chap 1
Sài Gòn những năm đầu thập kỷ 50,trong ký ức đã bạc mầu thời gian của Năm Cam, là một vùng đất thưa người, hoang vắng và ngoài kỷ niệm tuổi thơ, chẳng còn gì gọi là hấp dẫn.
Thuở ấy,con kinh chạy dài từ đầu Cầu Quay đến tận Chợ Lớn còn sạch lắm. Nước lên xuống theo thủy triều và đủ để cho lũ trẻ con ở truồng nhồng nhỗng lặn hụp suốt ngày chơi trò thủy chiến.
Quận 4, nơi sinh ra và lớn lên của Năm Cam-lúc ấy là mảnh ruộng đồng đầy ao vũng, sình lầy và lắm muỗi mòng.Còn nhớ, cho đến tận những năm đầu thế kỷ, nơi này còn có cả lũ cá sấu hoa cà dữ tợn từ Rừng Sác-Cần Giờ tìm về gây họa.
Những khu xóm lụp xụp tối tăm,ban đêm được soi bằng những bóng đèn dầu hột vịt hoặc tệ hơn, bằng ánh trăng huyền hoặc.Năm Cam đã trưởng thành từ nơi khốn khó,
chẳng trách y có một tham vọng đổi đời bất chấp mọi thủ đoạn để dành thắng lợi.
Cha của Năm Cam tên thật là Trương Văn Bưởi-còn được gọi là ông Mừơi Củi, đó chính là lý do khi có ai đó nói đùa với y: Chanh,Tắc(quất)gì cũng được, nhưng nói đến Bưởi và Quýt thì không xong!Đã rời bỏ quê hương Quảng Nam để vào đất Sài Gòn sinh sống từ những năm 30. Nghe đâu ngoài Tư Xẩm, Năm Cam, hai ông bà Mười Củi đã ngậm ngùi bỏ mất hai đứa con trai ở quê cũ vì không có tiền mua thuốc trị bệnh. Đó cũng chính là nguyên nhân hai vợ chồng quyết tâm ra đi không chút quyến luyến và gần như quên đi rằng họ từng có một quê hương nào đó xa vời vợi tận miền Trung. Khát vọng đô(i đời thoát nghèo đã buộc họ ra đi.
Năm Cam đã ngỡ rằng ngoài cha mẹvà chị Tư Xẩm, chẳng còn ai để nó gọi bà con. Thế nhưng, vào một buổi chiều tối, cha nó dắt hai chị em ăn mặc tươm tất, tương đối khá hơn cái gọi vựa củi của ông già Mười nhiều. Năm Cam và Tư Xẩm được giới thiệu với người đàn bà chủ nhà, và được đeo tang ông chồng của bà chủ nhà vừa chết. Từ đó, trong trí óc non nớt của Năm Cam đã ghi nhận được rằng: ở ngôi nhà tại chợ Xóm Chiếu này, cha nó có một người em gái tên là Trương Thị Quýt. Chồng của cô Quýt vừa chết, Năm Cam và Tư Xẩm phải gọi là dượng- Dượng Thừa, một ông dượng mơ hồ xa lạ dù hoàn toàn có thật.
Nhưng cũng mối quan hệ bà con duy nhất này đã dạy cho Năm Cam một bài học, quan trọng và đầy chua xót khi nó đã bắt đầu lớn khôn đủ nhận thức về một thế giới phức tạp đầy dẫy chuyện tồi tệ ở chung quanh. Một thế giới quan khắc nghiệt đã định hình bởi bài học cay đắng ấy.
Ngày ông Mười Củi dắt hai đứa con đến đám tang của chồng em gái trờ về, ông bắt đầu ngã bệnh và các triệu chứng của căn bệnh lao phổi thời kỳ cuối cùng. Đó là kết quả của công việc lao động quá sức để nuôi vợ và hai con.
