Bang hộiTiền mặt: 0 Xu Trò chơiHộp quà giáng sinhThứ Năm, 03:04:28 - 19/12/2024
Tất cả tin tức, báo chí Quốc tế

Các điều hành viên: Admin, Mod, SMod

Tomahawk - Sứ giả chiến tranh kinh hoàng của Mỹ

Tomahawk - Sứ giả chiến tranh kinh hoàng của Mỹ

#1 » Gửi bài gửi bởi phuongprook » 14/06/2013 08:42 » @234423

Trong các cuộc chiến gần đây nhằm vào Iraq, Afghanistan hay Libya, trước tiên Mỹ bao giờ cũng phát động tấn công bằng tên lửa hành trình
Tomahawk từ các tàu khu trục và tàu ngầm nguyên tử cách xa hàng ngàn km... Bắn lọt cửa sổ từ khoảng cách cả ngàn cây số Không phải ngẫu nhiên mà tên lửa Tomahawk được mệnh danh là 'sứ giả chiến tranh' vì thứ vũ khí chính xác này luôn giữ vai trò mở màn khi Mỹ muốn tuyên chiến với một quốc gia hoặc phát động tấn công nhằm thay đổi chế độ ở một quốc gia nào đó. Các chuyên gia quân sự đánh giá tên lửa
Tomahaw là thứ vũ khí cách mạng tạo ra bước ngoặt thay đổi quy luật của chiến tranh hiện đại. Nếu trong các cuộc chiến tranh ở Triều Tiên và Việt Nam, không quân và bộ binh Mỹ từng phải chịu những tổn thất nặng nề về người và phương tiện thì nay với Tomahawk luật chơi đã thay đổi. Chỉ cần ngồi một nơi an toàn cách xa chiến trường hàng ngàn cây số, nhấn nút phóng tên lửa
Tomahawk có thể bắn lọt qua cửa sổ một tòa nhà mục tiêu. Chính vì vậy, hàng trăm quả Tomahawk luôn khai hỏa trận chiến trước tiên, tiêu diệt hoặc làm tê liệt các mục tiêu quan trọng có giá trị cao của đối phương. Sau khi kẻ địch đã gần như bị đánh quỵ, không còn khả năng chống trả hoặc nếu có cũng vô cùng yếu ớt thì các lực lượng khác của Mỹ và đồng minh mới vào cuộc, giải quyết chiến trường một cách dễ dàng.
Tomahawk - Sứ giả chiến tranh kinh hoàng của Mỹ
Phóng tên lửa Tomahawk từ dưới tàu ngầm.


