Một ngôi nhà xanh hai tầng, một gác xép, một khu vườn, một nhà xe và rặng cây ngăn cách nhà hàng xóm. Người ta gọi là ngôi nhà xanh vì những cánh cửa sơn xanh. Ông và Baoman ở đây đã nhiều năm, đã sơn đi sơn lại cửa nhiều lần đến mức tường đá cũng có màu xanh nhạt.
Rặng cây cũng xanh, và những tấm màn cũng xanh.
Một ngôi nhà đẹp, vì một mối tình đã năm mươi năm, từ năm 1941. Mácta và Giuliút Baoman không có con nhưng hạnh phúc. Giulíut nguyên giám đốc ngân hàng, nghỉ hưu và Macta làm bánh nhân anh đàọ Họ nghe đài, đôi khi cũng cùng nhảy một điệu van cũ thành Viên hoặc một bài tăng gô Achentinạ
Trong khu nhà ở ngoại ô Ðenve này, dưới chân những ngọn núi đá, vợ chồng Baoman được nhiều người biết, được ngưỡng mộ. Họ sống thật hạnh phúc nên cũng vui khi thấy học khoác vai nhau cùng nhau đi dạo thanh thản. Giulíut bảy mươi ba tuổi, Macta bảy mươi haị
Macta bước xuống thang, đôi chân còn nhanh nhẹn. Bà vừa bận quần áo để đi dạo chơi và gọi:
- Giulíut, ông xong chưả
- Tôi đã chờ bà rồi đây...
Macta Baoman cất tiếng cười vui, bỗng Giulíut nghe chuyển thành tiếng kêụ Rồi một tiếng ngã lăn, một tiếng kêu nữa và im bặt. Ông vội chạy vào phòng, thấy vợ ông nằm dài trên nền, thở hổn hển, mặt nhăn nhó đau đớn...
- Macta, có việc gì xảy ra thế?
- Tôi ngã từ thang gác... Lạy Chúa, tôi có cảm giác chân tôi bị hất lên... như có người không cho tôi đặt chân xuống đất... Ông Giulíut, tôi đau lắm.
Ông Baoman gọi hàng xóm đến cứụ Ông hơi sợ, Macta chắc chắn bị gãy chân, cong người lại một cách kỳ lạ. Hàng xóm, một đôi vợ chồng trẻ hơn gọi xe cấp cứu và ổn định tinh thần ông già.
- Thôi nào, ông Baoman... một chân gãy thì có sao...
- Họ sẽ đưa bà ấy đi bệnh viện, ông bà không biết chứ. Bà ấy không bao giờ rời tôi... và tuổi ấy mà bị gãy chân...
Bác sỹ thì đỡ lo hơn.
- Một chân gãy, dù ở tuổi bà ấy, cũng giải quyết được thôi, ông Baoman, vợ ông có sức khoẻ.
Thế là ông Baoman đưa bà vợ đi bệnh viện, chiều về buồn bã, cô đơn đến nỗi ông bà hàng xóm thương hạị
- Ông sang nhà tôi ăn tối với chúng tôi... đỡ cô đơn.
- Bà ấy phải nằm lại bệnh viện mười lăm ngày...
- Ông cứ ăn bên chúng tôi trong mười lăm ngàỵ
Giulíut Baoman biết ơn, nhận lờị Và tám ngày tiếp đó cứ đúng bảy giờ, ông sang ăn tốị
Ngày thứ chín, ông sang chậm; bà hàng xóm lo ngại mất nửa tiếng.
- Ðể tôi sang xem ông ấy đang làm gì.
Chồng bà nhún vaị
- Ông ấy ở bệnh viện về chậm, hoặc đang ngủ...
- Ông ấy không hay chậm giờ. Tôi sang xem.
Bà choàng chiếc áo mưa, thắt khăn quàng cổ và đi ra trong gió lạnh mùa thụ Ði qua bãi cỏ cách nhà bà với nhà Baoman, bà hơi run rẩỵ
Không có ánh đèn, cửa đóng. Bà đứng dưới mái cổng nhìn vào nhà xe, thấy có xe, như vậy là Giulíut có ở nhà... Trong khu này người ta không đi bộ ra ngoài, nhất là buổi tốị Thành phố và hàng quán ở cách đó hơn sáu cây số. Một số quán hiếm hoi thì giờ này đã đóng cửạ Bà bấm chuông không có trả lời, ngẩng đầu lên nhìn cửa sổ tầng hai... Hình như một tấm màn lau động, nhưng đây là do được chiếu sáng; một chiếc xe vừa chạy qua hắt một luồng ánh sáng vào ngôi nhà rộng.
Bà hàng xóm đánh trống ngực, không biết vì saọ Ngôi nhà thường ngày dễ mến, êm dịu với mọi màu xanh, tối nay giống như một ngôi nhà có mạ Trống trải, sầu thảm, hung gở. Bà đi một vòng nhìn xem các cửa sổ khác. Tất cả đều đóng kín, chỉ những cánh bên ngoài không khép. Cửa ra vào bếp và phòng khách gần khu vườn cũng vậỵ Tất cả đều đóng.
Một chiếc xe khác đi qua, chiếu sáng vào cửa sổ. Bà lợi dụng ánh đèn xe ngó vào khe hở ở phòng khách.
Một tiếng kêu sợ hãi mắc trong họng.
Bà đã thấy ông Baoman nằm dài trên sàn, bất động, trong tư thế trông thật đáng sợ... Bà chạy, chạy dưới trời mưa bụi nhớp nháp. Bà có cảm giác ông Baoman đã chết. Bà biết vậỵ Một thứ linh tính...