Được gần hai năm, ông Mười mất. Năm Cam còn nhớ, lúc cha chết, những chiếc xe của phòng thông tin chạy rông khắp ngõ phát ra rả trên loa: “ Nghe vẻ nghe ve, nghe vè Bảo Đại....”. Nhờ vậy sau này, một người bạn trí thức của Năm Cam có thể khẳng định được năm ông Mười qua đời là năm 1955, năm thủ tướng Ngô Đình Diệm chơi trò trưng cầu dân ý để phế truất Bảo Đại khỏi cương vị quốc trưởng và bắt đầu cho việc lập nền đệ nhứt cộng hòa.
Cô Quýt cũng được báo tin dữ bởi đích thân bà chị dâu nghèo khổ. Không khác gì một người khách vãng lai, cô Quýt ghé đến đám ma thắp một nén nhang, uống vội một ngụm trà, và dúi vào tay chị dâu một ít tiền phúng điếu trước khi bước lên Taxi ra về. Nét mặt cô như một tảng nước đá, không buồn cũng chẳng vui.
Lúc ấy, trí óc non nớt của Năm Cam chưa cho phép nó hiểu rằng người cô cư xử hết sức xấu với gia đình người anh, cô Quýt thậm chí không buồn có mặt khi hạ huyệt. Đối với cô đến thắp nhang ông anh đã là tốt lắm rồi.
Về sau khi chớm hiểu cuộc đời, Năm Cam đã hiểu được một điều rất đơn giản nhưng cũng là nổi ám ảnh suốt một đời của một gã giang hồ ít học: Phải giàu có dù bằng bất cứ cách nào: nếu nghèo khó- những điều đơn giản và dễ hiểu nhứt như tình thân bằng quyến thuộc, cũng đừng hòng!
Bài học càng rõ nét hơn khi bà Mười, vào một lúc quá bế tắc, đã dắt đứa con đến tìm con của cô Quýt nghe đâu rất khá giả.
Hai mẹ con cùng đi chân đất, đầu trần giữa một buổi trưa Sài Gòn đầy nắng và bụi, đến đứng tần ngần trước cửa hàng tạp hoá bề thế của Sang- đứa con trai đầu của Dưỡng Thừa và cô Quýt. Anh ta thờ ơ theo kiễu một con buôn.
- Xin lỗi, thực ra tôi cũng chẳng nhớ là có một người bà con nào, nếu có hẳn mẹ tôi nói cho chúng tôi biết rồi chứ!? Sang nói một cách lạnh lùng sau khi quan sát kỹ cách ăn mặc của hai mẹ con của người muốn nhận họ hàng với gã. Chắc mối quan hệ thân quyến này chẳng mang đến cho gã chút lợi lộc nào mà ngược lại, sẽ làm cho gã hao tốn không ít thời giờ và tiền bạc. Với bản chất một con buôn, Sang hiểu- tốt nhứt là gã nên vờ đi là xong! Theo thói đời, cách xử sự ấy hoàn toàn hợp lý...
Bà Mười tủi thân bật khóc rồi dắt con trai quay về. Cuộc sống nghèo khó rồi cứ thế tiếp diễn.
Mỗi buổi, bà lọ mọ mua về ít khoai, bắp bên vựa và luộc lên bán quẩn quanh trong xóm cho lũ trẻ con trong bụng ỏng eo. Năm Cam, dù mới chỉ mười hai, muời ba tuổi đầu cũng biết cùng bọn đồng trang lứa qua khu chợ cá Cầu Ông Lãnh, Cầu Muối để xoáy từng con cá, củ khoai về “cải thiện”. Đối với những cư dân làng Khánh Hội lúc bấy giờ, đó là lẽ tất nhiên, chẳng có gì là lạ. Sống tươm tất, đó mới là chuyện đáng lưu ý...
Và rồi Tư Xẩm có chồng. Chồng cô là một tay anh chị có chút ít tiếng tăm ở địa phương: Bảy Xi- tên thật của Nguyển Văn Xi.
