Toi khong mướn ông vào đọc, coi lại xem ai rảnh ,ngu vkl
Vốn là hàng xóm lâu năm lại có họ hàng với nhà bà Oanh nên ngoài những tình tiết sự việcxảy ra hôm 4-7, chị Mai Anh còn cung cấp cho PV khá nhiều những câu chuyện liên quan đếncuộc sống bất bình thường của hung thủ TrầnHữu Trường. Theo chị Mai Anh, Trường vốn bị tâm thần phân liệt từ năm 11 tuổi và được gia đình đưa đến bệnh viện tâm thần Hải Phòng điều trị đến 5 lần. Tuy nhiên bệnh tình của Trường chẳng hề thuyên giảm mà ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Đã thế, vốn thương con nên cứ mỗi lần nhìn thấy cậu quý tử rúm ró trước những mũi tiêm là bà Oanh lại không chịu được nên lại cho Trường về nhà chứ nhất định không cho ở lại viện điều trị. “Bà Oanh đi xem bói thấy bảo Trường bị “ma nhập” chứ không phải tầm thần nên bà ấy không tin bệnh viện nữa, quyếtđịnh cho Trường ở nhà rồi tìm thầy “đuổi ma” cho cậu ấy”, chị Mai Anh đưa mắt nhìn về phía nhà bà Oanh rồi sợ hãi cho biết.
“Trước hôm án mạng xảy ra vài hôm, vào một hôm trời mưa rất to, tự nhiên Trường một mình ra ngồi ở góc khán đài sân vận động trước cửa nhà rồi cứ tự lấy tay bóp cổ mình. Ai ra nói gì cũng không nghe, khuyên nhủ cũng không về rồi tự nhận mình là một người mà không ai biết cả. Bà Oanh thấy thế cho rằng con trai mình đã bị “ma nhập” và đang hiện hình về nên hôm mùng 1-6 âm lịch (1-7 dương lịch) đã quyết định mời thầy cúng về lập đàn, mua rất nhiều lễ vật về cúng bái mongđuổi con ma đó đi. Tuy nhiên, chỉ 3 ngày sau bà Oanh bị chính Trường giết chết”, chị Mai Anh chẹp miệng thương cảm.
Đã thế bà Oanh luôn miệng đi kể với mọi người rằng Trường bị “ma nhập” và con ma này đã theo Trường được 4 năm vì nó rất hợp với Trường. Được biết mỗi lần lên cơn Trường thường có biểu hiện rất lạ, ban ngày mời ăn cơm không bao giờ ăn, chỉ chống đũa nhìn hết người này đến người khác rồi đêm về mới lôi đồ trong tủ lạnh ra ăn bằng hết không thừamột cái gì. “Bình thường nó rất ngoan, bảo gì nghe nấy, chỉ lúc lên cơn là tỏ ra hung hãn, đã có vài lần nó đánh bà Oanh rồi”, chị Mai Anh cho biết thêm.
Lần gần đây nhất, Trường được gia đình cho nhập viện điều trị vào ngày 31-1-2010, đến ngày 24-2-2010 thì ra viện về nhà điều trị. Về sự việc xảy ra hôm 4-7, chị Mai Anh cho chúng tôi biết thêm, khi lôi Trường từ nhà vệ sinh ra, gương mặt Trường hết sức bình thản như chẳng có chuyện gì xảy ra. Lúc được hỏi tại sao lại giết bà Oanh, Trường chỉ nói đúng 3 lầncâu: “Trâm Anh giết!” rồi chẳng nói thêm câu nào cho đến khi bị CA dẫn giải ra xe. “Tất cả chúng tôi đều chẳng biết Trâm Anh là ai, chẳng hiểu tại sao Trường lại nói tên người đóở đây”, chị Mai Anh rùng mình nhớ lại.
Chế tài nào với người tâm thần phạm tội?
Theo một nguồn tin khác, được biết sáng 4-7, bà Oanh nghỉ bán hàng để đi khám bệnh. Vào khoảng 6h45’ ngày hôm đó, bạn thân của bà Oanh là bà Nguyễn Thị Hoa (sinh 1962, trú tại 2/47 Mê Linh, Lê Chân) đang ở nhà thì bà Oanhđiện thoại tới “cầu cứu” vì Trường lại lên cơn điên.
Trong điện thoại, bà Oanh có nói rằng Trường đang có biểu hiện rất lạ như đứng chắn ti vi vàchắp tay trước bàn thờ… Khoảng hơn 15 phút sau, bà Hoa điện thoại lại vào máy điện thoại diđộng của bà Oanh thì không thấy nghe máy… Đến khoảng 7 giờ cùng ngày mọi người phát hiện bà Oanh đã bị Trường sát hại.
Chị Trần Thị Hằng, sinh 1981 (chị gái của Trường), cho biết: Từ nhiều năm nay, căn bệnhcủa Trường khiến cả gia đình lo lắng. Chữa trị mãi tại Bệnh viện tâm thần Hải Phòng nhưng không khỏi, thương cậu con trai út độc nhất trong gia đình, bà Oanh thường đi lễ bái khắp nơi mong con mình hết bệnh. Theo lời chị Hằng, hàng ngày Trường vẫn phụ mẹ bán bún ngan buổi sáng ở khu vực đầu ngã Sáu mới. Trước khi án mạng xảy ra trong căn nhà đó chỉ có 2 mẹ con Trường sống với nhau, kinh tếkhông dư dật gì nhưng hai mẹ con rất đùm bọc thương yêu nhau.
Theo Luật tố tụng hình sự quy định: Cơ quan luật pháp (Công an, Tòa án, Viện Kiểm sát) ra quyết định điều trị bắt buộc với bệnh nhân tâm thần can án nhưng không đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự, có hành vi gây nguy hiểm cho bản thân và xã hội. Những bệnh nhân này phải được giám định pháp y tâm thần xác định bệnh.
Trong nhiều trường hợp, khi giám định pháp ychứng minh người phạm tội chỉ bị bệnh tâm thần nhẹ có khả năng chịu trách nhiệm hình sự, sẽ được áp dụng biện pháp bắt buộc đi chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh người gây án cóthể phải chịu trách nhiệm hình sự.
Hiện CA quận Ngô Quyền đang tiếp tục điều tralàm rõ vụ án. Vụ án lại thêm bài học cho thấy cần quản lý chặt chẽ những người có tiền sử về bệnh tâm thần.