
Tôi lí nhí:
- Ờ, ba gặp mấy người bạn... vui miệng làm mấy ly...
- Tuần trước ba say rượu, ủi xe vô gốc cây, phải đưa đi cấp cứu, ba hổng nhớ hả?
Tuần trước ba thằng Hải cò có say rượu ủi vô gốc cây và tỉnh dậy ở bệnh viện với cái đầu băng trắng thiệt. Bữa đó ai cũng tưởng ba nó tiêu rồi.
Tôi tặc lưỡi:
- Nhớ chứ sao không.
- Nhớ sao ba còn tiếp tục say rượu? Rủi ba có mệnh hệ gì thì vợ con bỏ cho ai nuôi? - Hải cò quát lớn nhưng giọng nó chuyển qua nghèn nghẹt như ai bị bóp mũi, chắc nó chợt hình dung đến cảnh chẳng may nó mồi côi cha.
Tôi gục đầu xuống:
- Ba biết lỗi rồi.
Hải cò nhìn tôi(chắc nó nghĩ nó đang nhìn ba nó nên mắt nó ngân ngấn nước), giọng dài ra:
- Câu này nghe quen quá, ba.
- Con yên tâm đi. Đây là lần cuối cùng ba hứa với con. - Tôi nói, giọng cảm động, vì tôi cũng đang rùng mình tưởng tượng đến cảnh ba thằng Hải cò nằm bẹp trên chiếc băng-ca không bao giờ ngồi dậy nữa.
Hết ba tới mẹ. Con Tủn nhìn con Tí sún bằng ánh mắt ngán ngẩm:
- Thiệt tình con không biết nói saonữa, mẹ à.
Con Tí sún đổi chân hai, ba lần, mặt lộ vẻ bồn chồn, như thể nó biết nó tội lỗi đầy mình.
Con Tủn đột nhiên nức nở:
- Mẹ không bao giờ tôn trọng con hết. Hu hu hu.
Con Tí sún mặt mày xanh lè:
- Nín đi con. Con nói sao ấy chứ. Mẹ luôn luôn thương con mà.
- Con nói mẹ không tôn trọng con chứ đâu có nói mẹ không thương con.
Trước ánh mắt ngơ ngác của con Tí sún, con Tủn ấm ức dằn từng tiếng:
- Thương là khác. Còn tôn trọng là khác.
Con Tủn bắt đầu kể tội mẹ nó:
- Hôm trước đi mua áo, mẹ hỏi conthích chiếc áo màu xanh hay chiếc áo màu vàng. Con nói con thích áo màu vàng. Tưởng sao, mẹ nói: Thôi, mua áo màu xanh đi con. Mặc màu xanh cho mát.
Con Tí sún nhìn chiếc áo màu xanhcon Tủn đang mặc, cố nín cười:
- Ờ... ờ...
- Xưa nay chuyện gì cũng vậy. - ConTủn tiếp tục thút thít - Mẹ hỏi ý con, nhưng rốt cuộc mẹ đều làm theo ý mẹ.
- Ờ.. ờ...
- "Ờ" gì mà"ờ" - Con Tủn giận dỗi - Nếu mẹ không tôn trọng con thì mẹ còn hỏi ý kiến của con để làm gì. Từ nay trở đi, mẹ thích gì mẹ cứlàm, đừng bao giờ hỏi con nữa.
- Mẹ xin lỗi...
Con Tủn vừa dứt lời, thằng Hải cò đã nôn nóng tiếp theo ngay, như thể đang chờ sẵn:
- Mẹ còn cái tật nói dai nữa.
Con Tí sún tròn xoe mắt:
- Mẹ mà nói dai á?
- Chứ còn gì nữa. - Hải cò nhăn nhó - Năm ngoái con lỡ làm mất chiếc xe đạp, thế mà mẹ cứ lôi chuyện đó ra nói hoài. Hôm qua mẹ vẫn còn nhắc trong bữa ăn, cứ như thể con làm mất cả trăm chiếcxe ấy...
- Ủa, mẹ có nhắc hả con? Làm gì có!
- Thế ai vẫn hay nói câu" Xe đạp mà nó còn làm mất được thì cái gì mà nó không làm mất"? Đó không phải là câu nói ưa thích nhất trongnăm của mẹ sao?
Tôi thở một hơi dài khi nghe thằng Hải cò tố khổ mẹ nó. Ở trên bàn công tố viên, con Tủn cũng sụp mặt xuống. Rõ ràng cái tật củamẹ Hải cò cũng là cái tật của mẹ tôi và mẹ con Tủn.Mẹ con Tí sún không mắc phải cái tật đó chẳng qua do bà mất sớm.
Phiên tòa hôm đó kéo dài khá lâu và kết thúc trong niềm hân hoan của cả bốn đứa tôi. Chúng tôi cảm thấy lấy lại được sự công bằng, đã xả được bao nhiêu là ấm ức, đã tưởng tượng ra được cảnh người lớn chân thành xin lỗi trẻ con về bao nhiêu là khuyết điểm mà nếu trẻ con không vạch ra thì người lớn không bao giờ nhận thấy.
Hôm đó, chúng tôi sống như trongmơ - một giấc mơ có lẽ mọi trẻ con trên trái đất đều ao ước.
Chỉ tiếc là giấc mơ đó phù du quá. Từ phiên tòa trở về, tôi vừa đun đầu vô nhà, ba tôi đã đón bằng một tiếng quát:
- Con đi đâu mà giờ này mới về? Con có biết bây giờ là mấy giờ rồi không?
Oái oăm thay, công tố viên Hải cò vừa quát tôi một giống y như thế, chỉ khác một chút ở cách dung cácđại từ nhân xưng:
- Ba đi đâu mà giờ này mới về? Ba có biết bây giờ là mấy giờ rồi không?
VÀ TÔI ĐÃ CHÌM
Hải cò và cu Tủn bây giờ phủ nhậntất tần tật những điều đó. Cái phiên tòa "phạm thượng" kia dĩ nhiên tụi nó càng cố quên đi. Nhưng dẫu sao hồi tám tuổi, tôi vàcon Tí sún chắc chắn không thể xoay chuyển thế giới theo ý mình nếu không có sự tham gia nhiệt tình của hai đứa nó. Bây giờ ngồi lần giở lại những ký ức như lật từng trang nhật ký, tôi vẫn bắt gặpmột cảm giác bồi hồi khi nhớ đến những gì đã xảy ra trong những năm tháng đó.
Sau này, khi đã là một người lớn hẳn hoi, tôi luôn cảm thấy chột dạ khi có một đứa bé nhìn tôi chằm chằm, cái cảm giác của tôi lúc đó làcảm giác nhột nhạt của người bước ra phố mà quên cái nút áo hay nút quần.
Thực ra thì tư cách cũng cần cài nút, nhưng lúc quên cài thì chúng ta thường không thấy cảm giác nhột nhạt. Nhiều người lớn có khuynh hướng coi trọng sự ngay ngắn của quần áo hơn là sự ngay ngắn của tư cách. Bởi quần áo luộm thuộm dễ dàng bị người khác phát hiện còn sự luộm thuộmcủa tư cách là cái gì đó khó phát hiện hơn và khi bị phát hiện thì lại có vô số lý do để bào chữa.