Thực ra Bảy Xi không phải là người sống ở hẻm Chủ Phước. Cha mẹ của Bảy Xi có nhà cửa ở chợ Xóm Chiếu. Anh ta đến hẻm chôn nhau cắt rốn của chị em Năm Cam do mối quan hệ giang hồ với Mười Sở, một tay giang hồ có máu mặt ở khu Cống Lấp.
Như bất kỳ một cuộc tình nào khác xảy ra ở một vùng đất nghèo khổ, sình lầy này, Bảy Xi yêu và cưới Tư Xẩm thật gọn gàng chóng vánh khi cô gái chớm bước qua tuổi mười tám. Tình nghèo thuở ấy như vậy là phổ biến.
Chỉ là một mâm cơm tương đối gọi là, với khách mời duy nhất là Mười Sở, Bảy Xi ra mắt mẹ vợ và sống tạm ở căn nhà rách nát ấy một thời gian ngắn, trước khi đưa vợ về ở chung cùng cha mẹ mình.
Bảy Xi có một nghề để kiếm tiền mà hiện nay, cách kiếm tiền ấy không còn bắt gặp đâu trên toàn cõi Việt Nam nữa.
Không đẹp trai, chân lại bị khập khiễng, bù lại Bảy Xi có giọng ca khá mượt đủ làm xiêu đổ trái tim các cô gái lối xóm hằng đêm tụ tập ở phong ten nước. Bằng giọng ca trời phú, Bảy Xi mỗi ngày ôm một xấp bài tân cổ thời thượng đi khắp các hóc hẻm Sài Gòn để bán. Tất nhiên, muốn bán được một cách dễ dàng với số lượng nhiều, Bảy Xi phải ca thử, ca một cách hết sức ai oán mùi mẫn.
Theo chân anh rể, năm Cam cũng bắt đầu biết đến một Sài Gòn khác hẳn. Một Sài Gòn với những đường phố rộng thênh thang, nhà cửa tráng lệ, người mua bán tấp nập. Sài Gòn được biết đến sau này khác xa với Sài Gòn tuổi thơ của Năm Cam, có không ít trò lừa lọc và lối cư xử có không ít tàn nhẫn.
Tư Xẩm chuyển qua buôn bán nồi niêu xoong chảo bằng nhôm và bắt đầu chuẩn bị cho đứa con đầu lòng chào đời.
Bảy Xi đưa vợ về hẻm Sáu Căn ở Tôn Đản để thuê nhà.
Đúng với tên gọi của nó, hẻm 148 thời bấy giờ chỉ lèo tèo vài căn nhà nằm lọt thỏm giữa một bãi tha ma tiêu điều quạnh vắng.
Thọ, đứa con trai đầu của Bảy Xi và Tư Xẩm đã ra đời trong một căn nhà mái lá, vách phên tre vào năm 1957, năm mà Bảy Xi vẫn tất bật với công việc mua bán bài nhạc một cách lương thiện.
Mỗi chiều, Năm Cam lại theo lũ bạn ra cây cầu Ông Lãnh để tắm táp, vui đùa. Thuở ấy, bọn trẻ có thể nương theo dòng nước để lội từ Cầu Chông đến tận chợ Cầu Cống mới trèo lên con lộ nhựa trèo về nhà. Vài năm sau khi về ở hẻm Sáu Căn, Bảy Xi sinh tật có thêm vợ bé.
Tuy vậy, anh ta vẫn quan tâm đến Tư Xẩm và đứa con mới chập chững biết đi.
Hai mẹ con Năm Cam ở căn nhà phía ngoài, còn Tư Xẩm ở trong sâu. Khi hai vợ chồng cãi nhau kịch liệt về việc vợ bé- vợ mọn của Bảy Xi, Tư Xẩm dứt khoát: “ hoặc thôi vợ bé, hoặc đi luôn!”. Bảy Xi bỏ đi. Thế là Tư Xẩm bế luôn đứa con trai về với mẹ trong một căn nhà tồi tàn rách nát cách đấy không xa.