Vào những năm 1970x, Lực lượng Hải quân Xô Viết đã trở thành lực lượng hải quân mạnh nhất thế giới về vũ khí trang bị, phương tiện chiến đấu trên biển lớn. Các tàu tuần dương dự án thiết kế 58, tàu khu trục dự án thiết kế 61, tàu ngầm nguyên tử dự án thiết kế 675, được biên chế các tên lửa hành trình có khả năng tiêu diệt hầu hết các át chủ bài (tàu sân bay Mỹ) như P-35 (tầm bắn – 350 km), P-15 (tầm bắn – 85 km), P-5D (tầm bắn 500 km). Cấu trúc của các tàu tên lửa với vũ khí trang bị trên tàu đã gây sự kinh hoàng và hoảng loạn đến căm thù của các lực lượng Hải quân Bắc Đại Tây Dương, tạo lên những viễn cảnh đáng sợ từ phía Hải quân Xô Viết. Tất cả các chiến hạm của Mỹ và NATO đều được chế tạo từ thời kỳ đại chiến thế giới thứ 2, vũ khí tác chiến trên biển chủ yếu là máy bay, pháo hạm hạng nặng và ngư lôi. Đến thời điểm đó, vũ khí trên biển của Phương Tây thật sự là đã lỗi thời, ngoại trừ các tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa hạt nhân của Mỹ - hoàn toàn mang tính chiến lược và gắn bó với NATO chỉ trên phương diện hình thức, đồng thời có hai chiến hạm – tầu tuần dương tên lửa chạy bằng năng lượng nguyên tử URO "Long Beach" tàu sân bay chạy bằng năng lượng nguyên tử "Enterprise" còn tương đối được coi là hiện đại.
Vào năm 1971 Bộ tư lệnh lực lượng Hải quân Mỹ khởi động chương trình nghiên cứu phát triển tên lửa hành trình chiến lược dành cho các tàu ngầm hạt nhân chiến lược. Thời điểm ban đầu, các nhà nghiên cứu đề xuất 2 phương án tên lửa hành trình. Phương án 1: Chế tạo tên lửa hành trình lớn có đường kính đến 55 inch , sử dụng hệ thống máy phóng tên lửa đạn đạo "Polaris" UGM-27, được loại bỏ từ lực lượng tên lửa. Phương án này có kế tên lửa hành trình hạng nặng có tầm bắn rất lớn – đến 3.000 hải lý và bố trí các tên lửa này trên hơn 10 tàu ngầm nguyên tử lớp "George Washington" và "Eten Allen" trong các ống phóng tên lửa đạn đạo Polaris. Như vậy, các tàu ngầm nguyên tử này sẽ được trang bị các tên lửa hành trình hạng nặng cấp chiến lược. Phương án 2: Tên lửa hành trình hạng nhẹ cấp chiến thuật, có đường kính 21 inch tầm bắn đến 1.500 hải lý được phóng bằng ống phóng ngư lôi 533-mm của tàu ngầm. Vào tháng 7.1972, phương án tên lửa hành trình phóng bằng ống phóng ngư lôi được duyệt. Chương trình có tên là SLCM (Sea Launched Cruise Missile) — tên lửa có cánh phóng từ các phương tiện mang trên biển. Vào tháng 1.1976 đã lựa chọn 2 phương án có tính khả thi rất cao nhằm mục đích đưa vào thử nghiệm cạnh tranh. Thiết kế 1 của hãng General Dynamics: ракета UBGM-109A, thiết kế 2 của hãng LTV: Tên lửa UBGM-110A. Tháng 2.1976, bắt đầu thử nghiệm các nguyên mẫu tên lửa được phóng từ tàu ngầm dưới nước. Tên lửa BGM-109A là người chiến thắng ở giai đoạn đầu của thử nghiệm. Tháng 3.1976, Bộ tổng tham mưu lực lượng Hải quân Mỹ đã quyết định, SLCM sẽ là vũ khí tấn công cơ bản cấp chiến dịch – chiến thuật và cũng là tên lửa cấp chiến lược của các chiến hạm nổi.
Tháng 4.1980 thử nghiệm bay lần thứ nhất tên lửa hành trình BGM-109A, tên lửa được phóng từ tàu khu trục Mỹ Merrill (DD-976). Tháng 6.1976 đã tiến hành thử nghiệm thành công phóng tên lửa từ tàu ngầm. Sự kiện này đã trở thành quen thuộc trong lịch sử phát triển vũ khí tên lửa trên biển: Tên lửa hành trình cấp chiến lược được phóng từ tàu ngầm Hải quân Mỹ Guitarro SSN-665. Trong vòng 3 năm liên tục đã tiến hành phóng thử nghiệm hơn 100 tên lửa. Tháng 04.1983, đại diện Hải quân Mỹ tuyên bố: "Tên lửa đã đạt được các tiêu chuẩn khai thác sử dụng, sẵn sàng được đưa vào biên chế trong lực lượng vũ trang".
Tomahawk - Sứ giả chiến tranh kinh hoàng của Mỹ
Phóng tên lửa BGM-109 trên tàu tuần dương tên lửa "Ticonderoga".

Neu ban vao vn thì sao nhi :boom :shot :boom :shot :boom
you nao thay hay thi like ung ho nha

Những người đã like phuongprook bởi bài viết có ích này (Tổng: 2):
Chuotdj02Tolabocau
phuongprook
Hình đại diện của thành viên
Rank: ☀️8/30☀️
Cấp độ:
Tu luyện:
Like:
Online:
Bang hội: ?????
Xếp hạng Bang hội: ⚡??/??⚡
Level:
Chủ đề đã tạo: 🩸40/4141🩸
Tiền mặt:
Nhóm:
Danh hiệu: ?????
Giới tính:
Ngày tham gia:
Đến từ:
Số điện thoại:
(Opera Mini 7.1.3)


Quay về Tin quốc tế

 


  • Chủ đề tương tự
    Trả lời
    Xem
    Bài viết mới nhất