Các nhà nghiên cứu tại Đại học California ở Berkeley (Mỹ) vừa phát hiện mạng nhện bẫy các loại côn trùng biết bay (như bươm bướm, chuồn chuồn…) bằng lực hút tĩnh điện - được tạo ra khi các côn trùng vỗ cánh.
Trước đó, giới khoa học từng ngạc nhiên trước đặc điểm nổi trội của mạng nhện với những sợi tơ siêu bền là dùng để bẫy con mồi, nhưng phát hiện mới đây còn cho thấy mạng nhện cũng là một thứ vũ khí lợi hại của loài nhện. Cụ thể, nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu làm thế nào mà lưới nhện có khả năng tự thay đổi hình dạng để bắt côn trùng.
Họ đã sử dụng lưới của loài nhện vườn và đặt một số vật thể lên đó - gồm ong mật, nhặng xanh, ruồi đục quả, rệp và giọt nước - để quan sát phản ứng của các sợi tơ nhện.
Kết quả quan sát cho thấy lưới nhện và những vật thể có thể tích điện dường như có khả năng “hút” nhau. Ví dụ, loài ong mật có thể tự tạo ra nguồn điện tới 200 volt (giúp chúng tách phấn hoa ra khỏi các bông hoa) nên mạng nhện có thể đã tận dụng điều này để bắt mồi – nhóm nghiên cứu giải thích thêm.
Vì vậy, khi con ong bay ngang mạng nhện, chính những cú đập cánh tạo ra điện tích hút vào các sợi tơ, khiến nó vướng chặt vào màng tơ