Rất nhiều năm sau này, Năm Cam cố nhớ lại vì sao cả Bảy Xi lẫn mẹ con Năm Cam lại tìm đến hẻm 148 Tôn Đản này để sinh cơ lập nghiệp. Phần Năm Cam và mẹ thì rõ rồi, họ phải theo vợ chồng Bảy Xi đi bất kỳ nơi đâu để tồn tại, dù tồn tại theo kiễu hết sức khổ cực. Còn Bảy Xi?
Hoá ra, người rủ Bảy Xi về hẻm Sáu Căn sinh sống là anh Bảy Huê Kỳ. Anh Bảy Huê Kỳ là một tay kỳ bẻo có tầm cở nhứt nhì Sài Gòn lúc bấy giờ, nhưng nghèo rớt mồng tơi. Có tay nghề giỏi nhưng vẫn có thể chết đói nếu không biết liên kết và thiếu kế hoạch, Năm Cam đã nghiệm ra được như vậy ở tấm gương anh Bảy Huê Kỳ.
Để phụ giúp gia đình, Năm Cam theo bạn bè gia nhập đội ngũ những kẻ bán xà bông bột quanh chợ Bến Thành.
Mỗi bịch xà bông bán được chỉ đem đến mười xu lãi nhưng nếu mỗi ngày nếu chịu khó đi cho đến cặp chân mõi rũ rượi, Năm Cam cũng có thể mang về nhà được hơn chục đồng bạc.
Năm Cam đó được một người bạn thân mồ côi cha mẹ cũng làm nghề đi bán dạo xà bông như nó. Bé Tám ở chung nhà với anh chị nhưng cũng được giành cho một không gian riêng biệt ở phía sau và thường rủ thằng bạn quận 4 quí hóa về ngủ qua đêm trên chiếc ghế bố hẹp bốc mùi ngai ngái.
Tuy là một đứa trẻ con loắt choắt vì thiếu ăn và phải bươn chải nhưng Năm Cam đã thực sự trưởng thành theo cách nhìn của bọn giang hồ lưu manh từ năm 14 tuổi. Nó theo chân các ông anh trời ơi ở khu Cống Lấp để đáp xe buýt lên ngã ba Chú Ía, trong tay cầm chặt tờ giấy bạc hai mươi đồng!
Cô gái mặt bự phấn cười rũ ra khi nhìn thấy thằng trẻ con đang thập thò núp sau lưng gã anh chị mặt mũi cô hồn mình xâm chằng chịt!
- Nó à? Cô gái hỏi gã đàn anh của Năm Cam khi đã ngừng trận cười
************************
Sau lần tìm hiểu đàn bà đầu tiên trong đời, Năm Cam trở nên dạn dĩ, nó sẵn sàng đi một mình khi thấy rủng rỉnh ít tiền trong túi. Tệ hại hơn, như những hạt cỏ dại khác mọc xô bồ ở mảnh đất phức tạp ở quận Tư, nó cũng tham gia hầu hết các trò đồi bại của bọn trẻ con quỉ quái. Nó cũng bơi dọc theo bờ kinh để rình rập những phụ nữ sơ hở trong lúc tắm táp vệ sinh và cũng chẳng từ cơ hội nào để thỏa mãn trí tưởng tượng hết sức phong phú về tình dục của nó.
Cho đến một ngày nọ...
Ơû chợ Bến Thành, nó và bé Tám có một bà chị nuôi rất xinh đẹp và tử tế. Nguyệt, tên cô gái-năm ấy 23 tuổi, sống bằng gánh trái cây và quen biết Năm Cam qua sự giới thiệu của bé Tám.
Chính cô cũng không ngờ thằng trẻ con láu lỉnh, khéo ăn nói và nhiệt tình phụ giúp cô mỗi khi dọn hàng, lại có thể nhìn cô với kiểu nhìn hết sức dung tục, đồi bại.
Hai chị em quấn quýt nhau những ngày mưa gío buôn bán ế ẩm. Công việc buôn bán xà bông của Năm Cam tỏ ra nhiều thời giờ rảnh hơn cô gái nên nó giúp đỡ cô khá nhiều.
Hôm ấy, trời đổ mưa to. Nhìn cơn mưa ngày lúc càng nặng hạt không có dấu hiệu gì sẽ chấm dứt. Nguyệt thở dài với đứa em nuôi:
- Kiểu này chắc dọn về luôn chớ buôn bán gì nữa?
Năm Cam hăng hái lao vào trong mưa để gọi xích lô và nó thoăn thoắt dọn hàng cho cô chị nuôi lên xe. Tất nhiên khi dọn xong, đầu tóc nó ướt đẫm.
- Thôi, lên xe về nhà chị...để ướt đầu cổ thế này bệnh chết! Cô nói.
Cô ngồi lên ghế, hàng và đỗi quang gánh đặt dưới chân. Năm Cam lay hoay chẳng biết phải ngồi vào đâu. Nguyệt phì cười, cô ngoắc tay:
- Leo lên đây, ngồi vào lòng chị nè ông tướng!
Nó mừng rỡ trèo lên xe ngồi lọt tỏm vào lòng cô chị nuôi xinh đẹp.
Nguyệt thoạt đầu cũng không nghĩ ngợi gì khi ôm thằng em nuôi trong lòng. Thế nhưng khi xe chuyển bánh, sự cọ xát giữa hai cơ thể khác giới khiến cô có chút bồi hồi. Tấm bạt che, đủ để những tư tưởng đồi bại phát sinh, và đủ để hai chị em không cùng huyết thống bớt đi sự xấu hổ cần thiết. Nguyệt bất giác thở dài rồi ghì xiết vòng tay ngang bụng thằng bé.... Nó cũng chẳng phải là trẻ con như ngoại hình loắt choắt dễ đánh lừa tâm lý phòng thủ của phụ nữ, nên cũng bắt đầu giở trò.
Nguyệt không còn tự chủ, cô nói nhỏ vào tai đứa em nuôi:
- Em có thương chị Nguyệt không?
Dĩ nhiên là Năm Cam gật đầu. Về đến nhà, cô đưa thằng em nuôi ra sau nhà tắm rữa rồi rúc vào phòng riêng trước cái nhìn không chút nghi ngại của gia đình.
Từ đó, Nguyệt luôn tranh thủ cơ hội để bày trò với Năm Cam.
Tất nhiên, sau đó ít lâu, Nguyệt có thai. Cô giấu biệt tác giả cái bào thai với gia đình vì làm sao thuyết phục được mọi người thân đồng ý với “ cuộc tình” trái khoáy của cô với đứa em nuôi mới 15 tuổi đầu!
Đứa con trai đầu tiên của Năm Cam ra đời trong hoàn cảnh như thế và mãi sau này, ngay cả với nó, Năm Cam cũng không bao giờ kể lại một cách cụ thể mối quan hệ của Nguyệt và y.
Nguyệt đặt tên cho đứa bé là Trương Văn Hùng và bế con giao lại cho Năm Cam. Cô không thể tiếp tục quan hệ với Năm Cam bởi áp lực của gia đình và một phần vì cô, vốn là một phụ nữ xinh đẹp hiếm có, làm sao có thể chấp nhận lấy một đứa trẻ con không mấy gì xuất sắc, điển trai. Chẳng qua đó cũng chỉ là nỗi đam mê nhất thời trót gây ra hậu quả mà thôi!
Cũng lại là chị Tư Xẩm, thương em trai nên phải è cổ gánh luôn trách nhiệm nuôi thằng con trai của Năm Cam. Chị đặt cho nó cái tên Hai Dái, theo thông tục của các gia đình ít học để tránh bệnh tật, tai ương cho thằng bé.
Tuy nhiên, đối với bất kỳ ai, Hai Dái không hề là con trai của Năm Cam và coi như Năm Cam chưa từng có vợ. Ai có thể tưởng tượng nổi một thằng nhóc loắt choắt mới 15 tuổi đầu như Năm Cam đã lên chức bố? Càng lớn, Trương Văn Hùng giống như Năm Cam như tạc...
Hẻm Sáu Căn có thêm một thành viên mới, nghe đâu rất có máu mặt.
Năm Cam nghe lũ bạn kháo nhau nên cũng quay về để xem “ ông Mười Côn Lôn là ai ?”
Nô Cao Giò, một thanh niên ở xóm cũng thuộc vào loại “ có tiếng nói” do đã có lần tù tội. Lúc bấy giờ, việc đi ở tù là ghê gớm lắm, trừ những ai đi làm quốc sự, ngoài ra-đều được nhìn với ánh mắt e dè sợ sệt.
Mười Côn Lôn được Nô Cao Giò đưa về xóm giới thiệu với bạn bè đồng trang lứa: “ Anh Mười đàn anh của tao!” .
Lời giới thiệu không cần dài dòng nhưng hết sức hiệu quả.
Năm Cam không cần biết nhiều, như thế đã quá đủ để nó và các bạn ngưỡng mộ Mười Côn Lôn lắm rồi.
Có một lần “ anh Mười” làm Năm Cam phải thất vọng.
Một rừng không thể hai cọp, huống hồ con cọp đến sau chưa có một thành tích nào khả dĩ thuyết phục các hảo hán địa phương.
Hẻm 122 nổi danh đã từ lâu về việc cung cấp hàng loạt anh chị cho giới giang hồ bến tàu, đâu thể chấp nhận một tay lạ hoắc nào đó đến xưng hùng xưng bá ở con đường Tôn Đản này?
Thế là một buổi chiều tối, hai anh em Được-Lót, xếp sòng hẻm 122 dắt một tốp em út cỡ vài chục mạng, mang theo dao bầu, mã tấu, gậy gộc, xuống thẳng hẻm 148 để tìm anh Mười Côn Lôn với mục đích thử lửa xem là vàng thật hay vàng dỏm!
Vừa bước trong nhà ra chưa tới đầu hẻm, Năm Cam đã lãnh luôn một gậy vào lưng! Khổ thân thằng bé, mới 14-15 tuổi, biết gì chuyện tranh bá đồ vương của các bậc đàn anh, nhưng vẫn bị đối phương xem là “ đàn em của Mười Côn Lôn” để nện với mục đích buộc Mười Côn Lôn phải lộ diện ứng chiến.
Tất nhiên Mười Côn Lôn không phải là thằng ngốc!
Diễu võ dương oai suốt cả giờ đồng hồ vẫn không thấy tướng địch xuất hiện, Được-Lót hạ lệnh thu quân.
Mãi đến lúc đó Năm Cam mới lóp ngóp chui lên từ mé ao cạn, vừa vào nhà tắm rửa giặt giũ vừa làu bàu trách “ ông Mười” tại sao không ra mặt để đối phương đừng “ khi dễ”!
Tuy nhiên, cũng qua sự việc trên-Năm Cam cũng rút ra được một bài học: đừng vì hai chữ anh hùng mà húc đầu vào đó! Khi cần, vẫn có thể chịu nhục mà lánh thân, miễn là bảo toàn được tánh mạng, danh tiếng vẫn còn lấy lại như thường!
Đầu năm 1962, mẹ Năm Cam qua đời sau một cơn bạo bệnh.
Năm Cam đã trở thành một kẻ mồ côi cả cha lẫn mẹ, cuộc đời của Năm Cam đã lật sang trang mới, cay đắng và khốc liệt hơn trước nhiều.cx